Lily Phan VIP
Hiểu về TĐTK

👌 Làm sao giúp giảm lo lắng
Khi vừa mới được bác sỹ báo là có bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ, rất nhiều người Mẹ cảm thấy lo lắng. Không biết là tạo sao bị bệnh? Không biết là em bé có sao không? Không biết là bây giờ ăn gì để giảm bệnh? Và cảm thấy chán nản vì có bầu là mệt mỏi rồi bây giờ phải ăn kiêng và tập thể dục nữa, rất cực quá.

Đầu tiên là các bạn nên mừng là đã khám ra bệnh. Có nhiều Bà Mẹ có bệnh nhưng mà không đủ điều kiện để khám bác sỹ nên không biết có bệnh mà trị.

Điều thứ nhì là các bạn đừng buồn vì bệnh TĐTK hoàn toàn có thể trị được. Bạn sẽ sinh em bé bình thường và khoẻ mạnh nếu nghe theo lời bác sỹ. Có rất nhiều bệnh khác không trị được, mà bệnh TĐTK là loại trị được nên bạn nên vui mừng.

Điều thứ ba là bệnh TĐTK sẽ dạy cho bạn một cách ăn uống bổ dưỡng. Qua cách an uống này, bạn có thể áp dụng sau khi sinh và có thể tăng sức khoẻ lâu dày. Thậm chí, nếu bạn xây dựng thói quen ăn giảm tinh bột và tập thể dục thường xuyên thì sức khoẻ sau này của bạn sẽ có thể tốt hơn là những người không bị bệnh.

👌 Bệnh TĐTK là gì?

Khi bạn ăn đồ ăn, đồ ăn sẽ được chuyển hóa thành glucose (đường trong máu) cung cấp năng lượng cho người mẹ. Em bé lớn lên sẽ hấp thụ glucose từ thức ăn của mẹ. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể người mẹ không hấp thụ nhiều glucose để ưu tiên cung cấp glucose cho em bé. Em bé có thể sử dụng glucose làm năng lượng để phát triển. Vì người mẹ không hấp thụ nhiều glucose, glucose tồn tại lâu hơn trong máu và do đó làm tăng số đo glucose trong máu của người mẹ.A

👌 Khi đã có bệnh TĐTK,thì nên giữ đường trong máu bao nhiêu là an toàn?
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyên nên giữ lượng đường trong máu trong các phạm vi sau:

Lúc đói <5,3mmol / L (95 / mg / dl)
1 giờ sau khi ăn <7,8mmol / L (140mg / dl)
2 giờ sau khi ăn <6,7mmol / L (120 mg / dl)
Nếu cao hơn chỉ số thì bạn nên ăn uống giảm tinh bột và tập dục mỗi ngày 30 phút.

👌 Tại bệnh viện, thử máu lần đầu là thế nào?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là khi đường huyết của bạn tăng cao hơn bình thường. Khi bạn đi khám bác sỹ, họ sẽ cho bạn uống một ly nước ngọt để thử đường trong máu.

Xét nghiệm này được thực hiện trong khoảng 24-28 tuần sau khi có thai. Đối với phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, xét nghiệm có thể được thực hiện trong ba tháng đầu sau khi có thai.

Sau khi uống ly đường 75 hoặc 100g đường (tuỳ chổ), họ sẽ lấy máu 3 lần để xem chỉ số đường trong máu. Nếu chỉ số cao hơn mức cho phép, thì bạn có bệnh tiểu đường thai kỳ.

Có bệnh (vượt 1 trong 3 chỉ số nếu uống 75g đường, vượt 2 trong 3 chỉ số nếu uống 100g đường)
Đói >5,3 mmol/L (95mg/dL)
Sau 1 giờ ăn >10,0 mmol/L (180mg/dL)
Sau 2 giờ ăn >8,6mmol/L (155mg/dL)

Đây là chỉ số để chuẩn bệnh. Dung nạp tại bệnh viện thì lượng đường cao trong dung nạp nên thường là đường lên cao và nhanh, nên chỉ số chuẩn bệnh là cao hơn chỉ số mình sẽ theo dỗi tại nhà. Tại nhà chỉ số đói là <5,3, sau 1giờ <7,8, và sau 2giờ là dưới <6,7 là tốt.

👌 Chỉ số của tôi có cao quá không?
Sau khi dung nạp, bác sỹ sẽ đưa ra 3 chỉ số. Nếu uống 75g đường, thì 1 trong 3 chỉ số vượt là có TĐTK.

Khi mới biết có TĐTK cũng đừng buồn quá. 80% phụ nữ TĐTK sau khi bắt đầu ăn kiêng và tập thể dục mỗi ngày 30 phút sẽ có thể giảm đường trong máu và không cần tiêm insulin.

Khi bạn về nhà bắt đầu chỉnh sữa, cách giảm đường trong máu hiệu quá nhất là ăn kiêng. Một ngày bạn ăn 3 buổi chính. Trong buổi chính thì ăn 1/2 chén cơm, 2 chén rau, và 1-2 chén chất đạm (thịt/cá/trứng/đậu hủ/hải sản). Cá thì không ăn cá biển lớn vì có thuỷ ngân. Bạn có thể ăn thêm 3 buổi phụ. Buổi phụ có thể ăn 1 tô canh rau thịt/cá, hoặc một dĩatrứng xào rau, 1 dĩa xà lách thịt/cá). Và hạn chế ăn đồ ngọt và uống đồ ngọt. Lưu ý nếu bạn có tiêm insulin thì không nên giảm tinh bột quá nhanh, liều thuốc dư làm đường hạ thấp, nguy hiểm.

Cách giảm đường trong máu thứ nhì là mỗi ngày tập thể dục 30 phút (NẾU CƠ THỂ CHO PHÉP). Có thể đi bộ hoặc xem phim yoga ở nhà và tập theo.

Cách giảm đường thứ 3 là ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và cố gắng tâm trí không bị căng thẳng.

Bạn nhớ là mua máy đo đường về đo ở nhà trước và sau buổi ăn để thực sự là quản lý đường trong máu. Khi do đường trong ở nhà, chỉ số lúc đói <5,3mmol/L (95mg/dL), sau 1giờ< 7,8 (140mg/dL), và sau 2 giờ< 6,7 (120mg/dL).

TĐTK là trong tầm quản lý của bạn. Bạn sẽ thành công. Sau khi ăn kiêng và tập thể dục thì sức khoẻ của bạn sẽ tốt hơn trước, sinh dễ hơn. Ngoài ra thì TĐTK ăn uống rất khoa học và dinh dưỡng, sẽ đầy đủ dinh đưỡng trong rau và chất đạm cho em bé. Bạn cố lên nhé.

👌 Thử lại lần 2, có dung nạp lại không?
Bạn lưu ý nhé, có nhiều nơi họ cho dung nạp rất nhiều lần, không tốt cho cơ thể và kết quả không chuẩn và yêu cầu Mẹ Bầu tiêm insulin khi không cần thiết.

American Diabetes Association của Mỹ khuyến là dung nạp trong thai kỳ chỉ 1-2 lần tuỳ theo phương pháp.

Nếu dung nạp 75g hoặc 100g đường thì chỉ dung nạp 1 lần
Nếu dung nạp 50g đường lần 1 thì có thể dung nạp lại lần 2

Các bạn lưu ý là nếu dung nạp 75g hoặc 100g đường lần đầu thì lần sau lại khám là không dung nạp lại nhé. Lý do là lần 1 là để chuẩn bệnh, nếu đã có bệnh thì về ăn kiêng. Sau thời gian ăn kiêng 1-2 tuần thì đi khám lại để xem ăn kiêng có hiệu quả không. Khoảng 80% phụ nữ TĐTK có thể sử dụng ăn kiêng và tập thể dục đễ hạ đường và không cần tiêm.

Đi khám lại lần thứ 2 sau thì bạn đi chổ nào mà không cho dung nạp lại nhé. Đi khám chổ nào mà cho bạn ăn đồ ăn rồi thử lại. Bạn lưu ý:

Vì bạn đã về nhà ăn kiêng 1-2 tuần nay. Lúc uống đường nhiều lại thì đường trong máu sẽ tăng rất cao.
Có một số nơi họ yêu cầu tiêm insulin vì họ cho dung nạp lại lần thứ 2. Trong trường hợp này thì bạn đi bác sỹ chổ khác, chổ nào mà cho ăn đồ ăn (không uống nước đường) rồi thử lại

Lưu ý là nếu bạn đã ăn kiêng 1-2 tuần nay ở nhà và giảm tinh bột, nếu họ cho bạn đi ăn ở ngoài rồi trở lại khám thì ăn gì mà ý tinh bột, nhiều chất đạm (thịt/cá/trứng/đậu hủ/hải sản –không ăn cá biển lớn vì có thuỷ ngân), và nhiều rau như bạn ăn ở nhà. Có thể mang theo 1 phần đồ ăn ở nhà làm sẵn. Đừng ăn 1 tô phở/hủ tiếu lớn rồi thử máu lại. Chỉ số sẽ tăng rất cao.

👌 Phương pháp 1: Dung nạp đường 75g. Chỉ dung nạp 1 lần.
Không ăn đồ ăn qua đêm
Sáng lúc đói – lấy máu do 1 lần máu
Uống 75 gram đường nước dung nạp
Sau 1 giờ, lấy máu do lần thứ nhì
Sau 2 giờ, lấy máu do lần thứ 3
Nếu 1 trong 3 chỉ số vượt là có TĐTK
Đói >5.1mmol/L (92mg/dL)
Sau 1 giờ > 10.0mmol/L (180mg/dL)
Sau 2 giờ > 8.5mmol/L (153mg/dL)

👌 Phương pháp 2: Dung nạp đường 50g. Nếu vượt thì dung nạp lại lần thứ 2 với 100g.
Lần một là uống một cốc đường 50g ( không cần phải nhịn đói qua đêm). Không cần lấy máu và do đường trong máu trước khi uống.

Sau 1 giờ, lấy máu để do đường trong máu. Nếu đường trong máu >7.8mmol/L (130mg/dL) thì trở lại ngày khác để đo dung nạp lại
Lần thứ nhì trở lại nhịn ăn qua đêm
Trước khi uống thì do đường trong máu lúc đói
Uống 100g
- Đo đường trong máu sau 1 giờ
- Đo đường trong máu sau 2 giờ

Có bệnh TĐTK khi 2 trong 3 chỉ số vượt:
- Đói >5.1mmol/L (92mg/dL)
- Sau 1 giờ > 10.0mmol/L (180mg/dL)
- Sau 2 giờ > 8.5mmol/L (153mg/dL)

👌 Tại sao tôi ăn kiêng mà đường lúc đói vẫn cao? (Hiện Tượng Bình Minh)
Có một số mẹ bầu ăn uống rất là kiêng, mà đường trong máu buổi sáng lúc đói vẫn rất cao. Còn các buổi còn lại thì đo bình thường.

Hiện tượng bình minh là một hiện tượng tự nhiên xảy ra với tất cả mọi người. Vào buổi sáng, cơ thể bạn cho ra các loại hốc môn (cortisol, glucagon, norephedrine) để giúp bạn thức dậy. Đường trong máu sẽ tăng lên để bạn có năng lượng mà bước ra khỏi giường ngủ (nếu không sẽ “nướng” hoài luôn). Ở người bình thường, khi đường trong máu tăng, thì cơ thể sẽ tự cho ra insulin. Và insulin sẽ hoạt động để hạ đường huyết xuống mức bình thường. Phụ nữ bệnh TĐTK vẫn cho ra insulin nhưng cơ thể không sử dụng insulin để hạ đường trong máu được nhiều, nên đường trong máu vẫn cao.

Bạn nên:

- Ăn một bữa tối sớm hơn. Khoảng 6-7 giờ chiều. Ăn sớm hơn thì đường buổi sáng sẽ hạ nhiều hơn. Buổi tối thì nên ăn ít nhất tinh trong ngày bột nếu đường trong máu buổi sáng cao.
- Tập thể dục sau bữa tối để xuống đường buổi sáng.
- Nếu bạn đói và cần ăn một thứ gì trước khi đi ngủ, thì ăn gì mà ít tinh bột (thí dụ: 1 chén canh thịt, 1 quả trứng luộc, 1 miếng phô mai, 1 chén đậu hủ xào rau).
- Nếu đường trong máu buổi sáng cao thì ăn buổi sáng ít tinh bột hơn. Bạn có thể đổi qua ăn 1/2 chén yến mạch thay cơm. Yến mạch loại nguyên hạt (không ăn loạt đã cán nát nhỏ). Nếu đường vẫn cao thì hạn chế tinh bột xuống 15 gram (là 1/3 chén cơm, 1/3 chén bánh phở, 1/3 chén hủ tiếu). Tăng rau, thịt/cá/trứng/đậu hủ/hải sản. Không ăn cá biển lớn vì có thuỷ ngân. Và nếu bạn đang tiêm insulin thì nên xin phép bác sỹ giảm liều trươc khi giảm tinh bột (nếu không thì đường huyết sẽ hạ nguy hiểm).
- Nếu bạn đang sử dụng insulin: thì tiêm vào giờ đi ngủ thay vì giờ ăn tối.

👌 Lúc đi thử nghiệm, nếu chỉ gần vượt, mà chưa vượt, thì có cần phải ăn kiêng và đo đường tại nhà không?

Nếu chỉ gần vượt mà chưa vượt là rối loạn đường huyết. Nên tốt nhất để thật sự bảo vệ sức khoẻ cho con thì bạn cũng nên ăn kiêng. Vì ăn kiêng giảm tinh bột thì hoàn toàn không có gì hại. Không bỏ hoàn toàn mà chỉ giảm xuống 1/2 -1 chén cơm trong 1 buổi ăn (tuỳ mức đường trong máu của bạn cho phép). Tinh bột không có nhiều dinh dưỡng nên giảm cũng không có gì hại. Dinh dưỡng nằm ở rau và chất đạm và chất béo tốt. Những thứ này bạn có thể ăn thoải mái.

Về việc đo đường trong máu thì bạn cũng nên đo trong một thời gian để xem chỉ số có trong mức cho phép không: <5,3mmol/L, và 1h< 7,8 và 2h dưới 6,7. Nếu chỉ số trong mức thì sau vài tuần theo dỗi, bạn có thể mỗi ngày bạn chỉ cần đo 2 lần: trước và sau buổi ăn lớn nhất trong ngày.
Cố lên nhé bạn.

👌 Chỉ số HbA1c là gì?
Chỉ số glucose là chỉ số đường trong máu ngay lúc bây giờ. Chỉ số HbA1c là mức độ đường trong máu trung bình trong 3 tháng vừa qua. Các Mẹ Bầu lưu ý:

Theo chính phủ Anh, khi bạn có thai thì chỉ số HbA1c không nên sử dụng để chuẩn đoán bệnh TĐTK. Để chuẩn đoán bệnh cho chuẩn thì cần dung nạp.
Sau đó thì bạn đo đường trong máu tại nhà sau khi ăn mỗi ngày để xem đường có trong mức cho phép không (đói <5,3, 1h<7,8, sau 2h<6,7mmol/L). Muống biết máy ở nhà có chuẩn không thì mang ra nhà thuốc tây đo cùng với máy của họ.

👌 Ai có nguy cơ?
Ước tính có khoảng 6% tất cả các trường hợp mang thai dẫn đến TĐTK. Những người có nguy cơ cao bao gồm:

- Gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường
- Thai kỳ trước đã có bệnh tiểu đường
- Trên 35 tuổi
- Á châu, bao gồm người Việt

Các phương pháp điều trị cho bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Đầu tiên là thay đổi thói quen ăn uống và tăng tập thể dục. Khoảng 75% mẹ bầu có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ của họ thông qua các phương pháp này. Khoảng 25% cần điều trị bằng insulin.

👌 Khi nào bạn nên đi xét nghiệm?
Xét nghiệm thường được thực hiện vào tuần 24-28 của thai kỳ vì đó là giai đoạn đường huyết có xu hướng tăng ở phụ nữ mang thai
Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, thì bác sĩ có thể kiểm tra bạn trong ba tháng đầu.

👌 TĐTK có thể làm hại cho sức khoẻ em bé như thế nào?
Nguy cơ trước mắt trong trước khi sinh:

- Nguy cơ sinh em bé lớn. Do đường trong máu cao, tuyến tụy của em bé sẽ tiết ra thêm insulin. Insulin là một hormone lưu trữ năng lượng. Như vậy, em bé có nguy cơ tăng cân và trở thành một em bé nặng cân quá độ
- Biến chứng trong quá trình sinh đẻ. Có một em bé lớn có thể dẫn đến các biến chứng trong khi sinh. Ví dụ, vai của em bé có thể vướng lúc sinh dẫn đến gãy xương.
- Trong một số trường hợp hiếm, em bé quá lớn làm trì hoãn quá trình sinh để và bị thiếu oxy.
- Vì những lý do này, các bác sĩ thường khuyên nên mổ đẻ khoảng tuần thứ 38 để giảm rủi ro biến chứng.
- Em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh. Điều này là do tuyến tụy của em bé đã tiết ra thêm insulin để đối phó với lượng đường trong máu cao của người mẹ. Nhưng sau khi sinh, em bé không còn được cung cấp máu của người mẹ. Lượng insulin dư thừa của em bé khiến lượng đường trong máu giảm đi. Điều này không quá nguy hiểm nếu được bác sỹ theo dỗi. Nhưng em bé có thể phải ở lại bệnh viện thêm vài ngày.

Nguy cơ lâu dài sau khi em bé lớn lên:

Lâu dài khi bé lớn lên thì bé có nguy cơ bệnh béo phì
Em bé tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 sau khi lớn lên

👌 Bệnh TĐTK có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người Mẹ?
- Tăng nguy cơ sau này người mẹ có bệnh tiểu đường loại 2. Theo CDC, 50% bà mẹ bệnh TĐTK sau này sẽ phát bệnh tiểu đường loại 2.
- Tăng nguy cơ bệnh TĐTK cho thai kỳ sau

👌 Khi đường lên cao thì có triệu chứng gì?
Các triệu chứng khi đường lên cao:
- Khát nước
- Đi tiểu nhiều
- Mệt mỏi
- Yếu sức
- Đói bụng

Các bạn lưu ý đây khi có thai có nhiều việc có thể đưa đến triệu chứng như trên. Và nhiều khi đường trong máu cao mà cũng không có triệu chứng gì. Nên cách tốt nhất để biết là đường trong máu có lên không thì bạn nên mua máy về nhà đo trước và sau buổi ăn.

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Tiểu đường thai kỳ
Giải đáp mọi thứ về tiểu đường thai kỳ để mẹ không còn sợ hãi nữa
TÌM KIẾM