Gợi ý 30 chủ đề, bao gồm 15 chủ đề cơ bản và 15 chủ đề nâng cao, để chúng ta có thể nói với con hàng ngày, từ đó giúp con phát triển ngôn ngữ và nhận thức tốt hơn.
Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Bố mẹ hãy lựa chọn các chủ đề gợi ý dưới đây để trò chuyện cùng bé mỗi ngày nhé. Đây là các chủ đề có thể áp dụng trong tất cả các giai đoạn học nói từ 0 - 6 tuổi, miễn là các bé cảm thấy hào hứng và có thể tiếp thu được.
2
Khi nói chuyện với con về các chủ đề, mẹ hãy lưu ý 3 điều
Đầu tiên là nguyên tắc “từ gần tới xa”, tức là nên nói với con về những điều gần gũi trước, sau đó mới đến những điều xa lạ hơn. Ví dụ: nếu nói về người thì đầu tiên sẽ nói với con về bố mẹ, rồi ông bà, sau đó mới nói tới cô giáo, bác hàng xóm hoặc là bạn A, bạn B. Nếu nói về xe cộ thì nói những thứ gần nhất có trong nhà như là xe đạp, xe máy, ô tô, sau đó mới nói về các loại xe xa lạ hơn như là xe cứu hỏa, xe xích lô…
Lưu ý thứ 2 là nói về chủ đề con thích. Tùy theo từng độ tuổi mà chủ đề nói chuyện sẽ khác nhau, các bé càng lớn thì càng nói được những chủ đề rộng hơn và những thứ trừu tượng hơn. Mẹ hãy để ý xem con thích nói về chủ đề gì, thì chúng ta có thể nói về chủ đề đó nhiều hơn để tạo sự hứng thú cho con.
4
Lưu ý thứ 3 là đối thoại 2 chiều. Khi nói chuyện với con, các mẹ hãy cố gắng tạo ra đối thoại 2 chiều, tức là mẹ nói rồi con nói, rồi lại mẹ nói, thay vì chỉ một mình mẹ nói tất cả. Với những bé chưa nói được thì các bé sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể như là chỉ tay, biểu cảm gương mặt, hoặc nói ê ê a a để phản hồi mẹ, mẹ hãy coi đó như một lời nói và đáp lại con một cách vui vẻ nhé.
5
Và dưới đây là 15 chủ đề cơ bản mẹ có thể tham khảo để trò chuyện với con mỗi ngày
Chủ đề đầu tiên là gia đình: Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị thường là những từ bé biết đầu tiên, thực ra bạn không cần dạy, chỉ cần giao tiếp với con hàng ngày thì bé sẽ nghe được và tới một lúc nào đó sẽ tự nói ra được những từ bố mẹ ông bà anh chị. Ví dụ: con đưa quả bóng cho bố nào, bà sẽ đưa con đi chơi nhé.
6
Chủ đề thứ 2 là người quen của gia đình như là họ hàng, hàng xóm. Bạn có thể nói với bé là: cô Lan cho con cái kẹo à, cô Lan mua cho con kẹo dâu tây ngon quá nhỉ.
7
Chủ đề thứ 3 là người lạ như cô bán hàng, chú bảo vệ, một người bạn của bố mẹ, tức là những người mà bé mới gặp lần đầu, chưa từng quen trước đó. Bạn có thể nói với bé là: cô bán táo cho mẹ con mình đấy, cô có nhiều quả táo con nhỉ, cô bán táo khen con xinh à…
8
Chủ đề thứ 4 là các bộ phận trên cơ thể con. Ví dụ cách nói là: mẹ rửa chân cho con nhé, chân để làm gì con nhỉ, chân để đi, để đứng, để chạy, chân của con nhỏ xíu, còn chân mẹ to hơn.
9
Chủ đề thứ 5 là đồ dùng của con như là bỉm sữa, áo quần, đồ chơi... Ví dụ cách nói là: con lấy giúp mẹ cái bỉm nhé, bỉm để mặc vào mông xinh của con, bỉm cũ bẩn rồi mình vứt đi nhé.
10
Chủ đề thứ 6 là đồ dùng gia đình. Ví dụ cách nói là: bàn bẩn rồi, mẹ con mình cùng lau bàn nhé, đi lấy khăn lau bàn thôi.
11
Chủ đề thứ 7 là hoạt động thường ngày như là rửa tay, ăn uống, nấu nướng… tất cả đều có thể biến thành những cuộc trò chuyện. Ví dụ, bạn có thể nói với bé là mẹ con mình nhặt rau nào, đây là cái rổ, mình cho lá rau vào đây nhé, còn phần rễ này mình bỏ đi…
12
Chủ đề thứ 8 là đồ ăn. Ví dụ cách nói là: Con muốn ăn quả cam không, mẹ bóc cam cho con nhé, quả cam có nhiều múi cam ở trong con nhìn xem này.
13
Chủ đề thứ 9 là động vật. Với chủ đề này thì bạn có thể chia nhỏ ra nhé.
Đầu tiên là vật nuôi trong nhà, tức là nói chuyện về những con vật gần gũi với bé nhất. Ví dụ: nếu nhà bạn nuôi cá, bạn có thể nói với con là con nhìn bạn cá bơi trong bể nước này, bạn í tên là cá vàng, bạn cá bơi lên cao này.
Sau khi nói chuyện với bé về vật nuôi trong nhà thì bạn có thể nói với bé về các loại gia súc, gia cầm thường có ở nông trại mà bé có thể nhìn thấy như là gà vịt ngan ngỗng trâu bò.
Ngoài ra còn có động vật hoang dã bé có thể nhìn thấy ở vườn bách thú hoặc trong sách truyện, rồi cả động vật dưới nước, động vật trên cạn, các loài côn trùng, thậm chí cả khủng long nữa, nhiều bé trai rất là thích khủng long. Ngoài việc nói chuyện với con thì chúng ta cũng nên tạo điều kiện cho con được nhìn thấy tận mắt một số con vật gần gũi.
14
Chủ đề thứ 10 là các loại xe, chúng ta nên trò chuyện với con về các loại phương tiện gần gũi mà con hay nhìn thấy nhất như xe đạp, xe máy, ô tô, sau đó mới nói về xe xích lô, xe buýt hay xe cứu hỏa. Ví dụ: oa xe buýt to quá, xe buýt màu đỏ con kìa, có nhiều người ngồi trên xe buýt quá nhỉ.
15
Chủ đề thứ 11 là hình khối. Ví dụ cách nói là: con đưa cho mẹ cái đĩa hình tròn nào, mẹ vẽ hình tròn cho con nhé
16
Chủ đề thứ 12 là màu sắc. Ví dụ cách nói là: Mẹ cho con một bông hoa màu vàng này, cái bình hoa này cũng màu vàng con này, cái nơ của con cũng có màu vàng nhỉ. Bạn đừng hy vọng là nói một lần là bé sẽ nhớ được luôn nhé, cần phải tiếp xúc với một màu nào đó nhiều lần thì bé mới nhớ được.
17
Chủ đề thứ 13 là thời tiết. Với chủ đề này bạn có thể tạo cho bé một thói quen rất hay, đó là mỗi sáng mở cửa sổ và cùng con ngắm nhìn bầu trời một chút, xem hôm nay nắng hay mưa, nói chuyện với con về thời tiết và cùng chọn quần áo cho phù hợp. Việc này sẽ giúp tạo cho con thói quen tốt khi lớn hơn, đó là biết nhìn thời tiết để chọn quần áo, và biết rằng nếu trời mưa thì nên mặc áo mưa hoặc mang theo ô.
Đặc biệt bạn cũng nên cho con được tiếp xúc với thiên nhiên một cách gần gũi. Ví dụ: cho con được chạm tay vào mưa, hoặc là dẫm chân vào vũng nước mưa một chút, hoặc là cảm nhận gió thổi, hay là khi trời nắng thì chỉ cho con thấy cái bóng của mình in trên đường, đó đều là những trải nghiệm thú vị, và dĩ nhiên, bạn cần luôn đảm bảo sức khỏe cho bé nhé.
18
Chủ đề thứ 14 là đi chơi. Khi đi chơi, bạn có thể nói với con về những thứ con nhìn thấy, và khi về nhà, bạn có thể nói lại một lần nữa để giúp bé nhớ lại những gì mình đã thấy, đã làm, đã chơi.
19
Chủ đề thứ 15 là sách truyện. Đây là cơ hội tốt để chúng ta cùng con nói chuyện và giúp con có thêm nhiều kiến thức, phát triển trí tưởng tượng, khả năng ngôn ngữ và hình thành niềm yêu thích việc đọc sách. Bạn đọc sách cho con xong có thể cùng con xem lại các bức tranh, miêu tả, kể lại theo cách của bạn, hoặc để con kể cho bạn nghe.
20
Trên đây là 15 chủ đề cơ bản mà bạn có thể trò chuyện với bé mỗi ngày trong giai đoạn tập nói. Ngoài các chủ đề cơ bản đó ra còn một số chủ đề nâng cao, bạn có thể dùng cho các bé lớn hơn, nếu bạn thấy rằng bé có thể đón nhận và tương tác với bạn.
21
Dưới đây là 15 chủ đề nâng cao:
1. Chủ đề sở thích của con, để bé nói ra những điều mình thích như thích ăn món gì, thích đồ chơi gì
2. Chủ đề cảm xúc như tức giận, vui vẻ, hồi hộp
3. Chủ đề các nghề nghiệp như bác sĩ, bộ đội, giáo viên
4. Chủ đề các loại đồ dùng học tập như sách vở, bút viết
5. Chủ đề trường học như bạn bè, thầy cô
6. Chủ đề các buổi trong ngày như buổi sáng, buổi trưa, buổi tối
7. Chủ đề các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật, ví dụ thứ 2 thì đi học còn chủ nhật sẽ về quê
8. Chủ đề các ngày đặc biệt như ngày lễ tết, ngày sinh nhật, ngày phụ nữ, ngày nhà giáo
9. Chủ đề các bộ phim con đã xem
10. Chủ đề lá cờ của các nước
11. Chủ đề các con số và chữ viết
12. Chủ đề các môn thể thao như đá bóng, nhảy dây
13. Chủ đề các môn nghệ thuật như hội họa, âm nhạc
14. Chủ đề thiên nhiên như sông suối, hoa lá, khu rừng
15. Chủ đề địa điểm – địa lý như công viên, bảo tàng, triển lãm, khu du lịch, di tích lịch sử… tốt nhất là nên nói tới những nơi con đã từng đến.
22
Trên đây là 30 chủ đề để bạn có thể nói chuyện với con mỗi ngày. Nguyên tắc dạy con giao tiếp tốt nhất là dành nhiều thời gian cho con và quan sát xem con thực sự hứng thú với điều gì và chúng ta có thể nói về điều ấy. Mong rằng với những chia sẻ của Mamibabi, bạn và bé sẽ có nhiều những cuộc trò chuyện vui vẻ mỗi ngày.
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
Sản phẩm của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Mộc Tâm Phương
Địa chỉ: 19 Đông Tác, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội Email:
mamibabi.tuvan@gmail.com
Hotline/Zalo/Viber: 0908 303 699 Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Phạm Ngọc Thắng (CEO)
Thai giáo được hiểu đơn giản là các hoạt động giúp thai nhi phát triển vượt trội cả về thể chất và trí tuệ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mamibabi cung cấp các bài tập thai giáo được tối ưu theo từng ngày mang thai, giúp mẹ thai giáo hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.
Để thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app và làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY, rất đơn giản và tiết kiệm thời gian.
Lợi ích kỳ diệu
Cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu, hạn chế ốm nghén
Giúp mẹ quản lý cảm xúc khi mang thai, tránh gây hại cho bé
Con ra đời khỏe mạnh, dễ nuôi, ít quấy khóc, ốm vặt
Con thông minh hơn, EQ, IQ vượt trội so với bạn đồng trang lứa
Kích hoạt khả năng ngôn ngữ, biết nói sớm, học ngoại ngữ tốt hơn
Tạo sợi dây liên kết giữa bố mẹ và thai nhi
Bắt đầu như thế nào?
Mở app Mamibabi mỗi ngày, làm theo mục THAI GIÁO HÔM NAY
Không cần làm hết, chỉ cần chọn các hoạt động ưa thích