Đã hoàn thành

Cách trò chuyện với bé 2 – 3 tuổi

Giới thiệu

Mục tiêu bài học

Khi bé ở độ tuổi 2 – 3, có rất nhiều cách để bạn có thể trò chuyện với bé mỗi ngày, thông qua đó giúp bé học được nhiều từ mới và nói tốt hơn. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!

Độ tuổi thích hợp 2 - 3 tuổi
Dụng cụ / Chuẩn bị

Không bắt buộc, vui lòng xem trong video.

Phương pháp / Các bước thực hiện

MẸO
  • Xem video kết hợp các bước thực hiện dưới đây
  • Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Đầu tiên là trò chuyện về cuộc sống hàng ngày. Những chủ đề quen thuộc nhất là thời tiết, trời nắng hay mưa, rồi món ăn, sáng nay, trưa nay con ăn gì, rồi những việc con hoặc mọi người trong nhà đã làm.

2
Tiếp theo bạn có thể nói với bé những kế hoạch của bạn và bé trong tương lai gần. Bạn nhớ là tương lai gần thôi nhé, vì nếu nói xa quá bé sẽ không hiểu và không nhớ được. Ví dụ: Ăn sáng xong mẹ con mình xuống sân chơi nhé, hoặc là chiều này nhà mình sang bà ngoại ăn cơm nhé.

3
Ở giai đoạn bé 2 – 3 tuổi, bạn có thể nói với bé nhiều hơn những từ ngữ mang tính cảm xúc. Ví dụ: Con chơi với bạn Gấu có vui không, hoặc là mặc áo này con thấy khó chịu à… Qua đó bạn có thể nói với bé nhiều từ mới. Lần đầu tiên bé có thể chưa hiểu ngay, nhưng nếu được nghe từ đó nhiều lần trong nhiều bối cảnh thực tế, bé sẽ dần hiểu hơn.

4
Điều tiếp theo bạn có thể nói với bé đó là những thói quen. Ví dụ: trời lạnh, nếu ra sân chơi con phải mặc áo vào nhé, hoặc là con nhớ đi giày vào nhé. Hoặc là ăn cơm xong con nhớ uống nước tráng miệng nhé.

5
Bạn có thể giải thích cho bé rõ hơn về việc vì sao mình cần làm những việc đó. Ví dụ: Trời lạnh nếu không mặc áo khoác con sẽ bị lạnh đấy. Hoặc ăn xong con nên uống nước cho sạch miệng. Nhờ đó bé vừa được tiếp xúc với các câu nói đầy đủ ngữ pháp của người lớn, vừa có thể ghi nhớ tốt hơn những việc mình cần làm.

6
Một hoạt động quan trọng nữa là bạn hãy nói giúp bé điều mà bé muốn nói. Ví dụ: Nếu thấy bé chỉ tay vào cửa sổ và bảo là “bẩn bẩn, mẹ lau” thì bạn có thể nói là “À, cửa sổ bẩn nên lúc nãy mẹ lau đúng không con, mẹ lau bằng giẻ lau nhỉ. Mẹ lau xong nên cửa sổ sạch rồi”. Việc mở rộng câu chuyện như vậy cũng rất cần thiết, nhờ đó trẻ sẽ học được thêm về cách dùng từ ngữ.

7
Và khi bạn nói lại lời trẻ nói, hãy nói chính xác chứ không nói bằng ngôn ngữ ngọng của trẻ con. Ví dụ: Nếu bé nói là “cửa hạch rồi”, thì bạn bảo là “đúng rồi, cửa sạch rồi con nhỉ”. Dù bé phát âm chưa thật sự chính xác, nhưng chỉ cần bé nói đúng ý thôi thì bạn hãy cứ trả lời bé là “đúng rồi”, chứ đừng phê bình bé là “không phải cửa hạch, mà là cửa sạch con ạ, con phải nói là cửa sạch”. Nếu bạn cứ chấn chỉnh bé như vậy thì bé sẽ thấy là mình đang làm sai và có thể khiến bé e dè trong việc giao tiếp hơn. Việc bé phát âm chưa chính xác, bé bị ngọng ở độ tuổi này là điều rất bình thường.

8
Việc tiếp theo bạn có thể nói với bé, đó là giải thích cho bé về một hành vi không đẹp. Ở tuổi này, bé hoàn toàn có thể hiểu được việc bố mẹ đang khen ngợi hay phê bình mình. Ví dụ: Khi bé ném bát đi, bạn có thể nói với bé rằng ném bát sẽ làm vỡ bát, sẽ không có gì để đựng cơm cho con cả, và đó là hành động xấu. Bạn lưu ý là không nên nói với con những câu như “Con hư quá” hoặc “Con là một đứa trẻ xấu”, vì chỉ một hành động ném bát thôi thì không có nghĩa là con hư hay con xấu. Bạn chỉ phê bình riêng một hành động ném bát thôi nhé.

9
Và điều cuối cùng bạn nên làm đó là hãy dõi theo điều mà con đang chú ý, tập trung vào những cuộc nói chuyện với con, và cố gắng trả lời nhiều nhất có thể những câu hỏi mà bé đặt ra cho bạn. Điều này sẽ khiến bé thấy hứng thú và chịu khó nói chuyện hơn, nhờ đó mà vốn từ và cách dùng ngữ pháp trong câu của bé cũng sẽ ngày một chính xác hơn.

10
Bạn lưu ý: Nếu bé không thích nói chuyện nữa, đừng ép bé. Hoặc khi bé thích nói sang một chủ đề khác, bạn hãy nói theo bé chứ đừng bắt bé phải tiếp tục nói câu chuyện cũ. Hãy luôn để bé là người làm chủ, người dẫn dắt trong các cuộc hội thoại.

11
Một số lưu ý giúp bé nói tốt hơn
Đầu tiên, bạn nên để bé tự làm các việc bé có thể làm được và chỉ giúp khi bé bắt đầu nổi cáu, mất kiên nhẫn hoặc loay hoay mãi không làm được. Ví dụ khi bé đi giày, hãy hướng dẫn bé một vài lần để bé tự đi, và khi thấy bé mãi không đi được thì bạn nên giúp bé, hướng dẫn bé thêm để các lần sau bé có thể làm được.

12
Một điều nữa là bạn nên để bé quan sát, thậm chí là tham gia vào các công việc hàng ngày như dọn dẹp, nhặt rau, làm vườn… và miêu tả cho bé về các việc bạn đang làm, nhờ đó bé sẽ học thêm được nhiều từ mới.

13
Bạn cũng nên cho bé tới những nơi gần gũi với thiên nhiên và có khoảng không rộng rãi, nhờ đó bé có thể thỏa thích vui chơi, khám phá và được tiếp xúc với những điều mới lạ mà bé không thấy ở trong nhà. Ví dụ tới công viên sẽ thấy lá vàng rơi, thấy người bán tò he, bán kẹo bông… Càng có nhiều trải nghiệm, em bé của bạn sẽ càng học hỏi được nhiều điều mới lạ, bao gồm cả những từ mới và các khái niệm mới.

14
Và cuối cùng, bạn nên cho bé tiếp xúc nhiều với các em bé khác hoặc các anh chị lớn tuổi hơn để bé có sự tương tác nhiều hơn.

Đã hoàn thành
ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Được tin tưởng bởi

Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người

Các bài học thử miễn phí


Giới thiệu Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học cung cấp cho bố mẹ những phương pháp, hoạt động, trò chơi để giúp bé tập nói theo từng giai đoạn phát triển, phòng ngừa chứng chậm nói ở trẻ.

Khóa học “Dạy bé tập nói, phòng ngừa chậm nói cho trẻ 0 - 6 tuổi” sẽ cung cấp cho cha mẹ:

  • Sự phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn của bé: 0 – 3 tháng, 3 – 6 tháng, 6 – 12 tháng, 1 – 2 tuổi, 2 – 3 tuổi, 3 – 6 tuổi
  • Cách trò chuyện cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Ví dụ cụ thể những câu bố mẹ nên nói với bé
  • Các trò chơi/ đồ chơi bố mẹ nên chơi cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Các dấu hiệu cho thấy bố mẹ nên đưa bé đi khám.

Lợi ích của khóa học đối với bé:

  • Phòng ngừa chứng chậm nói: Chứng chậm nói khiến bé dễ cáu gắt vì muốn nhưng không nói ra được nhu cầu của mình; khiến bé giảm khả năng giao tiếp, hòa nhập; khiến việc học tập của bé sau này trở nên khó khăn hơn.
  • Bé không còn chỉ dựa vào tiếng khóc, mà biết dùng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình.
  • Bé học được nhiều từ vựng hơn, vốn từ phong phú hơn, biết diễn đạt, mô tả mọi thứ một cách chính xác hơn.
  • Bé biết cách đặt câu hỏi, từ đó có cơ hội khám phá thế giới, tăng khả năng học hỏi.
  • Bé giao tiếp xã hội tốt hơn, đặt nền tảng vững chắc cho việc đi học sau này.
  • Bé dễ dàng làm quen, kết bạn thông qua ngôn ngữ, từ đó hòa nhập với môi trường xung quanh.  
  • Giúp bé cải thiện trí thông minh, óc tưởng tượng, sự sáng tạo và năng lực học tập. Chỉ số thông minh IQ không cố định mà có thể được tạo ra nhờ những kích thích từ môi trường xung quanh, trong đó có ngôn ngữ.

Lợi ích của khóa học đối với cha mẹ:

  • Giúp cha mẹ và con cái có nhiều thời gian bên nhau, có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm, đó là nền tảng cho các cuộc trò chuyện sau này, đồng thời giúp tình cảm gắn bó hơn.
  • Thông qua giao tiếp, cha mẹ hiểu con mình hơn về nhiều mặt như sở thích, tính cách, năng lực… của con. Từ đó có định hướng giúp con phát triển tốt hơn.
  • Cha mẹ học cách lắng nghe con nhiều hơn.
  • Bằng những lời nói tích cực, cha mẹ truyền tới con cái những năng lượng tốt, sự động viên, khích lệ; giúp con tự tin và hạnh phúc hơn.

Các bài học khác
2 - 3 tuổi