Mamibabi Tư vấn
CON KHÔNG CHỊU ĂN, KHÓ NGỦ

COLIC - Trào ngược sơ sinh - nôn trớ thành vòi và sự bí ẩn của những cơn quấy khóc không kiểm soát….

”Mặc dù có quá nhiều nghiên cứu về Colic nhưng các ngài khoa học vẫn không thể đưa ra một kết luận quyết đoán, đặt tên hiện tượng bệnh lí hay có hướng điều trị quyết đoán về tình trạng đau tim và điếc tai này.

Thông thường mọi người thường nghĩ đến Colic khi các em bé sơ sinh khóc hàng tiếng đồng hồ mà không ai dỗ nổi, quấy khóc liên tục trong một vài tháng đầu đời. Về mặt số má mà nói, cứ 5 bé sơ sinh thì có 1 đồng chí trúng giải Colic này, kể cả ăn sữa mẹ hay sữa công thức, một khi đã bị thì chạy đâu cho thoát, hihi.

Tôi (Tizzie Hall), tin tuyệt đối rằng nếu bạn cho bé ăn ngủ theo một chu kì sinh họat ổn định và phù hợp thì chỉ 24h sau, việc quấy khóc sẽ giảm đáng kể.

Các bậc cha mẹ liên hệ với tôi, cầu cứu vì những em bé “bị colic” thường mô tả là con em gào thét và quấy khóc hàng tiếng đồng hồ, thường là vào chiều tối. Họ cũng thường mô tả con em uốn éo, vặn vẹo, trào sữa ra miệng, co chân vào bụng như thể bị ngứa khắp người và đau đớn - khó chịu - giận hờn với cả thế giới. Và tôi cũng sẽ trả lời với các bạn như cách tôi đã giải thích với các phụ huynh này: con bị như vậy phần lớn là do cách cho ăn và cách cha mẹ ợ hơi giải thoát khí trong bụng cho con. Để tôi giải thích kĩ hơn một chút đoạn này nhé, bạn sẽ cần một chút trí tưởng tượng, ok!

Giờ nhắm mắt chia dạ dày boss thành 6 phần, ok. Bây giờ giả sử con tỉnh dậy sau giấc ngủ dài nhất của đêm, cứ cho là từ 1h-6h sáng đi. Và tại thời điểm 6h sáng, con được ăn bữa ăn đầu tiên của ngày. Và cha mẹ ợ hơi qua loa đôi phút, nghe thấy 2-3 tiếng ợ hơi to và ngừng lại. Nhưng đời không như mơ, những bóng hơi nhỏ nơi đầu bữa ăn và cuối thực quản chưa được thoát ra. Enzyme tiêu hóa phản ứng với thức ăn của quá trình tiêu hóa lại tiếp tục tạo ra hơi nữa. Thế là lúc này trong bụng có khoảng 1/6 là hơi và 5/6 là sữa. Con vẫn cười nói vui tươi, ok fine! Đến bữa ăn tiếp theo, giữ nguyên kịch bản, chỉ có lúc này là bụng có 2/6 khí và phần còn lại là sữa.

Và mọi thứ lại diễn ra tương tự cho đến bữa thứ 6 của ngày, cũng ứng với lúc chập choạng tối và màn đêm dần buông….
Trước thềm bữa ăn số 6, lúc này con đã rất đói nhưng bụng thì có đến 1 rổ gas có khi chiếm đến 5/6 thể tích. Lúc này tình huống thường là như sau: Não thì bảo: "đói lắm rồi ông ơi, tẩn thôi". Dạ dày thì lục bục gầm rú: “Bụng có 6 phần thì 5 phần khí, đau pỏ mẹ ra, ăn vào nữa thì chứa vào đâu????. Vầng, đây là lúc mà mẹ toát mồ hôi hột với đứa con đang ngoạc mồm lên khóc, cố cho ti vào miệng mà sữa cứ chảy ra được một tí là con lại nhè núm và chỉ gào và gào và tiếp tục gào mà không thể nào ăn thêm. Bụng làm gì còn chỗ, toàn gas mà. Thế nên, việc gào khóc lúc này do 2 nguyên nhân: ĐÓI và do HƠI/KHI GAS tích lũy của cả 1 ngày trời.

Viễn cảnh này hoàn toàn có thể thay đổi nếu ngay từ bữa ăn đầu ngày con được ợ hơi thật là kĩ, và ợ hơi liên tục dù đã ăn xong từ tám đời rồi. Thậm chí, một số trường hợp cực đoan nôn vòi rồng hay quấy khóc khủng bố thì ở MỖI BỮA ĂN các con cần được ợ hơi sau mỗi 30ml hay 3 phút bú ti mẹ. Nghĩa là con ăn tầm 30-50ml mẹ ngừng, cho bé ợ hơi rồi mói cho ăn tiếp. Một số bé có thể cáu một chút khi đang ăn ngon bị ngừng để ợ hơi, nhưng bạn thân mến, vào lời càu nhàu lúc này còn hơn vài tiếng nghe con gào buổi tối. Một số gia đình than phiền là rút ra ợ hơi không mời con ăn lại được, đó là bởi vì bạn không cho việc này thành một thói quen, khi bữa ăn con được quen ợ hơi nhiều lần, và nếu còn đói, con sẽ ăn. Hãy cho con cơ hội tìm hiểu và làm quen với thói quen ăn như vậy, nhé.

Tôi (Tizzie Hall) khuyên các bậc cha mẹ không nên cho ăn tiếp nếu chưa ợ lên được hơi cũ, hoặc cho phép con ăn lâu hơn một chút để tăng thêm thời gian ợ hơi cho bé giữa và sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy việc quấy khóc thì đồng nghĩa với việc ợ hơi vẫn chưa hiệu quả và cha mẹ cần ợ hơi kĩ hơn.

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến giai đoạn cáu gắt kinh hoàng này mà tôi ghi nhận được là do trẻ được ăn theo chế độ tùy tiện, ăn vặt. Việc ăn vặt, ăn liên tục có thể dẫn đến việc sữa tiếp tục được đổ về hệ tiêu hóa trong khi cơ thể chưa có thời gian để tiêu hóa cái cũ đang nằm sẵn trong dạ dày. Sữa đè sữa - hơi đè hơi, chồng chất lên nhau mà không có thời gian để tiêu hóa triệt để. Lúc này tôi lại nhắc đi nhắc lại: em bé, dù là sơ sinh, cũng cần có một chu kì sinh hoạt hợp lí và phù hợp. Không tùy tiện được đâu.”

(Nếu Colic trường kì, dù ợ hơi hết cả thanh xuân, cha mẹ có thể tìm hiểu ColicCalm. Kể cả có dùng các sản phẩm hỗ trợ, nếu không ợ hơi tốt và hiệu quả, và có chu kì sinh hoạt ổn định thì Colic cũng không thể đỡ được đâu)

--------------------------

NẤC

Nấc xảy ra cực kì thường xuyên ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là sau bữa ăn và sau khi được ợ hơi và tôi (Tizzie Hall) coi đó là tín hiệu con đã no. Khác với người lớn, nấc cụt không làm phiền bé sơ sinh, nếu giờ ngủ đến mà con vẫn nấc, bạn vẫn có thể đặt con xuống để ngủ như bình thường.

--------------------------

TRÀO/TRỚ MỘT ÍT SỮA

Khi ợ hơi, trẻ có thể trớ lên một chút sữa (posseting). Điều này thường xảy ra với các bé có quá nhiều hơi và việc ợ hơi giữa bữa vẫn chưa hiệu quả, lượng khí dồn lại thành bong bóng to và đẩy lên quá nhanh nên đẩy theo cả một chút sữa nằm phía trên. Đôi khi, bóng khí có thể to và đẩy nhanh mạnh đến nỗi nó gây ra nôn thành vòi. Trong các trường hợp này, việc trớ có thể giảm đáng kể nếu cha mẹ Ợ HƠI THẬT KĨ cho con: đủ lâu và đúng kĩ thuật.

Việc trớ sữa nhìn thì có vẻ như là rất nhiều, đôi khi cha mẹ cứ tưởng rằng trớ hết cả bữa ra ngoài, nhưng trên thực tế thì cũng không phải tất cả đã là sữa và cũng không nhiều như bạn nghĩ. Nếu việc trớ vòi rồng này xảy ra không thường xuyên và con vẫn tang cân tốt thì cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Đây là hiện tượng thường gặp ở các bé có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện như người lớn.

Nếu trớ liên tục và con không tăng cân, có thể con bị trào ngược thực quản và cần được thăm khám bác sỹ để có liệu trình điều trị kịp thời.”
Đến đây, Mị lại nhớ đến chị Mi Thùy Mị, người chị mà ngày vui có thể trớ 8 lần, ngày u ám có thể trớ 12 lần. Mỗi lần một tí tẹo thôi. Chị Mi cũng được ăn theo chu kì sinh hoạt từ bé, tuy ăn không khủng như Mị, nôn nhiều hơn Mị nhưng tháng đầu chị Mi tang sương sương 1.9kg, tháng thứ 2 chị Mi tang 1.3kg nên mẹ chị Mi cũng không mấy quan ngại về vấn đề trớ cho lắm. Mẹ chị Mi chỉ than thở mỏi tay giặt ga cũi, quấn và quần áo của cả nhà mà thôi. Đến tháng thứ 4 chị Mi ngừng nôn luôn, thế mới đểu chứ. Và chị Mi cũng ăn tầm 330ml/lần mà không nôn chớ gì nữa khi chị ở tuần 20 hô hô.

TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN

Riêng về trào ngược thực quản, tài liệu trên cõi mạng cũng đã nhiều nên Mị không đi sâu xa vào các khái niệm y khoa nữa, gõ mỏi tay lắm. Mị chỉ tóm tắt lại một vài điểm chính thôi các người anh em giang hồ nghen.
Đại khái là cái van thực quản của người an hem trào ngược này vận hành hơi kém một tí, do hệ điều hành đời hơi cũ và lởm. Nên người an hem ăn ít mà trớ nhiều, trớ vòi rồng. Thậm chí có người anh em trào ngược âm, tức là không trớ, nhưng thành thực quản bị tổn thương do acid dạ dày khi thức ăn trào lên thực quản (nhưng không trồi ra khỏi miệng), có thể gây “sẹo/scarring” ở thực quản – phần nối giữa họng và dạ dày. Những người anh em này, tuy không nôn trớ nhiều nhưng vẫn bị trào ngược mà không ai biết, huhu, và thường thấy là rất không thích nuốt/khó nuốt.

Đấy, những người anh em này mới đáng thương nè, cứ tưởng nôn là đã kinh, không nôn có khi còn sợ hơn ấy nhỉ, công nhận không?

GIANG HỒ CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP NGƯỜI ANH EM TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN?

Theo cô Tizzie Hall thì giang hồ có thể áp dụng những điểm chủ yếu sau đây:

1. Ăn ở vị trí dốc cao, thẳng lưng. Những người anh em này cần 3 cái gối thay vì 1 cái để tựa lưng vào khi ăn như 500 anh em giang hồ khác.

2. Ợ hơi đầu bữa, 30ml lại ợ, cuối bữa ợ thật kĩ. Với những người anh em được sinh hoạt có chu kì, đừng lo đói, chỉ đôi ba lần là con sẽ hiểu chu kì và ăn đến khi no.

3. Khi thay bỉm, thay vì kéo chân lên, hay xoay nghiêng. Đặc biệt, trẻ con không cần mặc quần cho đến 18 tháng. Nhiều trẻ gặp sự khó chịu trong giấc ngủ do mặc trang phục 2 mảnh và chính cái cạp quần làm bé khó chịu mà ăn không ngon, ngủ không yên. Hãy mặc bộ một mảnh thôi, mẫu thân nhé.

4. Nếu đã trên 8 tuần tuổi, cố gắng không cho ăn quá dày. Lý tường là 4h ăn 1 lần. Ăn nhiều nôn nhiều, ăn ít thì nôn ít. Nôn càng ít thì thực quản càng đỡ tổn thương và dó đó có cơ hội hồi phục trước khi bữa ăn tiếp đến lại ập vào mặt người anh em trào ngược. ok!

5. Người anh em có thể dùng thuốc trào ngược, nếu có chỉ định của thầy thuốc.

--------------------------

NHỮNG TRƯỜNG HỢP HỘI CHUẨN NHẦM VỀ TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN

Mọi người hay tùy tiện đặt tên và sử dụng lẫn lộn cho hiện tượng trào ngược thực quản, witch-hour và Colic để mô tả việc một em bé sơ sinh gào khóc hàng tiếng mỗi lần, thông thường vào đầu giời tối.

Đầu tiên, để Mị lói cho mà nghe, rằng thì là trào ngược xảy ra ở hầu hết các bé sơ sinh, đến 90% luôn, và còn xảy ra ở cả người lơn ấy. Bố Mị mà đi uống bia về thì ị vang nhà, mẹ Mị mà ăn phải con tinh trùng vào và mang bầu, thì trào ngược nôn nguyên 4 tháng sau đó luôn, ok!

Trào ngược là việc thức ăn và các dịch dạ dày khác trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây ợ nóng và đương nhiên làm trẻ con chúng mình khó chịu và với những chiến sỹ chưa biết nói thành lời thì chúng mình chỉ biểu hiện thái độ qua việc khóc mà thôi. Trào ngược có thể bắt nguồn từ 1 tỉ nguyên nhân: dị ứng sữa bò, dị ứng sữa bò thứ cấp (con uống sữa mẹ và bị dị ứng khi mẹ uống sữa bò), hay các hình thức nhạy cảm tiêu hóa khác và cần được điều trị kiên trì. Nhưng theo quan điểm và kinh nghiệm của tôi (Tizzie Hall), việc quấy khóc không kiểm soát này cũng có thể là chuẩn đoán nhầm, và có thể giảm thiểu đáng kể thông qua việc giới thiệu một trình tự ăn ngủ sinh hoạt phù hợp và khoa học.

Thông thường cha mẹ cho các bé không ngủ nổi, quấy khóc liên tục đi khám xét các kiểu và các bác sỹ chỉ nhún vai kết luận chắc là Colic và thậm chí tệ hơn cho đủ thứ thuốc, canxi và ti tỉ thứ con không cần đến. Và việc quấy khóc cũng không hề cải thiện. Không ai có giải pháp, tất cả đổ tội cho trào ngược, cho colic hay từ khóa đang trend bây giờ “dị ứng”, “nhạy cảm”, “thiếu chất”.

[Tizzie Hall] Khi cha mẹ mô tả con là bị trào ngược, hay không chịu ngủ trong một khoảng thời gian dài, phản ứng đầu tiền của tôi là thực hiện theo đúng lộ trình điều chỉnh như tôi làm với các bệnh nhân tí hon bị colic. Tôi thực hiện cách cho ăn (có ợ hơi liên tục), cho ngủ (ngủ nhiều - ngủ đủ) và giới thiệu lịch sinh hoạt phù hợp cho bé trước khi tôi đưa ra các biện pháp để điều trị trào ngược/colic/dị ứng. Có cực nhiều số trường hợp, chỉ với sự thay đổi này mà có thể loại trừ được sự hiểu nhầm về tiếng khóc, phần còn lại, tôi sẽ khuyên cần sự hỗ trợ của y khoa.

Với hiện tượng Colic, tôi tin rằng việc nôn trớ liên quan mật thiết đến cách cho ăn và ợ hơi của phụ huynh. Nếu bé không được ợ hơi đúng, đủ và thường xuyên thì thể tích dạ dày dành cho thức ăn sẽ bị thay thế bởi các bong bóng hơi gas, và con sẽ không thể ăn được đủ. Chưa hết, những bong bóng này sau một thời gian ngắn, tụ hội thành túi khí to và do nhẹ nên được đẩy lên phía trên thực quản để thoát ra ngoài. Và nên nhớ rằng với ống thực quản nhỏ, phía trên có sữa, phía dưới có gas, khi gas bung lên nhanh và mạnh thì đương nhiên là nó sẽ đẩy cả sữa ra ngoài.

Đó là trớ thường xuyên, là nôn vòi thành vòi. Vì thế, cứ mỗi bữa ăn là ta đang nhồi thêm gas và một chút thức ăn, và càng về chiều tối thì bụng sẽ càng nhiều khí nên cha mẹ không vỗ hết mớ chướng khi này ra. Nếu bạn ợ hơi kĩ, không những bạn loại trừ được niềm đau cuối ngày, mà bụng con cũng cho thêm chỗ để chứa thêm sữa. Chỉ bằng việc ợ hơi kĩ, thường xuyên, bạn đã giúp con ăn tốt hơn rất nhiều, tránh được đoạn quấy khóc cuối ngày rồi, bạn thấy không?

Nếu không ợ kĩ thì sao, tại thời điểm cuối ngày con ăn được ít (vì mỗi bữa không ăn hết công suất), nhưng bụng lại đầy gas (do cha mẹ không biết ợ hơi đúng và kĩ), con sẽ gào khóc vì muốn ăn, nhưng bụng không có chỗ để chứa nữa rồi huhuhu, và thế là những cơn gào cất lên, vì đói và vì đầy tất thảy làm con khó chịu vô biên. Và con chỉ có thể trả lời sự khó chịu đó bằng tiếng khóc.

--------------------------

GIẢI PHÁP LÀ GÌ?

Hầu hết các em bé sơ sinh đều cần một chu kì sinh hoạt gồm ăn và ngủ tương đối nhịp nhàng và cha mẹ cần cực kì để ý đến kĩ năng ợ hơi cho bé, trong và sau bữa ăn: Ợ HỚI SAU 3-5 PHÚT TI MẸ TRỰC TIẾP, HOẶC SAU MỖI 30-50ML NẾU TI BÌNH. Đôi khi việc ợ hơi giữa bữa có thể mất tới vài phút, và ợ hơi cuối bữa có thể dài đến tận 20 phút, và việc ợ hơi giữa bữa có thể làm bé hơi cáu hơn một chút, nhưng để đánh đổi với hàng giờ gào thét cuối ngày, sự lựa chọn là ở các bạn, các bậc phụ huynh thân mến ạ.

Lưu ý: một số bé vỗ mãi không ợ, mẹ có thể cho con nằm xuống khoảng 5 phút rồi vỗ ợ lại. Những đường lắt léo có thể làm hơi được đẩy lên triệt để.

Một trong những nguyên nhân của việc khóc liên tục không ngừng cuối ngày mà bị tưởng nhầm là colic hay trào ngược chính là việc cho ăn tùy tiện và liên tục. Con cứ khóc và cứ liên tục được bú làm tăng them thức ăn và gas vào dạ dày trong khi thức ăn cũ ở trong đó còn chưa được tiêu hóa hết. Tôi tin rằng việc bé ăn liên tục nhiều bữa quá gần nhau có thể gây ra trào ngược vì bé bú quá nhiều sữa đầu: lỏng, trong, toàn nước và đường. Để tránh được hiện tượng này, ok một lần nữa ta lại quay lại với lịch ăn phù hợp. Trong 100 trường hợp thì 99 ca tôi nhận thấy các em bé có lịch sinh hoạt ăn ngủ điều độ ăn tốt – ăn nhiều hơn vào mỗi lần ăn. Và việc có lịch sinh hoạt này tạo ra những khoảng cách giữa các bữa ăn, điều này rất có ý nghĩa, giúp con có cơ hội tiêu hóa cái đang có trong bụng trước khi được nhồi thêm. Mỗi em bé có thể khác nhau, nhưng kinh nghiệm cá nhân cho thấy là các con ăn rất tốt theo lịch sinh hoạt gợi ý mà tôi đưa ra. (Cô Tizzie gợi ý cho ăn cách 3h từ 2-8w và ăn cách 4h từ sau 8w).

Khi một em bé được thỏa mãn về ăn uống, nhờ vào một lịch sính hoạt phù hợp sẽ có nhiều thời gian và công sức để tập trung vào một kĩ năng khác vô cùng thiết yếu trong đời sống của con: đó là ngủ nhiều nhất có thể. Ăn và ngủ liên hệ mật thiết tới nhau. Khi con ngủ tốt con sẽ ăn tốt. Và ngược lại, khi cha mẹ thiết lập được một lịch ăn phù hợp, giúp con ăn no và ăn hiệu quả, happy thì việc con tự ngủ và khuyến khích con chuyển giấc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nguồn:
Chị Hachun Lyonnet

/Viết lại kèm trích dịch Save Our Sleep – Tizzie Hall –phát hành 2006 – bản sửa đổi 2016/

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI HỌC LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI CÙNG QUAN TÂM
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
EASY - Luyện ngủ
Hội chia sẻ phương pháp EASY và các phương pháp Luyện ngủ cho bé
TÌM KIẾM