Kim Liên VIP
Chắc ai đó sẽ cần ❤

SỮA NON - SỰ THẬT ĐẰNG SAU NGỘ NHẬN

Tôi vẫn còn nhớ cách đây đúng 4 năm khi tôi còn nằm ở khoa Sản 1 BV Phụ sản trung ương, 1 chị cùng phòng tôi sau khi sinh con xong cách ly con mới được 1 hôm và kêu đau ngực. Lúc đó bác Nam lên chơi với tôi và khám cho chị ấy nói chị nhiểu sữa lắm nhưng tắc rồi. Tôi thì lúc nào cũng rất tự tin về sữa trong ngực mình nên chả có ý niệm ji đến khi sinh con xong. Anh chàng khó tính nhà tôi được nằm trên người mẹ và tìm ti trong sự hục hoặc khá gắt gỏng. Anh ý thậm chí chả vào tí ti nào. Sau cùng mệt và lăn ra ngủ. Mẹ cháu bóp ra được mấy giọt cho cháu nếm rồi lại quay quắt với đau đớn và choáng váng khi vừa sinh xong. 9h đêm, tôi tức tốc bắt ông ck chạy về nhà chị gái lấy sữa chị ấy mới sinh. Suốt đêm hôm đó tôi ôm máy để hòng ra được mấy giọt sữa non trong trong cho con trai mà chỉ đủ để tráng phễu. Con tôi được bà bế, ăn sữa mẹ bằng thìa. Nhưng quả thật cháu khá ngoan trong ngày đầu và hoàn toàn ko có nhu cầu ăn. 9h sáng rời BV về nhà, tôi ghé qua nhà bác Nam để kiểm tra ngực và tập cho con bú. Chị khám và nói tôi có hiện tượng tắc. Mỗi nhịp vắt nhẹ nhàng lại có những giọt sữa trong vắt chảy ra và keo dính chứ ko lỏng và vàng như tôi tưởng tượng. Chị kiên nhẫn hớt từng giọt vàng nhỏ vào miệng con trai. (Hành động mà sau 4 năm tôi cũng làm y như thế mỗi khi gặp mẹ mới sinh). 4 năm trôi qua, cái cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu tiên cho con ấp da vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim người mẹ. Mỗi lần gặp bé sơ sinh là 1 lần tôi lại thấy vui vì con được hưởng trọn vẹn 72 h vàng sữa non của mẹ. Và mỗi lần nhìn thấy hộp sữa bò hay thấy bà bế cháu trên tay là tôi lại buồn đi 1 nhịp vì lại mất đi 1 em bé bị tráng ruột sữa bò...

Ngộ nhận thường thấy là
- Mẹ mới sinh thì không có sữa
- Ngực mềm nhẽo thì làm gì có sữa cho con
- Ti dẹt với ko có đầu ti thì con ko bú được
- Ăn thật nhiều thì mới có sữa cho con được
- Vắt ko ra sữa thì chắc là ko có sữa rồi.
- Em bé ko thấy tè gì trong ngày đầu thì là mẹ ko có sữa rồi
- Em bé giảm cân nhiều thì phải uống sữa bò hoặc sữa mẹ khác chứ mẹ làm gì đủ sữa
Và hàng trăm ngộ nhận khác mà những người yêu sữa mẹ như chúng tôi luôn trăn trở và chia sẻ để các mẹ tự tin vào chính mình khi nuôi con trẻ.

Nhưng sự thật là...
1. Sữa mẹ được sản xuất từ tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ. Do đó, với 1 mẹ sinh con đủ ngày đủ tháng, kể cả sinh non thì vẫn hoàn toàn đủ sữa cho con. Tôi đã hỗ trợ cho mẹ Trang cho bé sinh non 30 tuần mà vẫn được hưởng sữa mẹ hoàn toàn. Chỉ có bố mẹ ko có kiến thức mới thực sự ko có sữa. Cái mà mọi người mong chờ khi sữa phải chảy tong tỏng, phải phun thành tia kia chính là sữa đã già rồi. Cái non thơm chỉ có vài giọt để cho bé hoàn thiện ruột thôi.

2. Ngực mềm nhẽo chính là đặc quyền của tạo hóa dành cho bà mẹ mới sinh con. Em bé mới sinh ko biết mút ti mà chỉ biết mút tay. Vì trong bụng mẹ đâu có ti đâu các bố mẹ nhỉ? Nên con có 3 ngày vàng khi tạo hóa cho con lớp mỡ nâu để dự trữ năng lượng, để cho con tập làm quen với ti mẹ và ti đúng. Chỉ 1 cái ti mềm xèo mới chính là ti chuẩn để con ti được với mọi loại núm ti và đầu ti, với mọi loại miệng từ chúm chím đến môi trề đến rộng ngoác, từ 1.5kg đến 5 kg vẫn vừa. Thế mới kỳ diệu chứ nhỉ? Bạn cứ thử tưởng tượng bạn chả có cái răng nào, bạn ăn 1 quả hổng chín thì thích hơn hay ăn 1 quả ổi găng?

3. Vắt sữa ko ra thì vẫn có sữa. Nguyên nhân chính là ko biết vắt. Bạn có biết là bác sỹ giám đốc 1 bệnh viện sản lớn, phụ trách khoa sản cũng ko biết vắt sữa non thì với 1 bà mẹ chồng hay 1 người y tá hộ lý kém tâm kém tầm liệu có vắt hộ cho bạn được những giọt vàng lỏng ko? Tôi đã từng gặp bs ko biết vắt sữa, mẹ chồng bóp ngực con dâu và dè bỉu trong suốt thời gian trước khi gặp tôi, và kể cả những người mẹ tự vắt ngực mình cg ko ra sữa. Đơn giản vì bạn ko biết. Cái gì ko biết thì đi học. Mà học chuẩn thì sẽ làm được và sẽ tự tin về mình. Nên đừng có nghĩ cái mình ko thấy thì sẽ ko có. Trừ khi bạn bị cắt hết tuyến vú, còn thì có con là tạo hóa cho bạn đủ tuyến sữa để tạo sữa rồi.

4. Ăn nhiều hay ít chả làm cho bạn nhiều sữa ko? Câu trả lời là mấy hôm đầu sau sinh mệt lắm, ăn lắm chỉ làm mẹ sữa mỏi răng thôi. Ưu tiên 1 của mình với mẹ sữa là ăn đồ ăn nhẹ, dễ tiêu, và mềm. Vệ sinh răng miệng hợp lý. Chứ ăn nhiều và đặc biệt món cơm với thịt nạc nhai mỏi răng lắm. Móng giò thì cực ngán. Cơ chế sữa non ko sản xuất theo dinh dưỡng của mẹ mà sản xuất theo nhu cầu của con. Sữa non ít và đóng bánh trong ngực mẹ nên thực sự mẹ có ăn 1 bát cơm hay 5 bát cg ko khác nhau là mấy. Chỉ có khác là mới sinh tinh thần nhạy cảm, cực kỳ dễ nóng giận kể cả sự quan tâm quá mức. Nên chả có ji phải xoắn nếu mẹ ko thích ăn cả. ôm con cho bú là đầy sữa.

5. Giảm cân ở em bé sơ sinh là bình thường. Mà công nhận nhiều gia đình rảnh quả mức. Em bé được cân hằng ngày. Sự khác nhau bởi 1 lạng với nửa lạng cũng đủ để cả gia đình dằn vặt mẹ sữa. Với 1 em bé được bú mẹ trực tiếp và theo nhu cầu, em bé trong 2 tuần đầu cân nặng chưa lên lại mà đang thích nghi. Nên nếu có giảm thì cũng chỉ theo dõi thôi chứ cũng ko can thiệp gì. Sữa bò hay kể cả sữa mẹ khác đi xin ko thể sánh bằng sữa mẹ ruột được. Vì biết đâu đứa trẻ của bạn đang có 1 vấn đề gì đó mà sữa mẹ đang chữa lành bệnh cho con, thì những người lớn tham sân si lại ép buộc con ăn những thứ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn thì sao?

Bố mẹ có biết:
Sữa non có vai trò hoàn thiện đường ruột non yếu của trẻ. Em bé sơ sinh với ruột chưa bao giờ làm việc, gan thận cũng chưa bao giờ làm việc sẽ ko thể tiêu hóa hay chuyển hóa được 1 lượng lớn dịch, muối và protein từ sữa bò hay bất kỳ chất nào khác ngoài sữa non của mẹ. Chỉ 1 ít sữa non đó thôi cũng chính là sự sống của con - Sống khỏe mạnh chứ ko phải chỉ là tồn tại với chứng dị ứng, viêm thận hay suy giảm chức năng gan do sữa bò. Trách nhiệm của bố mẹ là bảo vệ con chứ ko chỉ là đẻ 1 đứa con và nuôi theo người khác mách như vậy.

Khái niệm 72h vàng sữa non là em bé được ăn sữa mẹ ruột theo nhu cầu trọn vẹn từ lúc sinh ra đến lúc tròn đủ 72h sau sinh. Và tiếp tục được nuôi sữa mẹ hoàn toàn ko nước hay bất kỳ dung dịch gì đến tròn đủ 180 ngày với em bé sinh đủ ngày đủ tháng!

Nguồn: Bác sĩ sữa mẹ Hong Van

6 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI HỌC LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI CÙNG QUAN TÂM
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Dinh dưỡng - Món ăn
Ăn gì để vào con không vào mẹ?
TÌM KIẾM