Đã hoàn thành

Mắng sao cho trẻ chịu nghe

Giới thiệu

Mục tiêu bài học

Trong bài học này chúng ta sẽ cùng đến với cách mắng sao cho hiệu quả, vừa giúp bé nghe lời bố mẹ, vừa không ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ:

  • Định nghĩa cách mắng hiệu quả
  • Điều gì là quan trọng khi la mắng trẻ?
  • 5 bước la mắng hiệu quả
  • Cách cùng con xin lỗi
  • Cách truyền đạt những điều bạn muốn con làm
Độ tuổi thích hợp Mọi độ tuổi
Dụng cụ / Chuẩn bị

Không yêu cầu

Phương pháp / Các bước thực hiện

MẸO
  • Xem video kết hợp các bước thực hiện dưới đây
  • Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Mắng hiệu quả là như thế nào?
- Giúp trẻ nhận ra mình đã sai ở đâu
- Dần dần giúp trẻ thay đổi hành vi
- Hạn chế mang lại cảm xúc tiêu cực cho cả bố mẹ và bé

2
Điều gì quan trọng khi la mắng trẻ?
Mục đích của việc la mắng là để bé hiểu rằng mình bị mắng là do hành động của mình không đúng, nếu la mắng kèm theo chỉ trích nhân cách sẽ khiến con có cảm giác tự ti, không hài lòng và mất dần sự tin tưởng vào bản thân.

3
Bố mẹ không nên cùng đồng thời la mắng trẻ
Thay vì cùng la mắng, bố mẹ hãy thay phiên nhau đảm nhiệm vai trò giúp con nhận ra tại sao việc đó lại không đúng, đây hoàn toàn khác với việc 1 trong 2 bố mẹ nuông chiều trẻ.

4
Không chỉ la mắng, bố mẹ hãy cùng con xin lỗi
Cần phải làm sao để trẻ ý thức được rằng những việc con làm là sai nên phải xin lỗi. Hành động làm gương xin lỗi của bố mẹ sẽ sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc la mắng trẻ

5
Không nên đào sâu và kéo dài khi la mắng trẻ
Không nên mắng trẻ quá lâu và quá nhiều, nếu lời mắng không có tác dụng giúp trẻ nhận ra mình sai ở đâu và cần sửa lỗi thì đến một lúc nào đó, trẻ có thể trở nên chai lì, không bộc lộ cảm xúc nữa

6
Cần kiềm chế để không cả giận mất khôn
Có nhiều bố mẹ cảm thấy hối hận vì trong lúc nóng giận không kiềm chế đc bản thân nên đã nói với con những lời không nên nói, thậm chí là đánh con

7
Nói cảm ơn, xin lỗi để hạn chế la mắng
Trong gia đình, nếu có thật nhiều lời cảm ơn và xin lỗi thì việc la mắng cũng sẽ giảm đi. Nếu rèn được cho trẻ nói lời xin lỗi thì dù là chuyện nhỏ, không cần bắt trẻ xin lỗi sau khi la mắng nữa mà trẻ sẽ tự làm việc ấy.

8
Cách truyền đạt những điều bạn muốn con làm
Khi mắng cần truyền đạt cho trẻ hiểu bạn thật sự muốn hoặc không muốn trẻ làm điều gì. Cách nói có thể như sau:
- Con cần phải làm như thế này
- Nếu làm như vậy thì sẽ rất tốt đấy con ạ
- Không phải làm như thế, hãy làm thế này con nhé

9
Không nên so sánh trẻ với người khác khi khen ngợi hoặc la mắng
Chúng ta không nên lấy ai đó làm chuẩn rồi đem trẻ ra so sánh. Nên nhìn nhận quá trình lớn lên của trẻ, rằng hôm nay con đã cố gắng và làm tốt hơn hôm qua hay chưa, chứ không phải đánh giá dựa trên sự so sánh rằng con đã cố gắng so với người khác chưa

10
Cách la mắng hiệu quả với 5 bước
1. Quan sát trước khi mắng
2. Nói về điểm tốt trước
3. Tỏ ra cảm thông
4. Chỉ ra sai lầm cụ thể
5. Đưa ra giải pháp quan trọng hơn truy cứu nguyên nhân

Đã hoàn thành
ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Được tin tưởng bởi

Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người

Các bài học thử miễn phí


Các bài học khác
Tất cả nội dung