Sử dụng Insulin
👍👍 Chừng nào nên tiêm insulin?
Đây là quyết định của bác sỹ. Bạn không nên tự tiêm nhé. Và khi đã tiêm thì phải tiêm đúng liều nếu không sẽ mang lại nguy hiểm đến sức khoẻ. Và khi tiêm thì không nên tự đừng lại nhé.
Thông thường là nếu người Mẹ đi khám bác sỹ và được xác nhận là có TĐTK, bác sỹ sẽ cho về nhà chỉnh sửa ăn uống và tập thể dục. Phần đồng khoản 80-90% người Mẹ TĐTK có thể hạ đường trong máu chỉ ăn chỉnh sửa ăn uống và tập thể dục. Khoản 10-20% của người Mẹ bệnh TĐTK sẽ cần tiêm insulin. Nếu bác sỹ khuyên là tiêm, thì bạn nên tiêm insulin vì sẽ tốt cho con và cũng không có hại gì.
Bạn lưu ý là khi khám lại lần thứ 2 sau 1 tuần ăn kiêng thì không dung nạp lại nhé. Dung nạp lại thì chỉ số sẽ cao. Nếu bác sỹ yêu cầu bạn tiêm insulin vì dung nạp lần thứ 2 mà chỉ số ở nhà bạn đo tốt, thì bạn nên đi bác sỹ khác mà chỉ cho bạn ăn rồi đo thử máu lại lần thứ 2 tại văn phòng bác sỹ hoặc bệnh viện.
Một số người Mẹ sẽ phải tiêm để hạ đường trong máu. Sau một tuần chỉnh sửa ăn uống và tập thể dục, mà nếu đường trong máu vẫn cao hơn con số dưới đây thì bạn nên đi bác sỹ để được tư vấn (có thể là sẽ cần tiêm insulin):
Chỉ số trong mức:
Lúc đói <5,3 mmol/L (95 mg/dL)
Sau khi ăn 1 tiếng < 7,8 mmol/L (140 mg/dL)
Sau khi ăn 2 tiếng < 6,7 mmol/L (120 mg/dL)
Khi đã tiêm insulin thì vẫn kết họp với ăn kiêng, tập thể dục (nếu cơ thể cho phép), và ngủ đủ 8 tiếng. Vì nếu ăn thả cửa thì càng ngày sẽ cần tăng liều tiêm.
👍👍 Nên tiêm bao nhiêu insulin?
Khi tiêm insulin bạn phải rất cẩn thận và theo lời bác sỹ. Bác sỹ sẽ khuyên số liều lượng cần thiết để bạn có thể giữ đường trong máu lúc đói trong phạm vi 3,9-5,3mmol/L (70-95mg/dL).
👍👍 Tại sao khi tiêm insulin, có lúc đường trong máu hạ quá thấp?
Bạn cẩn thận tiêm insulin đúng liều. Nếu bạn tiêm quá mức thì đường trong máu sẽ hạ thấp. Nếu đường trong máu hạ dưới 3,9mmol/L là có thể vì bạn tiêm quá liều. Đường hạ dưới 3,9mmol/L có thể gây nguy hiểm, nhất là nếu đường xuống dưới mức 3,0mmol/L (54mg/dL). Nếu trong trường hợp này thì bạn nên pha 2 muỗng đường vào 1 ly nước và uống ly nước (15g tinh bột). Sau 15 phút bạn đo lại, nếu đường vẫn dưới 3,9mmol/L thì uống thêm 1 ly đường nữa.
Làm sao bạn biết là đường trong máu hạ quá thấp? Nếu bạn cảm thấy: chóng mặt, quá đói bụng, rung rẩy, mệt mỏi, tim đập mạnh thì bạn nên đo đường trong máu.
Nếu đường xuống 3,9mmol/L mà bạn có triệu chứng trên (hoặc xuống 3,0mmol/L (54mg/dL)) thì bạn nên đi đến bệnh viện.
Và sau đó thì nên đi bác sỹ để tăng liều lên cho phù hợp.
Nếu bạn đang tiêm insulin thì không nên giảm tinh bột quá mức vì thuốc sẽ làm đường hạ thấp rất nguy hiểm. Bạn nên hỏi ý bác sỹ cho bạn giảm một ít liều thuốc insulin, và giảm tinh bột từ từ trong vài tuần. Rồi bạn lại sinh bác sỹ cho bạn giảm thêm một ít thuốc rồi bạn giảm tinh bột từ từ, đến lúc nào mà bạn có thể sử dụng liều insulin cho mức đường trong máu không quá tăng và cũng không qúa hạ.
Đói: 3,9-5,3mmol/L
Sau 1h: 3,9-7,8mmol/L
Sau 2h: 3,9-6,7mmol/L
👍👍 Tiêm insulin có hại cho sức khoẻ không?
Nếu bạn có bệnh TĐTK, mà sau khi chính sửa ăn uống mà chỉ số vẫn cao lúc đói (trên 5,3mmol/L) và sau 1 tiếng(7,7mmol/L), thì bạn nên theo lời bác sỹ tiêm insulin.
Nếu không tiêm insulin khi đường trong máu cao thì sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho em bé và người Mẹ.
Tiêm insulin được xem là an toàn cho sức khoẻ của người Mẹ và em bé. Nên nếu bác sỹ khuyên bạn tiêm thì bạn cứ an tâm mà tiêm insulin nhé. Như lưu ý là tiêm đúng liều để không bị đường hạ quá thấp, hoặc tăng quá cao nhé.
👍👍 Hiệu ứng Somoygi
Có một số mẹ bầu ăn uống rất là kiêng, mà đường trong máu buổi sáng lúc đói vẫn rất cao. Còn các buổi còn lại thì đo bình thường.
Một trong những lý do là bạn có thể tiêm insulin quá nhiều và buổi tối, làm cho đường trong máu hạ xuống liền. Và sau đó thì cơ thể thiếu đường nên giải phóng đường dự trữ trong cơ thể làm đường trong máu tăng lên vào buổi sáng.
Để xem bạn có hiêu ứng Somoygi không, bạn nên đặt đồng hồ báo thức trong 2 giờ sáng, trong vài đêm liên tục và kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu của bạn thấp vào lúc 2 giờ sáng, thì bạn có thể có hiệu ứng Somogyi.
Hiệu ứng Somogyi là khi lượng đường trong máu của bạn giảm trong đêm. và tăng vào sáng sớm. Lượng đường trong máu giảm do người đó uống quá nhiều thuốc trị tiểu đường / hoặc tiêm insulin quá độ insulin. Nếu bạn do chỉ số đường trong máu lúc 2 giờ sáng, mà chỉ số thấp mà lúc sáng thức dậy lúc đói mà cao, thì bạn có Hiệu ứng Somogyi. Bạn nên:
- Hỏi ý kiến bác sỹ để giảm lại độ insulin tiêm vào ban đêm.
- Ăn nhẹ trước khi đi ngủ để giữ cân bằng lượng đường trong máu suốt đêm.
- Nếu bạn tập thể dục vào ban đêm, hãy tập sớm hơn và không gần giờ đi ngủ
👍👍 Nên tiêm insulin ở chổ nào?
Bạn nên tiêm insulin vào bụng vì bụng có nhiều mỡ. Tiêm bên hông bụng và không tiêm gần rún.
👍👍 Nếu tôi tiêm insulin, thì tôi có thể ăn uống một cách thoải mái và không cần tập thể dục nữa được không?
Insulin giúp bạn hạ đường trong máu. Nhưng mà để thật sự hạ tận góc thì bạn vẫn nên giảm tinh bột/ đường và tập thể dục.
Nếu bạn ăn tiếp tục ăn nhiều tinh bột/đường và không tập thể dục, thì đường trong máu sẽ vẫn tăng. Lúc đó thì bác sỹ sẽ phải tăng liều insulin lên cao nữa.
Nên bạn vẫn hạn chế trong việc ăn uống và vẫn tập thể dục để giữ sức khoẻ tốt nhé. Cố lên!
👍👍 Nếu Người Mẹ tiêm insulin thì có nên mổ khi sinh không?
Khi người Mẹ tiêm insulin mà chỉ số đường trong máu trong khoảng bình thường, thì thường là bác sỹ sẽ khuyên là nên mổ vào tuần 39 để tăng an toàn cho người Mẹ và em Bé.
Khi người Mẹ tiêm insulin mà chỉ số đường trong máu vượt qua khoảng bình thường, thì thường là bác sỹ sẽ khuyên là nên mổ vào tuần 38 để tăng an toàn cho người Mẹ và em Bé.