Lily Phan VIP
Sau khi sinh

👍👍 Mức độ bao nhiêu là bình thường?
Đầu tiên, Lily xin chúc mừng bạn đã thành người Mẹ! Hy vọng là Mẹ và Bé khoẻ mạnh và vui vẻ.

Sau khi sinh thì vẫn nên đo đường ở nhà không? Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, mỗi nguồn một ít khác nhau. Lily chỉ sẽ thông tin của Chính Phủ Anh (theo NICE guidelines) đã được nghiên cứu kỹ. Họ không nó rõ là có nên đo ở nhà liền không. Mà khuyên là nên đi thử máu lại 6-13 tuần sau khi sinh. Lời khuyên của NICE của Chính Phủ Anh cũng nói là không nên dung nạp lại sau khi sinh (chỉ cho một số ca). American Diabetes Association của Mỹ thì khuyên dung nạp 75g sau khi sinh 4-12 tuần (làm 1 lần).

Nếu bạn có đo ở nhà ngay sau khi (trong 6 tuần đầu), thì chỉ số của bạn có thể là vẫn còn cao vì hormone chưa trở lại bình thường.

👍👍 Sau khi sinh thì chừng nào nên đi khám lại?
Sau khi sinh thì nên đi khám lại trong 6-13 tuần.

Nếu thử đường trong máu lúc đói

<6,0 mmol/L Ít nguy cơ TĐ2
6-6,9mmol/L Nguy cơ cao TĐ2
> 7,0mmol/L Chắc là có TĐ2,
Nên thử 2 lần
Nếu thử HbA1c lúc đói

< 5,7% Ít nguy cơ TĐ2
5,7%-6,4% Nguy cơ cao TĐ2
>6,5% Chắc là có TĐ2,
Nên thử 2 lần

Nếu dung nạp 75g (bạn hỏi kỹ nhé, có chỗ cho 100g thì chỉ số sẽ khác)

>11.1mmol/L (200mg/dL) = Chắc là có TĐ2

Mức đường trong máu của người bình thường ( không có bệnh tiểu đường)

Lúc đói: < 5,6mmol/L (100mg / dL)
Sau khi ăn 2 tiếng: <7,8 (140mg/dL)
Sau đó bạn đi kiểm tra lại 1 năm sau.

👍👍 Sau khi sinh thì Mẹ Bầu có còn bệnh tiểu đường không?

Sau khi sinh, thì khoản 5-10% người mẹ có bệnh TĐTK sẽ có bệnh Tiểu Đường Loại 2 liền. Có nghĩa là phần đông sẽ không phát bệnh ngay sau khi sinh. Sau khi sinh, trong thời gian 6-12 tuần, bạn nên trở lại bác sỹ khám để xem đường huyết có cao không. Và nếu trong mức, thì mỗi 1-3 năm bạn trở lại bác sỹ khám đường huyết để theo dỗi. Ngoài ra nếu bạn còn máy thì bạn có thể thỉnh thoảng đo ở nhà để xem đường trong máu như thế nào. Sau khi sinh thì đường trong máu mức cho phép là đói <5,6mmol/L (100mg / dL) và sau 2 tiếng <7,8 (140mg/dL) là tốt.

Nhưng các bạn cũng nên ăn uống giảm tinh bột và đường nhé. Không phải là quá kiêng như lúc trước, nhưng cũng nên kiêng. Và nhớ là vẫn đi bộ 30 phút mỗi ngày. Và nhớ là ngủ mỗi ngày 8 tiếng thì có thể hạ nguy cơ TĐ2 lâu dày. Lý do là 50% người Mẹ có bệnh TĐTK sẽ phát bệnh Tiểu Đường Loại 2 trong vòng 10 năm.

👍👍 Làm thế nào giảm nguy cơ cho Em Bé không bị TĐ2 sau này khi lớn lên?

Em bé sau khi sinh thông thường là sẽ không bị tiểu đường liền ngay sau khi sinh. Em bé của Mẹ Bầu TĐTK thì có nguy cơ bệnh TĐ2 cao hơn em bé của người mẹ không bệnh, nhưng bạn vẫn có thể giảm nguy cơ.

Bệnh tiểu đường 2 thường là cần nhiều năm để phát triển. Nên nếu bạn xây dựng cách sống lành mạnh cho em bé thì có thể giảm nguy cơ.

Cách giảm nguy cơ:

- Em bé vẫn có thể ăn tinh bột bình thường để phát triển. Nhưng hạn chế các đồ ăn ngọt như: Bánh kem, cà rem, chè, bánh ngọt, và các đồ uống ngọt như nước ngọt và nước ép trái cây (nên ăn trái cây thì vẫn có dinh dưỡng mà bớt đi đường). Những đồ ăn ngày không có nhiều dinh dưỡng mà rất là nhiều đường. Đừng cho bé ăn các đồ ăn nhanh như bánh pizza, bánh hamburger, gà rán KFC. Những đồ ăn này rất dễ tăng cân. Tăng cân quá mức sẽ tăng nguy cơ TĐ2.
- Khuyến khích bé chơi thể thao từ nhỏ. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể thu hấp đường tốt và hạ đường huyết. Có thể cho bé chơi đá banh, cầu lông, tennis, bơ lội, học nhảy, học múa, học võ. Và cố gắng xây dựng luôn thành một thói quen cho cả cuộc đời của bé. Lúc đầu bé có thể nản trí và muốn nghỉ, bạn hãy cố gắng khuyên bé tiếp tục. Và nhớ ngủ đủ mỗi ngày 8 tiếng

👍👍 Nên ăn uống như thế nào sau khi sinh?

Sau khi sinh thì bạn vẫn nên hạn chế tinh bột và đường. Trước khi sinh thì hạn chế mỗi buổi ăn khoản 30-45gram tinh bột (khoản 1/2 chén cơm + rau + đồ ăn). Sau khi sinh thì bạn không cần hạn chế quá mức, nhưng cũng nên cẩn thận và hạn chế tinh bột (tốt nhất là dưới 1 chén cơm trong một buổi ăn). Hạn chế ăn tinh bột có thể giúp bạn giảm nguy cơ Tiểu Đường Loại 2 sau này.

👍👍 Nếu vẫn hạn chế tinh bột thì có đủ sữa cho em bé không?
Có rất nhiều gia đình (Ông Bà của Em Bé) ép người Mẹ ăn nhiều để có sữa cho em bé.

Đúng là bạn phải ăn nhiều ơn để có sữa. CDC khuyên là bạn nên ăn thêm khoảng 450-500 calories một ngày. Bạn nên ăn nhiều đồ ăn có dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, rau, chất béo tốt. Còn tinh bột thì không cần phải ăn quá nhiều. Vì bản chất là trong tinh bột không có dinh dưỡng gì ngoài tạo ra năng lượng. Và vì người Mẹ TĐTK có nguy cơ Tiểu Đường Loại 2 cao hơn người Mẹ bình thường, nên bạn vẫn nên hạn chế tinh bột và đường. Không cần hạn chế quá kỹ như lúc có thai, nhưng không nên ăn quá nhiều.

Bạn nên ăn bao nhiêu? Câu trả lời là tốt nhất ăn khoản 1 chén một buổi ăn. Rồi bạn đo đường trong máu 2 tiếng sau khi ăn xem chỉ số như thế nào? Và chỉnh sử số lượng tinh bột theo chỉ số của mình. Không cần phải đo liên tục. Một tuần do vài lần, trong 3 tháng đầu, để xem chỉ số của mình như thế nào.

Bạn đừng lo là thiếu dinh dưỡng và sữa cho em bé vì rau, chất đạm, và chất béo tốt có đầy đủ dinh dưỡng.

👍👍 Sau khi sinh, có đồ ăn gì nên tránh?

Khi ăn cá, thì bạn không nên ăn các loại cá biển lớn vì cá có thể có thuỷ ngân làm hại cho em bé.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế uống cà phê vì cà phê có thể làm gây khó chiệu cho em bé.

👍👍 Sau khi sinh, nếu có TĐ2 thì chừng nào mới tiêm insulin?
Có một số Mẹ Bầu có bệnh TĐ2 sau khi sinh thì bác sỹ khuyên là tiêm insulin liền. Khuyên là bạn nên đi bác sỹ khác để hỏi ý kiến lần thứ nhì trước khi tiêm.

Tiêm insulin cho TĐ2 thường là sau 10-15 năm phát bệnh TĐ2 tuỳ theo bệnh của mỗi người. Lúc mới có bệnh TĐ2 thì là bác sỹ sẽ cho thuốc uống và kết hợp với ăn kiêng, tập thể dục mỗi ngày 30 phút, ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

Theo lời khuyên của American Diabetes Association, chỉ số đường trong máu cho TĐ2 là :

Lúc đói từ 4,4-7,2 mmol/L (80-130mg/dL)
Sau 2 giờ < 10,0mmol/L (180mg/dL)
Nên nếu bạn có thể đạt được mức trên qua uống thuốc + ăn kiêng + tập thể dục + ngủ 8 tiếng thì tiếp tục.

Nhưng sau nhiều năm thì thuốc uống có thể không đủ liều giúp đường trong máu giữ trong khoản trên, thì sẽ có thể cần tiêm insulin.

American Diabetes Association khuyên là có thể bắt đầu tiêm insulin khi:

Cho những người mới phát bệnh TĐ2, nên tiêm insulin khi chỉ số A1C≥ 10% (86mmol/mol), hoặc đường trong máu ≥ 16.7mmol/L (300mg/dL)
Khi tiêm insulin thì vẫn tiếp tục + ăn kiêng + tập thể dục + ngủ 8 tiếng.
Thuốc tây trị TĐ2
Khi TĐ2 thì nên uống bao nhiêu thuốc tây hoặc tiêm insulin? Câu trả lời là tuỳ theo đường trong máu của bạn.

Đây là mức đường trong máu bạn nên cố gắng đạt được khi có TĐ2:

Lúc đói từ 4,4-7,2 mmol/L (80-130mg/dL)
Sau 2 giờ < 10,0mmol/L (180mg/dL)
Theo lời khuyên của ADA, thường là khi có TĐ2 thì bác sỹ khuyên là kết hợp thuốc tây cộng với ăn kiêng + tập thể dục + ngủ đủ. Bệnh TĐ2 thường là tăng từ từ.

- Monotherapy (thường là A1C <9%): Lúc mới có bệnh TĐ2 thì thường là bác sỹ cho 1 loại thuốc + ăn kiêng + tập thể dục + ngủ đủ. Nếu bạn cố gắng mà giữ được đường trong mức như trên trong nhiều năm thì không cần tăng thuốc. Ăn kiêng rất quan trọng, ăn kiêng có thể giúp nhiều người giữ đường trong mức trên nhiều năm chỉ với 1 loại thuốc.
Dual Therapy (Thường là A1C ≥9%). Sau khoản vài năm nếu đường vượt mức thì bác sỹ sẽ cho 2 loại thuốc + ăn kiêng + tập thể dục + ngủ đủ.
- Triple Therapy: Sau nhiều năm nếu 2 loại thuốc + ăn kiêng + tập thể dục + ngủ đủ mà đường vẫn vượt thì sẽ tăng lên 3 loại thuốc + ăn kiêng + tập thể dục + ngủ đủ
- Combination Injectable Therapy ( A1C ≥10% hoặc đường ≥300mg/dL, hoặc bệnh nhân có nhiều triệu chứng) : Sau nhiều năm nếu 3 loại thuốc + ăn kiêng + tập thể dục + ngủ đủ mà đường vẫn vượt thì sẽ tiêm insulin + thuốc uống (có thể)+ ăn kiêng + tập thể dục + ngủ đủ.
0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI HỌC LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI CÙNG QUAN TÂM
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Tiểu đường thai kỳ
Giải đáp mọi thứ về tiểu đường thai kỳ để mẹ không còn sợ hãi nữa
TÌM KIẾM