Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Cho trẻ ngồi trên sàn nhà, trong số các món đồ chơi đã chuẩn bị sẵn, mẹ lấy ra một món mà trẻ ít chơi, mẹ sẽ phát hiện rằng trẻ mất một lát để nghiên cứu món đồ chơi đó.
2
Đợi đến khi trẻ không thích món đồ chơi đó nữa, mẹ có thể đổi cho trẻ chơi món đồ chơi khác, quan sát phản ứng của trẻ, mẹ sẽ phát hiện thấy: Trẻ có thể sẽ dùng hai tay nắm lấy hai món đồ chơi, cũng có thể sẽ bỏ món đồ chơi thứ nhất xuống, chuyên tâm chơi món đồ chơi thứ hai.
Lần lượt đưa cho trẻ món đồ chơi thứ ba, thứ tư, thứ năm (tốt nhất là đưa cho trẻ món đồ chơi mà trẻ thích và chưa từng chơi bao giờ, đồng thời quan sát phản ứng của trẻ. Trẻ có thể sẽ suy nghĩ, hoặc tìm cách làm thế nào để cầm món đồ chơi mà mình yêu thích trong tay.
4
Đợi trẻ chơi thấm mệt, mẹ phải hướng dẫn trẻ thu dọn đồ chơi. Lúc này mẹ phải đưa cho trẻ một cái hộp nhựa, nhặt từng món đồ chơi cho vào trong hộp, dạy cho trẻ sau khi chơi xong phải thu dọn lại.
5
Đưa cho trẻ một món đồ chơi, cho trẻ cầm món đồ chơi đó đặt vào trong hộp. Nếu trẻ không phối hợp, mẹ phải lần lượt làm mẫu đặt đồ chơi vào trong hộp cho trẻ xem. Sau đó lại lấy một món đồ chơi đưa cho trẻ, kêu trẻ làm lại động tác mẹ vừa làm, cho đến khi nào trẻ tự biết chủ động đặt đồ chơi vào trong hộp.
6
Không nên kỳ vọng quá khi bắt đầu trẻ đã tuân theo lời hướng dẫn đặt tất cả đồ chơi vào trong hộp, có thể trẻ sẽ chỉ tự nguyện thu dọn một đến hai món đồ chơi mà trẻ chọn, hoặc là đặt đồ chơi vào chỗ khác.
7
Tuyệt đối không nên xem thường khâu thu dọn đồ chơi này, mẹ phải biến việc dọn dẹp đồ chơi thành trò chơi cho trẻ chơi cùng, cho trẻ trái nghiệm được cảm giác vui vẻ khi thu dọn đồ đạc của chính mình, đồng thời còn có thể cho trẻ học tập cách tự chăm sóc bản thân, có thể thúc đẩy tính tự lập ở trẻ. Tuy nhiên đây chỉ là một khâu đơn giản, nhưng khi trẻ có biểu hiện tốt với những sự vật đơn giản và được khen trẻ sẽ càng tự tin hơn vào khả năng tự đưa ra quyết định, đây là nhân tố quan trọng của độc lập.
Lưu ý / Ghi chú
Mẹ phải lưu ý trẻ có thể nắm chắc được đồ chơi, đồ chơi không nên quá nặng, để tránh khi trẻ buông lỏng tay, đồ chơi rơi vào chân trẻ.
Món đồ chơi thú vị nhất định phải đưa cho trẻ sau cùng, như vậy sẽ càng thu hút trẻ tiếp tục chơi trò chơi.
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Sản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Mộc Tâm Phương
Địa chỉ: 92 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội Email:
mamibabi.tuvan@gmail.com
Hotline/Zalo/Viber:
0908 303 699 Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Phạm Ngọc Thắng (CEO)
Mở app Mamibabi mỗi ngày, làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY
Không cần làm hết, chỉ cần chọn các hoạt động ưa thích
15 - 30 phút/ngày, không cố định thời gian
Thai giáo là gì?
Thai giáo được hiểu đơn giản là các hoạt động giúp thai nhi phát triển vượt trội cả về thể chất và
trí tuệ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mamibabi cung cấp các bài tập thai giáo được tối ưu theo
từng ngày mang thai, giúp mẹ thai giáo hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
Để thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app và làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY, rất đơn giản và
tiết kiệm thời gian.
Lợi ích kỳ diệu
Cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu, hạn chế ốm nghén
Giúp mẹ quản lý cảm xúc khi mang thai, tránh gây hại cho bé
Con ra đời khỏe mạnh, dễ nuôi, ít quấy khóc, ốm vặt
Con thông minh hơn, EQ, IQ vượt trội so với bạn đồng trang lứa
Kích hoạt khả năng ngôn ngữ, biết nói sớm, học ngoại ngữ tốt hơn