Mamibabi Tư vấn
Việc theo dõi cử động của con được khá nhiều mẹ quan tâm, mình tìm được bài viết hay, các mẹ cùng tham khảo thêm nhé.

Những cái đạp, những cú máy nhè nhẹ của con trong bụng mẹ là sự "giao tiếp" đầu đời mà mẹ vô cùng trân trọng. Động tác thai máy giúp mẹ yên tâm rằng em bé khỏe và con vẫn đang phát triển từng ngày.

1. Những “bí mật” xoay quanh chuyện thai máy
- Mấy tháng thì thai bắt đầu biết… đạp mẹ?
Thật ra thai được 8 tuần tuổi là đã bắt đầu có cử động như máy nhẹ, đạp mẹ. Tuy nhiên, những cử động này nhẹ và khối lượng thai quá nhỏ nên mẹ chưa thể cảm nhận. Thông thường mẹ bắt đầu thật sự cảm thấy những cử động của thai nhi khi bầu vào khoảng 4 - 5 tháng.

- Cùng số tháng, sao bà bầu khác lại cảm nhận được thai máy nhiều hơn tôi?
Khả năng “cảm nhận” thai máy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như cùng số tháng mang thai, bà bầu mang thai con rạ (con thứ 2 hoặc 3) sẽ cảm nhận được dấu hiệu thai máy rõ rệt hơn nhiều so với bà bầu mang thai lần đầu (điều này chỉ là vấn đề “kinh nghiệm” chứ không liên quan gì đến chuyện thai của ai… khỏe hơn!). Ngoài ra, những thai phụ có thành bụng dày sẽ khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá nhiều hay quá ít cũng làm thay đổi khả năng cảm nhận.

- Có phải thai máy nhiều vào buổi tối hoặc khi mẹ nằm nghỉ?
Thật ra thai có thể “máy” bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, khi nằm nghỉ vào buổi tối, không phải làm việc gì khác và chỉ tập trung cảm nhận cơ thể, mẹ sẽ có điều kiện nhận ra những cử động của thai nhi dễ dàng hơn các thời điểm khác trong ngày.

2. Nếu bé ngừng đạp
Điều này chưa hẳn là quá đáng lo ngại. Vì đôi khi, bé thay đổi vị trí khiến các chuyển động sẽ khó nhận biết hơn. Hoặc cũng có thể lúc bạn thức thì bé ngủ và ngược lại. Tuy nhiên, nếu chuyện ngừng đạp xảy ra với thời gian cả ngày, khiến bạn lo âu thì hãy lập tức đến gặp bác sĩ để khám cụ thể. Vì linh cảm của người mẹ thường chính xác và mẹ luôn là người hiểu rõ các hoạt động của con mình nhất.

3. Khám phá cú… “đạp” của bé!
- Khoảng 12 tuần: Có thể bạn chưa thật sự cảm nhận được những động tác “máy” nhẹ nhàng của bé. Nhưng thực tế, giai đoạn này, bé đã có những di chuyển, chuyển động tay chân.

- 16 tuần: Những chuyển động của bé mạnh mẽ hơn và phức tạp hơn. Bé có thể vặn vẹo, thực hiện những cú “đạp” đầu tiên trong bụng mẹ. Mẹ mang thai con rạ dễ cảm nhận được những thay đổi này. Nhưng nếu là con so thì mẹ chỉ mới có chút cảm giác như có gì đó “nhúc nhích” trong bụng.

- 20 tuần: Cảm giác của những cú đạp dần trở nên rõ ràng hơn.

- 22 tuần: Nếu vẫn không cảm thấy được những chuyển động của con, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ và thực hiện những kiểm tra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bác sĩ, thực chất những chuyển động lúc này chưa đủ “mạnh” nên nếu mang thai lần đầu nhiều mẹ vẫn chưa đủ độ nhạy để nhận ra ngay.

- Từ tuần 22 trở đi: Các chuyển động của thai nhi mạnh mẽ và thường xuyên hơn. Lúc này, bé đang thực hiện chế độ tập luyện của riêng mình: uốn, duỗi để tăng cường cơ bắp và phát triển khả năng chuyển động.

- Tuần 22 đến tuần 34: Mẹ cảm nhận được các cú đạp rất mạnh của bé. Trong một đôi khi xảy ra tình trạng bất ổn (mẹ mệt, mẹ giật mình vì tiếng động mạnh, mẹ sợ hãi…), bé cũng thể hiện những cách đạp riêng.

- Từ tuần 34: Vào cuối thai kỳ, chuyển động của bé có sự thay đổi, ít những cú đá, đạp và tăng cử động cuộn. Bạn đừng lo, chỉ là vì thai đã lớn, bé ít có không gian để xoay người và đạp. Hầu hết các bé cũng dành thời gian này để quay đầu xuống, chuẩn bị cho việc chào đời.

4. Đếm cử động thai nhi
Sau tuần thứ 28, bạn nên dành thời gian 2 lần mỗi ngày để đếm cử động thai nhi. Trong lúc “thức”, tối thiểu thai sẽ cử động từ 3 đến 4 lần một giờ (tức là mẹ sẽ đếm được khoảng 10 cử động trong vòng 30 phút đến 2 giờ). Thấp hơn mức này, có thể thai đang ngủ, hoặc đang có vấn đề sức khỏe. Ngược lại cử động quá nhiều (hơn 20 lần), có thể thai đang bị stress hay chính người mẹ đang căng thẳng. Lúc này cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, sẽ thấy thai có cử động nhẹ nhàng lại. Nếu cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên đến bệnh viện kiểm tra. Trường hợp thấy thai cử động quá ít, bạn hãy ăn nhẹ và để ý tiếp trong giờ sau. Nếu số lượng cử động của thai vẫn ít, nên đến khám bác sĩ.

5. Đạp nhiều là thai khỏe?
Không hẳn! Nhiều mẹ hiểu nhầm rằng bé càng đạp nhiều càng khỏe mạnh hoặc bé phải chuyển động nhiều lần như thế trong ngày thì mới yên tâm. Tuy nhiên, thực tế một số trường hợp, bé đạp nhiều bất thường có thể do bị ngạt và thiếu oxy do bị dây rốn quấn cổ. Nếu không được phát hiện kịp thời, thai dễ bị chết lưu trong bụng.
Do đó, khi thấy thai đạp quá ít hoặc quá nhiều so với những ngày bình thường trước đó, bạn đều nên đi khám sớm.

Nguồn: POH
2 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI HỌC LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI CÙNG QUAN TÂM
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Thai giáo
Giải đáp, chia sẻ mọi thắc mắc về Thai giáo
TÌM KIẾM