"DUNG TÍCH DẠ DÀY TRẺ SƠ SINH VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU TIẾT ĐỐI ỨNG"
Cm thường chia sẻ : "Em cũng cho con bú sữa non, tuy nhiên sữa non quá ít, nên bé vẫn phải bú thêm sữa ct, cho đến 5 ngày sữa mẹ mới về đủ cho bé bú." Nên hiểu vấn đề này thế nào cho đúng?
Ảnh minh hoạ: Bé có phản xạ mút bú từ trong bụng mẹ, và các phản xạ khác khiến bố mẹ có cảm giác bé rất đói và cần bú thật no, nhưng thật ra bé không bị đói, trong 72 giờ đầu đời, nhờ cơ chế điều tiết đối ứng.
**Mô tả dưới đây áp dụng cho trẻ sơ sinh đủ cân (2.5kg< cân nặng khi sinh <4kg), sinh đủ tháng (>37 tuần thai), mẹ và thai nhi k có bệnh lý tiểu đường.**
Cơ sở khoa học:
A - Trong bào thai:
1- Dinh dưỡng thụ động và liên tục: Trong thai kỳ, thai nhi được cung cấp dưỡng chất từ mẹ qua dây nhau. Dinh dưỡng này có đặc điểm "thụ động" (không cần thông qua hệ tiêu hoá). Dưỡng chất được cung cấp liên tục cho thai nhi, mặc dù vào quý 3 thai kỳ, thai nhi có thực tập tiêu hoá một lượng nhỏ nước ối rất nhỏ hệ tiêu hoá vẫn chưa thật sự hoạt động, chưa có cảm giác "trống/ đầy", "đói/ no".
2- Phản xạ mút không dinh dưỡng (non-nutritive sucking reflex): Từ trong quý 2 của thai kỳ, bào thai đã bắt đầu có phản xạ mút tay, mút mạnh và liên tục, không phải vì đói không phải để tiếp nhận dinh dưỡng, phản xạ này giúp các cơ thực hiện động tác mút, vắt, nuốt được thực hành thuần thục để các cơ đủ mạnh để bú mẹ sau này.
3- Sữa non của mẹ: từ giữa thai kỳ sữa non được tạo sẳn trong tuyến vú để chuẩn bị cho trẻ bú khi mới sinh ra đời.
4- Năng lượng dự trữ: Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho bé, cơ thể mẹ còn tạo năng lượng dự trữ cho bé dưới 2 hình thức: glycogen ở gan và mô mỡ trắng trong cơ thể. Đặc biệt, trong quý 3 của thai kỳ, thai nhi nhanh chóng được tích tụ mô mỡ, ở thời điểm chào đời, mô mỡ chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể (cao nhất so với tỉ lệ mô mỡ ở các sơ sinh các loài khác). Trong đó, mô mỡ nâu có tác dụng giữ ấm cho một số vùng quan trong trong cơ thể bé chiếm 3% - 5%, còn lại là mô mỡ trắng làm năng lượng dự trữ chiếm 12% - 10%.
B - Khi bé sơ sinh chào đời:
1- Sữa non của mẹ: trong 3 - 7 ngày đầu đời, sữa mẹ có sẳn trong vú mẹ cung cấp cho bé lượng sữa từ 5ml - 10ml/ cử và từ 10 - 14 cử/ ngày. Phù hợp với dung tích dạ dày và hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh của bé, phù hợp với nhu cầu bảo vệ của bé trong môi mới.
2- Dung tích dạ dày: Dung tích trung bình của trẻ sơ sinh như sau:
+ Ngày 1: 5ml - 7ml, có nghĩa 1 cử bú tương đương 1 - 1.5 muỗng cafe (thìa nhỏ)
+ Ngày 3: 25ml, tương đương 5 thìa nhỏ cho mỗi cử bú
+ Ngày 7: 50ml
+ Ngày 10: 75ml
+ Từ 1 - 6 tháng: 100ml (dung tích dạ dày bé hầu như không thay đổi từ 1 - 6 tháng)
Số cử bú có thể theo nhu cầu của bé, khoảng 14 cử trong ngày đầu đến 10 cử sau tuần đầu và 8 cử sau tháng đầu.
Một số bé không biết cảm giác đói no, mà có bao nhiêu cũng bú, vừa bú xong lại có biểu hiện chưa no, do biểu hiện của "phản xạ bú mút và phản xạ tìm vú" (sucking reflex and rooting reflex), khiến bố mẹ cho trẻ sơ sinh bú thêm >30ml sữa ct/ cử, cho đến khi căng cứng bụng hoặc nôn trớ và dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản khá phổ biến hiện nay! (Betibuti sẽ viết riêng 1 bài viết về cấu tạo dạ dày sơ sinh để cm tham khảo thêm.)
3- Kho dinh dưỡng và năng lượng dự trữ: Ngoài lượng glycogen và mô mỡ được dự trữ trong cơ thể bé ở quý 3 thai kỳ. Vào thời khắc chào đời, các mao mạch và mạch máu giản nở đồng loạt, tạo áp suất thấp trong hệ tuần hoàn sơ sinh, rút hết lượng máu lớn trong nhau thai và dây nhau vào cơ thể bé. Do đó vào thời điểm này, tổng lượng glycogen dự trữ ở trẻ sơ sinh nhiều gấp 3 lần lượng glycogen dự trữ ở người lớn, theo tỉ lệ trọng lượng cơ thể.
4- "Cơ chế Điều tiết Đối ứng (counter-regulation), sử dụng năng lượng dự trữ, đảm bảo dinh dưỡng liên tục ngay sau khi chào đời:
Sau khi trẻ sơ sinh bị cắt rời khỏi dây nhau, nồng độ đường glucose trong máu trẻ sơ sinh giảm nhanh (hạ đường huyết sơ sinh sinh lý - không phải hạ đường huyết bệnh lý). Hiện tượng này (a) kích thích tuyến tuỵ tạo hocmon GLUCAGON và kích hoạt cơ chế "điều tiết đối ứng" và (b) kích thích hocmon stress cortisol cần thiết ngắn hạn để kích hoạt một số tuyến thần kinh, hócmon và men (nuôi dưỡng sinh học, bao gồm được mẹ ấp tiếp da và bú mẹ sớm, giúp giảm hocmon stress sau thời điểm cần thiết này.)
Dưới tác động của hocmon glucacon, glycogen dự trữ được phân huỹ thành glucose (glycogenolysis) và mô mỡ trắng được phân huỹ thành axit béo tự do và glucose (lipolysis), cung cấp đường cho não và năng lượng liên tục, đặc biệt hiệu quả trong trong 72g đầu đời.
5- "Cơ chế lập trình đầu đời" và lợi ích của sữa non: Betibuti đã có một bài viết chi tiết riêng mô tả "Giờ Vàng của Sữa non và Cơ chế Lập trình đầu đời" và nhiều bài viết khác mô tả thành phần và tác dụng thần diệu của sữa non của mẹ ruột đối với bé sơ sinh của mình trong bài "Sữa non - Thần dược" (Cm nên tìm đọc các bài này trên trang FB Betibuti).
Như vậy, khi bé mới chào đời chỉ bú sữa non rất ít, phù hợp với dung tích dạ dày và đặc tính chưa hoàn chỉnh của hệ tiêu hoá sơ sinh. Bé nhận lactose từ sữa non và glucose từ glycogen dự trữ và glucose + axit béo tự do từ mô mỡ trắng dự trữ, đảm bảo bé liên tục được cung cấp đủ năng lượng cho suốt thời gian niêm mạc ruột chỉ tiếp nhận sữa non "lập trình đầu đời".
6- "Phản xạ tìm vú, và phản xạ mút /mút tay/ muốn được mút" (rooting reflex and sucking reflex): Ngoài phản xạ mút tay, mút lưỡi (như đã quen trong thai kỳ), trẻ sơ sinh còn có phản xạ tìm vú, khi có bất kỳ vật gì chạm vào má, đầu mũi, hay quanh miệng, trẻ sẽ quay về phía đó và tìm vú mẹ/ hay bất cứ cái gì mút/ bú được. Phản xạ này thường xuyên xảy ra khi bé thức hoặc ngủ, lúc đói cũng như lúc no, do đó, không phải lúc nào bé muốn mút hay tìm vú mẹ cũng là biểu hiện bé đói.
7- "Phản xạ khóc sơ sinh": Bé sơ sinh khóc vì nhiều lý do, vd. đau, lạnh vi k dc giữ theo thân nhiệt của mẹ, k cảm thấy mẹ, k an tâm, bị kích động bởi nhiều âm thanh lạ xung quanh,... không phải lúc nào bé khóc, cũng là bé đói!
8- Hiện tượng giảm cân ở trẻ sơ sinh: Hoàn toàn tự nhiên, bé có thể giảm cân trong 3 ngày đầu, trung bình 7% - 9%, do một phần nước ối còn trong phổi và nội tạng được xuất ra ngoài ngay sau khi sinh, và một phần glycogen và mô mỡ được sữ dụng. Tuy nhiên, trọng lượng của bé thường sẽ tăng lại từ ngày thứ 4, giúp bé đạt đến cân nặng khi sinh sau 10 - 14 ngày.
Vì thế mẹ cần hiểu kỹ hơn nhu cầu và các phản xạ của bé, cấu trúc cơ thể bé để phân biệt các biểu hiện và phản xạ của bé, và có nhiều cách để đáp ứng đúng các nhu cầu của bé. Betibuti đã có một bài viết chi tiết riêng mô tả "Nuôi dưỡng sinh học" mô tả các nhu cầu của trẻ sơ sinh và cách nuôi đúng để bé giảm khóc và phát triển tối ưu. Cm nên tìm đọc và áp dụng.
Kết luận:
Vậy chúng ta cần hiểu và áp dụng thế nào cho đúng, trong 3 ngày (72 giờ) đầu của bé:
Cách 1 -
Không quan tâm hoặc không tin tưởng rằng trẻ sơ sinh có sẳn một kho năng lượng dự trữ dồi dào và khả năng sử dụng năng lượng dự trữ tự nhiên, nhanh chóng và hiệu quả của cơ chế điều tiết đối ứng.
Cảm thấy sữa non của mẹ quá ít (=1 muỗng cafe), mẹ tưởng con cần bú nhiều hơn, thấy con hay khóc tưởng con còn đói và cho con bú thêm sữa ct >30ml/ cử để chờ sữa mẹ về 5 - 7 ngày sau khi sinh (sữa già)?
Cách 2 -
Tin tưởng rằng bé có kho năng lượng dự trữ dồi dào và cơ chế điều tiết đối ứng cung cấp cho bé đủ năng lượng đến 72 giờ liên tục như lúc bé vẫn còn được nuôi trong bào thai và áp dụng pp nuôi dưỡng sinh học càng sớm càng tốt trong những ngày đầu đời?
Hiểu lợi ích của "72 giờ vàng" đầu đời và lợi ích của "sữa non - thần dược", hiểu được dung tích dạ dày sơ sinh của con chỉ khoảng 5ml - 7ml, như vậy con bú sữa non của mẹ cũng chỉ 5ml - 10ml x 12 - 14 cử/ ngày, mà hoàn toàn k cần bổ sung sữa ct?
Hiểu rằng việc con bú mẹ 100% ngay từ sơ sinh, giúp sữa mẹ nhanh chóng gia tăng dung lượng trong vòng 2, 3 ngày, từ trung bình 5ml/ cử đến trung bình >25ml/cử theo nhu cầu của bé (vẫn sữa non/ sữa trung gian)?
Betibuti mong rằng với cơ sở khoa học này, ông bà bố mẹ sẽ chọn Cách 2 ("Đúng" - mà hiếm hoi) thay vì Cách 1 ("Sai" - nhưng phổ biến).
Chúc cm nuôi con sữa mẹ thành công!
---------------------------------------------------------------------
Nguồn: Betibuti