Tư vấn     Mang thai
Lê Ngọc Ánh VIP
CÁC BỆNH TRẺ SƠ SINH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Sốt, tưa lưỡi hay rôm sảy đều là một trong các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp do cơ thể trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Mom.vn sẽ tổng hợp một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh để từ đó trở thành cẩm nang cho mẹ khi chăm sóc bé yêu nhà mình.

Các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp hầu hết đều là những bệnh khá phổ biến, xảy ra ở phần lớn các trẻ và mẹ hoàn toàn có thể tự điều trị cho trẻ tại nhà nếu được trang bị kiến thức đầy đủ.

1. Trẻ sơ sinh bị sốt
Sốt là một trong nhiều bệnh trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải và hầu như trẻ sơ sinh nào cũng mắc phải ít nhất từ 1 – 2 lần trong suốt 1 năm đầu đời. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ nhiễm siêu vi, do virut hoặc vi khuẩn gây bệnh. Sốt cũng có thể xảy ra khi mẹ mặc cho trẻ quá nhiều quần áo làm cho môi trường bên trong cơ thể trẻ bị nóng. Sốt cũng có thể do trẻ chưa điều tiết được thân nhiệt hoặc sốt sau khi trẻ đi tiêm phòng về. Sốt do trẻ mọc răng, chướng bụng…

Cách xử lý:

Khi trẻ bị sốt, tùy vào nhiệt độ cơ thể mà mẹ có cách xử lý khác nhau. Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ thì mẹ không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt mà thay vào đó nên chườm mát lau người, cho trẻ mặc đồ thoáng mát. Trong suốt thời gian trẻ bệnh, mẹ phải thường xuyên theo dõi, đo nhiệt độ cho trẻ, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.
Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 40 độ kèm theo các triệu chứng quấy khóc không thể dỗ kéo dài trong vài giờ. Thóp của trẻ phồng lên. Trẻ ho nhiều, xuất hiện nhiều dịch mũi. Trẻ bỏ ăn hoặc bú kém. Trẻ sốt kèm theo các biểu hiện co giật, tím môi, tím lưỡi và móng tay thì mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm ý tế gần nhất để kịp thời chẩn bệnh và điều trị.

Lưu ý: Để điều trị khi trẻ bị sốt, mẹ tuyệt đối không ủ ấm, không dùng nước đá để lau mát và hạ sốt cho trẻ.

2. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Da trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm và non nớt. Do đó, hoàn toàn dễ hiểu khi rôm sảy có mặt trong danh sách các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp.

Rôm sảy là tình trạng xuất hiện những nốt sần đỏ trên da trẻ và đặc biệt xuất hiện nhiều ở các vùng da có nếp gấp khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Rôm sảy thường xảy ra do một số nguyên nhân như:

Do nhiệt độ môi trường cao làm quá trình tiết mồ hôi của trẻ gặp khó khăn.
Do mẹ ủ ấm trẻ quá mức tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển mạnh mẽ.
Do quá trình chăm sóc, vệ sinh cho trẻ chưa đúng chuẩn khiến rôm sảy hình thành.
Cách xử lý:

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy mà mẹ có cách điều trị cho trẻ khác nhau như:

Xây dựng không gian sống quanh trẻ rộng rãi, thoáng mát.
Cho bé mặc những loại quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, mềm, nhạt màu. Quần áo của trẻ cần được giặt giũ và phơi phóng ở nơi sạch sẽ, không có bụi khói
Tắm và vệ sinh cho trẻ đúng cách để giữ vệ sinh cho da.
Khi trẻ xuất hiện tình trạng rôm xảy mẹ không nên sử dụng phấn rôm hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên chỗ rôm sảy mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu trẻ bị rôm sảy kéo dài kèm theo sốt nhẹ thị mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra và kịp thời điều trị.
3. Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi
Tưa lưỡi là một trong các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp. Trẻ bị tưa lưỡi thường có dấu hiệu lưỡi xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi. Các mảng trắng và vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng. Trẻ bị tưa lưỡi sẽ vô cùng khó chịu và đặc biệt ảnh hưởng đến việc ăn và bú mẹ của trẻ.

Trẻ có thể bị tưa lưỡi do mẹ nuôi bé bằng sữa ngoài. Do nấm candida hoặc một loại vi khuẩn có tên là ecoly. Trẻ cũng có thể bị tưa lưỡi do trong quá trình cho con bú mẹ không vệ sinh cẩn thận núm vú.
Cách xử lý:

Khi xác định trẻ bị tưa lưỡi, mẹ nên dùng gạc đánh tưa và nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ ngày 2 lần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ bị tưa lưỡi trong thời gian dài và không có dấu hiệu suy giảm thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Lưu ý: Khi điều trị tưa lưỡi cho trẻ, mẹ không nên dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi, không nên cố cạo sạch những đốm trắng ở lưỡi trẻ vì cách làm này sẽ khiến lưỡi trẻ bị tổn thương gây chảy máu dẫn đến quá trình điều trị gặp khó khăn hơn.

Các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp khá phổ biến và có cách điều trị đơn giản. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần ở bên cạnh và theo sát sự thay đổi của bé mỗi ngày để kịp thời nhận ra những dấu hiệu bệnh xuất hiện sớm và có phương hướng điều trị thích hợp.
0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI HỌC LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI CÙNG QUAN TÂM
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Mang thai
Mọi thứ về mang thai cho mẹ trong suốt 280 ngày
TÌM KIẾM