Lily Phan VIP
CÁCH ĂN KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

👌👌 Nên ăn gì?
Vì cơ thể mỗi người là khác nhau, bạn nên đo đường sau buổi ăn. Những thứ đồ ăn nào làm tăng đường thì bạn nên tránh, ngay cả khi một loại thực phẩm nằm trong danh sách cho phép thì bạn cũng nên tránh.

👌👌 Có phải ăn kiêng suốt đời không? Thấy khổ thân quá!
Tâm lý người mẹ bệnh TĐTK cảm thấy rất là khổ tâm. Khi có bầu thì cái gì cũng thèm. Và cũng muốn ăn nhiều cho con được khoẻ. Sợ ăn kiêng thiếu dinh dưỡng cho con.

Thật ra bạn đừng xem bệnh TĐTK là một món nợ. Cách ăn giảm tinh bột làm một cách ăn có thể giúp duy trì sức khoẻ và tăng sức khoẻ lâu dày. Rất nhiều người, bao gồm Lily, không có bệnh TĐTK mà vẫn ăn giảm tinh bột. Lý do là đồ ăn tinh bột hiện nay không có nhiều dinh dưỡng mà được chế biến rất ngọt để chúng ta dễ thèm. Ăn vào không bổ ích gì và lại làm cho cơ thể tăng cân và dễ bệnh.

Khi giảm tinh bột và ăn thêm những chất bổ dưỡng từ chất đạm, chất béo và rau bạn có thể giúp phòng ngừa bệnh Tiểu Đường Loại 2 sau này, giúp giữa câng nặng cân đối, duy trỳ năng lượng, khoẻ lâu dài.

Nên các bạn đừng xem cách ăn giảm tinh bột này như là một cực hình. Mà hãi xem đây là một cơ hội để học cách ăn uống có đầy đủ dinh đưỡng cho sức khoẻ lâu dài.

Sau khi bạn sinh con thì không cần ăn kiêng giảm tinh bột quá mức như hiện tại. Nhưng tốt hơn hết là vẫn nên duy trì giảm tinh bột để tăng sức khoẻ. Một khi giảm rồi bạn sẽ quen dần và không thèm nhớ nhung gì nữa đâu. Lily không có mang thai mà vẫn ăn kiêng như các bạn và sức khoẻ rất tốt. Bạn cố lên!

Giới hạn số lượng tinh bột trong tầm 30-45 grams mỗi bữa ăn. Tốt nhất là dưới 30 grams.

- Hạn chế các loại tinh bột. Nếu ăn thì chỉ ăn tối đa 1/2 chén. Và chỉ chọn 1 thứ trong một buổi ăn. Không phải là ăn 1/2 chén cơm và ăn thêm 1/2 chén khoai mỳ. Đồ ăn hạn chế: cơm, phở, hủ tiếu, miến, mỳ, khoai lang, khoai tây, khoai môn, khoai mỳ, các loại đậu, nếp. Nếu ăn bánh mì thì chỉ ăn tối đa nửa ổ. 1/2 chén là khoản 20gram tinh bột
- Chất đạm: trứng, thịt, đồ biển, đậu hủ thì ăn thoải mái vì tinh bột rất thấp.
- Rau ăn thoải mái vì tinh bột rất thấp
- Ăn các loại mỡ tốt thoải mái: cá, trái bơ, dầu oliu, các loại hạt
- Nếu ăn vặt thì giữ dưới 15 gram tinh bột
- Tránh đồ uống có đường, soda và nước ép trái cây. Uống nước, trà không đường, sữa đậu nành không đường.
- Tránh đồ chiên dầu mỡ.

👌👌 Nguyên tắc ăn giảm tinh bột cho mẹ bầu bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ (TĐTK):
Thông tin về cách giảm tinh bột

Trong một buổi ăn, hạn chế mức tinh bột dưới 30-45 grams (tuỳ người):

- Tinh bột: bao gồm cơm, hủ tiếu, bún, miến, mì, bánh đa, bánh mì, các loại khoai: tối đa là 1/2 chén (khoản 25 grams) trong một buổi ăn.
Rau ăn 1-2chén trong mỗi buổi ăn. Ăn rau thoải mái không cần hạn chế vì rau có rất tinh bột (khoản 5 grams cho 1 chén). Ngoài ra rau có nhiều dinh dưỡng (các loại Vitamin, folate, chất kẽm cho em bé phát triển).
- Chất đạm, ăn 1-2 chén mỗi buổi ăn bao gồm: thịt, cá, đồ biển, trứng, đậu hủ: Ăn ít nhất 1 chén trong một buổi ăn, có thể ăn nhiều hơn nếu cần. Lưu ý không ăn cá biển lớn vì có thuỷ ngân. Chất đạm không có tinh bột nên bạn có thể ăn thoải mái. Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Ngoài ra trong chất đạm có chất mỡ tốt cho em bé.
- Chất béo tốt: chất béo tốt giúp cho em bé phải triển và giúp bạn no lâu. Các chất béo tốt: cá, các loại hạt (hạt điều, hạt nhân, hạt óc chó nếu không bị dứng với hạt), trái bơ, dầu oliu, và dầu mè. Dầu thì bạn đừng nấu trên lửa lớn. Sau khi bạn nấu đồ ăn/rau thì chế thêm 1-2 muỗng dầu oliu hoặc dầu mè vào.

👌👌 Đồ ăn nào có nhiều tinh bột?
Có rất nhiều câu hỏi về tinh bột. Gạo trắng có nhiều tinh bột hơn gạo lứt không? Ăn cơm có hại ơn bánh mì không? Ăn nếp có được không? Ăn đậu (như đậu đen, đậu đỏ) có ok không?

Để các bạn có thể dễ hiểu hơn, tất cả các loại tinh bột (cơm, bún, các loại bánh: bánh phở, hủ tiếu, mỳ bánh đa,, bánh canh, miến, bánh mỳ, nếp) thì điều có nhiều tinh bột, và chen lệt chỉ một ít thôi. Nên các bạn có thể hiểu là trung bình 1 chén tinh bột (cơm, bánh phở, bún..) thì sẽ là 20 gram tinh bột. Và mỗi buổi ăn thì bạn nên hạn chế dưới 30 gram tinh bột.

20 grams từ 1/2 chén cơm. 10 grams còn lại có thể đến từ loại rau. Chất đạm và mỡ tốt không có tinh bột.

👌👌 Khi giảm tinh bột, thì luôn luôn đói và thèm ngọt, nên ăn gì?
Khi bạn lần đầu tiên cắt giảm tinh bột và giảm ngọt, bạn sẽ trải qua giai đoạn đói và thèm ngọt.

Rất quan trọng: ngon không có nghĩa là bổ dưỡng! Ăn bánh kem sinh nhật rất ngon, nhưng chỉ nhiều chất ngọt, tăng năng lượng, nhưng không tăng dinh dưỡng. Nếu bạn ăn nhiều năng lượng mà không tập thể dục thì năng lượng sẽ biến thành mỡ và hại cơ thể và sức khoẻ.

Thèm ngọt là việc tự nhiên, vì não của con người rất thích ăn ngọt nên khi không ăn ngọt, nó không được kích thích và nó không vui. Não thích ăn ngọt và cũng thích hút thuốc lá, nhưng không có nghĩa là 2 thứ này là tốt cho cơ thể.

Bạn cố gắng ăn kiêng khoản 3 tuần thì sẽ quen và lúc đó thì khẩu vị sẽ thấy đồ ăn đơn giản cũng ngon. Lily ăn quen rồi bây giờ cho Lily ăn đồ ăn ngọt ăn không được. Nên khẩu vị của bạn cần 3 tuần để quen dần. Nhưng sau 3 tuần thì khẩu vị sẽ trở lại quen dần với hương vị thật sự của đồ ăn.

Bạn xem như đây là quá trình cơ thể đang học lại cách ăn uống bổ dưỡng và khoa học. Bạn đang xây dựng cách ăn uống dinh đưỡng khoa học tốt cho cơ thể cho cả cuộc đời của bạn và cuộc đời của con. Khi bạn quen ăn cách dinh dưỡng thì cơ thể của bạn sẽ cảm thấy khoẻ hơn và tinh thần cũng tập trung hơn.

Và đồ ăn có dinh dưỡng thì xem Video số 5 nhé. Cách chất Vitamin A,B, C, D, E, K, Folate, và các chất khoáng (chất sắt, zinc, calcium, phosphorus, magnesium, sodium, potassium, chloride, iodine, selenium and copper) cơ thể cần thiết là ở trong rau và chất đạm, chứ tinh bột và đồ ngọt cho bạn năng lượng mà không cho bạn dinh dưỡng cần thiết. Cơ thể của bạn vẫn có thể tạo ra từ năng lượng từ tinh bột trong rau, 1/2 chén cơm bạn ăn, chất đạm và chất béo.

Khi đói hoặc thèm đồ ngọt:

Nếu đói, thì bạn nên ăn thêm. Đừng để đói. Khi đói thì có thể tắng phần rau và chất đạm lên. Thí dụ bạn mỗi buổi ăn bạn đang ăn 1/2 chén cơm, 1 chén rau và 1 chén thịt thì tăng lên 1/2 chén cơm, 2 chén rau, và 2 chén thịt.

Ngoài ra, nếu đói thì buổi ăn phụ bạn có thể ăn canh nấu với thịt/cá/trứng/hải sản/đậu hủ (không ăn cá biển lớn vì có thuỷ ngân), hoặc xà lách với thịt/cá/trứng/hải sản/đậu hủ.
Rau sau khi nấu thì bạn có thể chế lên 2 muỗng dầu oliu (hoặc dầu mè). Dầu có chất béo tốt cho cơ thể phát triển và sẽ giúp no lâu hơn.

Tối cố gắng ngủ 8 tiếng, vì khi không ngủ đủ cơ thể sẽ thèm ngọt để tăng năng lượng vì thiếu ngủ.

👌👌 Đã giảm tinh bột, mà đường vẫn cao, nên làm gì?
Có một số Mẹ Bầu đã ăn kiêng và giảm tinh bột mà đường vẫn cao. Có thể làm thêm:

- Chỉ ăn 1/2 chén tinh bột (cơm gạo trắng, cơm gạo lứt, bánh phở, hủ tiếu, mỳ, miến). Nếu vẫn cao thì bạn có thể ăn yến mạch. Số lượng tinh bột trong yến mạch chỉ 1/2 của gạo.
- Khi ăn đồ ăn ăn nhiều rau, chất đạm (cá/thịt/trứng/hải sản –không ăn cá biển lớn vì có thuỷ ngân). Sau khi nấu rau xong thì có thể chế thêm 2 muỗng dầu oliu hoặc dầu mè. Rau, chất đạm, và dầu sẽ giúp no lâu hơn và làm chậm lại sự hấp thụ của đường vào máu.
- Tập thể dục như là đi bộ sau buổi ăn 30 phút mỗi ngày (để cơ bắp sử dụng đường và hạ đường).

- Ngủ đủ 8 tiếng và giảm sự căng thẳng hàng ngày. Tinh thần căng thẳng sẽ tăng đường trong máu.
- Nếu bạn uống sữa bò không đường thì nên giảm nhé. Vì sữa bò không đường vẫn làm tăng đường trong máu. Nên hạn chế. Nếu đường không ổn, thì mỗi ngày chỉ nên hạn chế tối đa là 1 bịch (180mL)
- Uống nhiều nước lọc khoản 2,5 Lít mỗi ngày.
- Nếu vẫn liên tiếp đường cao thì nên đi bác sỹ. Có thể là bác sỹ sẽ khuyên tiêm insulin. Nếu bác sỹ khuyên thì bạn làm theo nhé.

👌👌 Nếu mình ăn gạo lứt, thì có thể ăn nhiều hơn cơm gạo trắng không?

Gạo lứt có nhiều chất xơ hơn gạo trắng và hàm lượng tinh bột (carbohydrate) ít hơn một chút. Một chén gạo lứt nấu chín có 42 gram carb, trong khi một chén gạo trắng có 52 gram carb. Vì vậy, gạo lứt có ít carbohydrate hơn gạo trắng, nhưng chỉ ít hơn một chút.

Vì bạn nên giữ lượng carbohydrate mỗi bữa 30-45 grams, bạn chỉ nên ăn tối đa 1/2 chén, bất kể đó là gạo lức hay gạo trắng. Thay vào đó, bạn nên tìm các các công thức nấu ăn có protein cao hơn, chất béo tốt và ăn nhiều rau.

👌👌 Ăn rau thì có thể ăn thoải mái phải không?

Tóm lại, câu trả lời là có. Rau có hàm lượng carbohydrate thấp (xem danh sách dưới đây). Như vậy, bạn không phải đếm lượng carbohydrate khi ăn rau. Rau cũng có nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của bạn và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Rau cũng có đầy đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết có thể giúp em bé của bạn phát triển.

👌👌 Nên ăn cá loại nào?
Ăn cá loại nào tốt mà ít thuỷ ngân?Ăn cá là tốt vì ít tăng đường và có omega 3 tốt cho phát triển não.

Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp nhất: Nên ăn 2 – 3 lần/tuần
- Cá cơm;
- Cá đù Đại Tây Dương;
- Cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương;
- Cá vược đen;Cá chim;Cá da trơn;Sò;Cá tuyết;Cua;Tôm hùm đất;Cá bơn;Cá Haddock – một loại cá tuyết;Cá tuyết than;Cá trích;Tôm hùm Mỹ;Cá đối;Hàu;Cá rô;Cá chó;Cá hồi;Cá mòi;Sò điệp;Cá rô phi;Mực;Cá ngừ.

Thủy hải sản có mức độ thủy ngân vừa phải: Ăn 1 lần/tuần

Cá trâu;Cá chép;Cá vược;Cá mú;Cá chim lớn;Cá nục heo;Cá chày;Cá rô đại dương;Cá than;Cá đầu cừu/cá tù;Cá hồng;Cá thu Tây Ban Nha;Cá ngói;Cá ngừ trắng;Cá ngừ vây vàng.

Thủy hải sản có mức thủy ngân cao nhất: Nên tránh

Cá ngừ mắt to;Cá thu vua;Cá cam;Cá mập;Cá kiếm;Cá ngói.

👌👌 Nên ăn trái cây gì?
Trái cây có thể có nhiều carbohydrate. Nếu bạn đang ăn trái để thay đồ ăn vặt thì hạn chế mỗi phần trái cây dưới 15 gram carb mỗi bữa ăn nhẹ. Mỗi người là khác nhau, nên đo lượng đường trong máu và xem cơ thể bạn phản ứng với các loại trái cây như thế nào nhé.

Các loại trái cây chứa ít carbohydrate: dâu tây, trái bơ, ổi, dưa hấu. Trái bơ và ổi có nhiều chất xơ. Chất xơ thì cơ thể bạn sẽ tống ra khỏi cơ thể sau khi ăn. Nên ăn trái bơ và ổi vẫn ok. Mỗi lần ăn hạn chế dưới 15 grams (tối đa là 1 chén).

Tránh các loại trái cây chứa nhiều carbohydrate như xoài, nho và chuối.

👌👌 Nên ăn chất béo nào là tốt?
Khi mang thai, cơ thể cần nhiều chất béo. Trường Đại Học Mỹ UCSF khuyến nghị các bà mẹ tương lai nên ăn 25 – 35% lượng calo là chất béo.

👌👌 Nên ăn bao nhiêu chất đạm?
Đường Đại Học Mỹ UCSF khuyên các bà mẹ bầu nên ăn ít nhất 60 grams chất đạm mỗi ngày. Trong một phần đồ ăn, khoảng 1/4 đĩa của bạn nên là chất đạm.

👌👌 Nên uống gì?
Uống nước lọc, trà không đường, sữa đậu nành không đường.

Nước dừa tươi và sữa bò cũng có đường tự nhiên. Nên bạn nên tránh. Nếu uống thì chỉ thỉnh thoảng và chỉ một ít.

Tránh đồ uống có đường, soda và nước ép trái cây.

👌👌 Tại sao nên hạn chế đồ chiên?
Khi dầu được nấu nóng đến nhiệt độ cao, nó sẽ bị oxy hóa. Dầu oxy hóa trở thành có thể dẫn đến nguy cơ phát triển ung thư.

Các quy tắc chung về thực phẩm chiên:

- Giới hạn ăn. Nên xào hơn là chiên vì sử dụng ít dầu hơn. Đặc biệt tránh ăn đồ chiên tại các nhà hàng vì nhiều nhà hàng sử dụng dầu lại nhiều lần để tiết kiệm tiền.
- Nếu bạn nấu ăn ở nhà, sử dụng dầu dừa sẽ tốt hơn vì có thể chiệu được độ nóng cao hơn.
- Bạn có thể nấu đồ ăn chín rồi (như rau luộc, hoặc thịt) rồi chế 2 muỗng dầu oliu hoặc dầu mè lên sau khi nấu. Như vậy thì dầu sẽ không bị nóng và oxy hoá, và cơ thể có thể thu hấp chất bét tốt giúp não phát triển.

👌👌 Ăn kiêng giảm tinh bột có thiếu dinh dưỡng cho bé không?

Câu trả lời là hoàn toàn là không. Các chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất cần thiết là trong rau, chất đậm và chất béo. Tinh bột là để nạp năng lượng (ATP). Nhưng cơ thể con người vẫn có thể tạo ra năng lượng từ rau, chất đậm và chất béo. Nên bạn không cần lo về vấn đề này. Bạn xem thông tin trong Video số 5 nhé.

👌👌 Những loại thực phẩm có vitamin và khoáng chất thiết yếu cho bé?
Khi mang thai, Bà Mẹ cần ăn đầy đủ dinh dưỡng để em bé có thể phát triển. Các dinh dưỡng mà thường thiếu các Mẹ Bầu là Omega 3, folate, chất sắc, Vit D, Vit C, Iodine, Canxi, và chất kẽm. Các bạn tham khảo là nên ăn gì để có đầy đủ cho em bé nhé.Lưu ý không ăn các loại cá biển lớn vì có thuỷ ngân.

Omega 3
- Giúp bé phát triển não và mắt
- Đồ ăn: cá mòi, cá cơm và cá trích

Folate:
- Giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của em bé
- Đồ ăn: Các loại rau xanh, bó xôi, bông cải xanh, súp lơ, đậu Hà Lan, đậu, hạt điều, quả óc chó

Chất sắt:
- Giúp sản xuất hồng cầu để chuyển không khí; giảm nguy cơ bé bị nhẹ cân và sinh non
- Đồ ăn: Thịt bò, thịt lợn, gan gà hoặc gan bò, hạt đậu, rau bó xôi, trứng, tôm

Vitamin D
- Phát triển xương, răng
- Đồ ăn: Cá hồi, cá thu, nấm, cá ngừ, cá mòi, sữa, sữa chua, trứng

Canxi
- Phát triển xương, răng
- Giúp xương của người Mẹ không bị yếu đi lúc về già
- Đồ ăn: Sữa chua, sữa, rau lá xanh đậm, cá mòi

Zinc (chất kẽm)
- Giúp tế bào của bé phát triển
- Tăng đề kháng của người Mẹ giảm nguy cơ nhiễm trùng
- Đồ ăn: Các loại hải sản, thịt, các sản phẩm từ sữa, đậu

Vitamin C
- Phát triển collagen trong mạch máu em bé
- Giúp chất sắt hấp thụ tốt hơn vào cơ thể
- Ổi, dâu tây, cam, bông cải xanh

Iốt (Iodine)
- Idone không cần nhiều. Nhưng rất quan trọng cho việc phát triển hốc môn thyroid. Thyroid giúp quản lý nhiệt độ cơ thể, điều khiển năng lượng, hồng huyết cầu tái tạo, và điều khiển cơ bấp.
- Đồ ăn: Cá, tôm, muối có pha iốt

👌👌 Có nên ăn/uống thêm đồ ăn gì để hạ đường?
Có nhiều Mẹ Bầu hỏi là có thể ăn/uống thêm những thứ khác để hạ đường không (thí dụ nước vối, canh thìa dây, nước lá xoài non.. v…v…)

Bạn lưu ý là trong việc điều trị bệnh Tiểu Đường thì nhưng thứ hiệu quả nhất vẫn là : giảm tinh bột, tập thể dục, ngủ đủ, giảm căn thẳng, uống tây hoặc tiêm insulin (nếu cần). Những thứ thuốc nam thì có thể một số loại giúp thêm một ít, nhưng không có thể giúp hạ đường huyết nhiều.

Bạn nên tìm hiểu rõ là khoa học có chứng minh hiệu quả của thuốc nam hoặc đồ ăn này chưa. Có thể một số đồ thì có hiệu qủa một ít cho một số người. Nhưng việc chính là vẫn phải giảm tinh bột, tập thể dục, ngủ đủ, giảm căn thẳng, uống tây hoặc tiêm insulin (nếu cần).

Nếu bạn có uống thuốc nam thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước. Vì có loại thuốc chống ngược lại với các loại thuốc bạn đang uống, hoặc ảnh hưởng bệnh khác của bạn đang có.

Và bạn nên tìm hiểu rõ về nguồn gốc hiệu thuốc, nhà thuốc chế biến, cách chế biến, vì có nhiều nơi họ bán thuốc làm không tốt, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ.

Và nếu bạn là Mẹ Bầu thì thật sự cẩn thận nhé, vì có thuốc sẽ ảnh hưởng đến em bé.

👌👌 Sau khi ăn kiêng, thì cetones (ketones) lại lên, có nguy hiểm cho em bé không?

- Trường Đại Học Yale khuyên là ăn 30-45gram cho buổi ăn chính (3 buổi). Và buổi ăn phụ từ 15-30gram 3 (buối). Là ăn từ 135-225g. Còn American Diabetes Association thì nói là ăn ít nhất là 175g tinh bột trong 1 ngày cho TĐTK.
- Khi các bạn ăn 1/2 chén cơm (25g tinh bột ) + 2 chén rau (từ 10-20g tuỳ loại rau) + 1-2 chén chất đạm (0g) là cũng là 35-45g tinh bột trong buổi ăn là trong mức. Chưa tính là bạn có pha thêm gia vị như đường thì số tinh bột lại tăng thêm.
- Ngoài ra còn ăn 3 buổi ăn phụ từ 15-30gram. Nên bạn ăn là trong mức.
- Ketones là một phần tự nhiên trong cơ thể khi cơ thể thiếu tinh bột thì sẽ sử dụng mỡ thành tinh bột. Khi tăng, có thể ảnh hưởng đến não em bé sau này, nhưng khoa học trên mảng này vẫn còn mâu thuẩn.
Ketones, không phải là ai ăn kiêng cũng tăng. Nên bác sĩ thử đường nước tiểu hoặc đường máu thì mới biết là có tăng cao hay không.
Nếu bạn muốn thì bạn có thể đổi qua ăn 1 chén yến mạch (loại yên hạt) thay cơm. Vẫn có tinh bột, nhưng có chất sơ thì sẽ giúp đường huyết điều hoà hơn.
Và bạn nên hỏi bác sĩ cho bạn thử nước tiểu về ketones thì sẽ biết là trong mức nào

👌👌 Có thể ăn bánh quy loại cho người tiểu đường không?
Bạn có thể ăn 2-3 bánh nếu muốn cho buổi ăn phụ.

Nhưng bạn lưu ý là đừng ăn quá nhiều. Bánh quy này chỉ có tinh bột cho đỡ thèm, và không có nhiều đinh dưỡng. Và nếu ăn nhiều thì sẽ tăng đường trong máu nhanh.

Một buổi ăn phụ có thể ăn 15gram tinh bột. 2-3 bánh quy đã là 15gram tinh bột. Trong khi bạn ăn một tô rau và thịt/tôm/cá/hải sản/trứng (không ăn cá biển lớn vì có thuỷ ngân) thì vẫn dưới 15gram tinh bột. Mà ăn một tô rau và chất đạm thì nhiều dinh dưỡng cho bạn và em bé vì rau có nhiều Vitamin A,B,C,D,E,K và chất khoáng cần thiết. Và chất đạm thì có amino acids để em bé phát triển. Và ăn rau và chất đạm thì no lâu. Còn bánh quy thì chỉ có tinh bột ăn cho đỡ thèm mà rất mau đói.

👌👌 Có thể uống sữa không đường được không?
Sữa bò không đường có nhiều Vitmin D và Canxi cho em bé, và chất béo tốt. Cũng không tăng đường trong máu nhiều. Nhưng phải là loại sữa bò đã được tiệt trùng.

Bạn có thể uống thử trước mỗi ngày một ly (180ml). Nhưng lưu ý là nhiều người uống sữa bò sẽ bị sình bụng và không tiêu hoá. Nên bạn cẩn thận và xem có tiêu hoá được không. Nếu thấy khó chịu thì không nên uống. Nếu ok thì có thể tăng lên nếu muốn. Có thể uống 2-3 ly mỗi ngày. Nhớ là đo dường trong máu sau khi uống.

👌👌 Khi nấu ăn có được sử dụng đường không?
- Khi nấu ăn bạn có thể sử dụng đường nếu muốn.
- Một muỗng đường nhỏ (loại muỗng cafe, lấy vừa không lấy vung lên) thì có 4 gram tinh bột. So với một chén cơm gạo trắng là khoảng 45gram tinh bột. Nên một muỗng đường nhỏ cũng không có quá nhiều gram tinh bột. Mỗi buổi ăn tổng cộng có thể ăn 30-45 gram tinh bột.
- Nếu bạn không muốn sử dụng đường thì có thể sử dụng một ít trái khóm để làm vị ngọt cho đồ ân
Và lưu ý là thời gian đầu ăn lạt không quen, nhưng sau khi giảm ngọt trong 3 tuần thì khẩu vị sẽ quen dần và sẽ bớt thèm ngọt. Cố lên!

👌👌 Có được ăn đường ăn kiêng không (artificial sweeteners)?
Có nên sử dụng đường ăn kiêng không? Cái này tuỳ loại. Có loại ăn ok nhưng cũng có thể khó tiêu hoá cho một số người. Tốt nhất theo Lily thì khi nấu ăn chỉ sử dụng một muỗng đường nhỏ (loại muỗng cafe) nếu muốn, loại đường bình thường vì loại đường bình thường dễ tiêu hoá. Các loại đường ăn kiêng có thể ăn. Nếu có ăn đường ăn kiêng thì cũng ăn ít thôi và nhớ đo đường trong máu sau khi ăn.

- Aspartame (Equal, NutraSweet, Natra Taste)
- Acesulfame K (Sunett)
- Sucralose (Splenda)

Các loại sau đây là sugar alcohol, là sẽ vẩn tiêu hoá thành đường trong cơ thể. Nên nếu có ăn thì chỉ ăn rất ít: Sorbitol, Xylitol, Isomalt, Mannitol, and Hydrogenated Starch.

👌👌 Nên ăn uống gì nếu thiếu ối?
Một số Mẹ Bầu TĐTK bị thiếu ối. Nếu thai của bạn đã sau 24 tuần thì cũng đừng lo quá. Bạn nên đi bác sỹ thường xuyên để siêu âm và theo dõi.

- Bác sỹ sẽ khuyên là nên làm gì sao khi theo dỗi. Bác sỹ có thể khuyên là giảm làm việc và nghỉ ngơ trên gường nhiều hơn. Cũng không cần quá lo đâu, thường là em bé sẽ sinh khoẻ.
- Bạn có thể uống thêm nước lạnh
- Khoa học chưa có nghiên cứu là nước dừa có giúp tăng ối không. Nếu bạn muốn uống thì có thể uống 1 ly nhỏ mỗi ngày. Nhưng nhớ đo đường trong máu vì nước dừa có thể làm tăng đường.

👌👌 Nên ăn gì nếu dư ối?

Bạn đừng quá lo. Thông thường là dư ối cũng không dẫn đến việc nghiêm trọng. TĐTK làm tăng nguy cơ dư ối. Nếu bạn không có triệu chứng thì cũng không có nghiêm trọng. Các triệu chứng thường là: khó thở, bụng cảm thấy cứng và căng to, ít tiểu, bị táo bón.

Thường là những ca không nghiêm trọng thì bác sỹ chỉ theo dỗi thôi. Nên bạn nên đi khám bác sỹ thường xuyên. Nếu nghiêm trọng thì bác sỹ có thể trị bằng cách tiêm ống chích vào và rút bớ ối ra. Trong ca nghiêm trọng thì bác sỹ có thể khuyên sinh trước 37 tuần.

Thường là không có lời khuyên gì về đổi cách ăn uống. Vẫn ăn kiêng theo TĐTK. Và bạn nên nghỉ ngơi trên giường nhiều, hạn chế đi lại để cảm thấy thoải mái hơn. Cố lên nhé. Đừng lo quá.

👌👌 Nếu lỡ ăn món gì mà đường tăng sau khi ăn, thì làm gì?
- Nếu bạn tăng vượt mức sau khi ăn thường xuyên thì nên đi bác sỹ để khám lại nhé.
- Nếu bình thường chỉ số tốt, mà chỉ vì ăn món gì đó mà tăng quá (như xôi, khoai, bánh mì, bánh quy, phở, mỳ, miến…) thì các bạn cũng đừng lo quá. Lâu lâu vượt một lần, mà chỉ vượt vài điểm thì không sao đâu.
Các bạn có thể:
- Lưu ý lần sau đừng ăn món này nữa
- Đi bộ sau khi ăn để có thể hạ đường (khi cơ bắp vận động thì sẽ thu hấp đường và hạ đường)
- Tối nhớ ngủ 8 tiếng vì nếu không ngủ đủ thì đường có thể tăng
- Nếu bạn có tiêm insulin thì chỉ nên ăn những món ăn quen thuộc vì mình đã biết món nào hạp với mình để có thể tín liều tiêm.

👌👌 Ăn yến mạch có gì tốt?
Có một số bạn ăn yến mạch chỉ số đẹp, và một số thì chỉ số đường cao. Có thể cao là vì bạn ăn loại yến mạch đã cán vỡ. Bạn xem thông tin nhé.

Các bạn có thể thử ăn yến mạch thay cơm nếu:

- Bạn muốn giảm số lượng tinh bột.
- Đường trong máu buổi sáng của bạn cao
- Bạn muốn giảm tinh bột mà sợ cetones tăng.

Yến mạch số lượng tinh bột chỉ 1/2 của cơm, nên có thể ăn để giúp hạ đường trong máu. 1 chén yến mạch đã nấu rồi thì có 28g tinh bột. 1 chén cơm có 45gram tinh bột. Bạn có thể ăn thay cơm nếu bạn muốn giảm tinh bột. Bạn có thể ăn 1/2-1 chén yến mạch tuỳ theo chỉ số đường trong máu sau khi ăn của bạn.

Khi ăn yến mạch thì có mua loại nguyên hạt cán dẹp (old-fashioned), không mua loại cán vỡ (quick oats). Loạt cán vỡ đã cán như bột, ăn vào thì tăng đường trong máu nhanh. Loại còn nguyên hạt cán dẹp thì còn có chất xơ giúp đường trong máu tăng chậm.

Yến mạch bạn có thể mua ở siêu thị hoặc trên mạng ở shopee

Cách nấu yến mạch thì bạn có thể nấu như là cơm. Rồi ăn thay cơm ăn với rau + thịt bình thường.

Hoặc bạn có thể nấu như cháo, nhưng nấu như cháo thì phải tăng gấp đôi số rau và thịt và giảm 1/2 số gram yến mạch, nếu không thì đường sẽ tăng cao.

Lưu ý là nếu bạn đang tiêm insulin thì không nên giảm tinh bột quá nhau. Thuốc sẽ quá liều và làm cho đường trong máu hạ thấp (dưới 3mmol/L, hoặc 54mg/dL) là nguy hiểm. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ cho bạn giảm một ít liều insulin và giảm tinh bột, và đo đường trong máu để lượng thuốc phù hạp với lượng tinh bột.

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI HỌC LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI CÙNG QUAN TÂM
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Tiểu đường thai kỳ
Giải đáp mọi thứ về tiểu đường thai kỳ để mẹ không còn sợ hãi nữa
TÌM KIẾM