Đã hoàn thành

Khả năng giao tiếp của bé 9 - 12 tháng

Giới thiệu

Mục tiêu bài học

Bé 9 - 12 tháng đã có khả năng giao tiếp như thế nào? Bố mẹ sẽ bất ngờ về khả năng của bé đấy!

Độ tuổi thích hợp 9 - 12 tháng
Dụng cụ / Chuẩn bị

Không yêu cầu

Phương pháp / Các bước thực hiện

MẸO
  • Xem video kết hợp các bước thực hiện dưới đây
  • Video ngắn, tiết kiệm thời gian, xem xong có thể thực hành được ngay
1
Bé 9 – 12 tháng tuổi đôi khi sẽ khiến bố mẹ bất ngờ với khả năng nghe, hiểu và nói của mình. Dưới đây là những kỹ năng đa số bé 12 tháng đạt được, các bé 10, 11 tháng có thể có một số trong các kỹ năng này.

2
Có thể bò hoặc đi quanh nhà để tìm nguồn phát ra âm thanh thay vì chỉ nhìn ngó như trước.

3
Bé chăm chú lắng nghe âm thanh phát ra từ các đồ vật xung quanh. Thời gian bé lắng nghe sẽ lâu hơn giai đoạn trước đó vì bé không còn bị dễ dàng phân tâm nữa.

4
Ngoài việc nghe được lâu hơn, bé cũng hiểu được nhiều hơn những điều người lớn nói với mình.

5
Bé nói nhiều hơn, thường xuyên bập bẹ dù chỉ có một mình hay có cả người khác. Bé thậm chí còn nói chuyện với cả đồ chơi.

6
Bé nhận biết được một số đồ vật quen thuộc và ghi nhớ vị trí của chúng như cốc, bát, đĩa, bàn, ghế, thảm, đồ chơi…

7
Bé hiểu được chức năng của một số đồ vật quen thuộc như thìa để xúc cơm, cốc để uống nước, mũ để đội lên đầu…

8
Bé hiểu một số câu hỏi đơn giản liên quan đến đồ vật quen thuộc. Ví dụ: Khi hỏi bé “cái quạt đâu con nhỉ”, bé có thể chỉ đúng cái quạt.

9
Khi người lớn yêu cầu bé đưa một đồ vật nào đó cho mình, ví dụ gấu bông, búp bê, quả bóng… bé biết đưa đúng đồ vật đó.

10
Bé nói được những từ đơn đầu tiên, thường là tên của những người thân trong gia đình hoặc tên của một số đồ vật quen thuộc bé nhìn thấy hàng ngày.

11
Bé hiểu được một số bộ phận trên cơ thể như tay, chân, mắt, mũi, miệng…

12
Bé biết gọi bố, mẹ một cách chính xác; không gọi nhầm bố thành mẹ hoặc ngược lại. Nếu bà là người thường xuyên chăm sóc bé, bé cũng sẽ biết gọi bà.

13
Bé hòa đồng và thích giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh.

14
Bé nhạy cảm và cảm nhận được phần nào tâm trạng của những người xung quanh như vui vẻ, giận dữ…

15
Bé tò mò và quan tâm tới các ngôn từ. Khi nghe thấy các cuộc hội thoại hay những từ vựng mới, bé chăm chú lắng nghe.

16
Khi ai đó chỉ tay vào một đồ vật, bé biết nhìn theo hướng chỉ tay.

17
Bé hiểu rằng một hành động của mình có thể khiến người lớn phản ứng như thế nào. Ví dụ: Bé biết rằng xé rách sách sẽ khiến mẹ không vui, và bé có thái độ vừa xé sách vừa nhìn xem thái độ của mẹ như thế nào.

18
Bé biết thực hiện một số hành động đơn giản theo yêu cầu như tạm biệt là vẫy tay, xin lỗi là khoanh tay, mẹ bế nào là đưa tay về phía mẹ…

19
Bé biết thu hút sự chú ý và chủ động bắt chuyện với người lớn bằng cách tạo ra âm thanh như bập bẹ, hét to, đập đồ chơi tạo tiếng ồn…

20
Khi bé nói chuyện hoặc yêu cầu người lớn làm một việc gì đó cho mình, nếu thấy người lớn chưa hiểu, bé sẽ cố gắng nói lại hoặc tìm cách diễn đạt để người lớn hiểu và đáp ứng. Ví dụ: Nếu bé muốn mẹ lấy giúp mình cái hộp ở trên cao, bé sẽ chỉ tay lên cái hộp, rồi nhìn về phía mẹ ra điều muốn nhờ lấy giúp, và nói bập bẹ một số âm thanh, hoặc kéo áo mẹ

21
Bé chủ động chơi trò vỗ tay theo nhịp, ú òa… Khi chơi ú òa, bé sẽ biết nói “òa” trong giai đoạn này, một thời gian sau bé mới biết nói “ú”

22
Bé có thể bắt chước một số âm của người lớn như úi, ố, oa… Ví dụ: Khi bạn đánh rơi một vật nào đó và nói úi, bé cũng sẽ bắt chước và nói ra âm gần giống như vậy.

23
Bé hiểu nhiều câu hỏi đơn giản của người lớn như: “Con muốn mẹ bế không”, “con muốn uống nước không”

24
Lưu ý:
- Một số bé phát triển vận động tốt có thể kém giao tiếp hơn một chút.
- Sự phát triển của mỗi bé mỗi khác, bố mẹ không nên so sánh, cũng không nên sốt ruột khi thấy bé nhà mình giao tiếp kém hơn một chút so với bé khác.

Đã hoàn thành
ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Được tin tưởng bởi

Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người

Các bài học thử miễn phí


Giới thiệu Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học Dạy bé tập nói phòng ngừa chậm nói cho trẻ từ 0 - 6 tuổi

Khóa học cung cấp cho bố mẹ những phương pháp, hoạt động, trò chơi để giúp bé tập nói theo từng giai đoạn phát triển, phòng ngừa chứng chậm nói ở trẻ.

Khóa học “Dạy bé tập nói, phòng ngừa chậm nói cho trẻ 0 - 6 tuổi” sẽ cung cấp cho cha mẹ:

  • Sự phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn của bé: 0 – 3 tháng, 3 – 6 tháng, 6 – 12 tháng, 1 – 2 tuổi, 2 – 3 tuổi, 3 – 6 tuổi
  • Cách trò chuyện cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Ví dụ cụ thể những câu bố mẹ nên nói với bé
  • Các trò chơi/ đồ chơi bố mẹ nên chơi cùng bé theo từng giai đoạn.
  • Các dấu hiệu cho thấy bố mẹ nên đưa bé đi khám.

Lợi ích của khóa học đối với bé:

  • Phòng ngừa chứng chậm nói: Chứng chậm nói khiến bé dễ cáu gắt vì muốn nhưng không nói ra được nhu cầu của mình; khiến bé giảm khả năng giao tiếp, hòa nhập; khiến việc học tập của bé sau này trở nên khó khăn hơn.
  • Bé không còn chỉ dựa vào tiếng khóc, mà biết dùng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình.
  • Bé học được nhiều từ vựng hơn, vốn từ phong phú hơn, biết diễn đạt, mô tả mọi thứ một cách chính xác hơn.
  • Bé biết cách đặt câu hỏi, từ đó có cơ hội khám phá thế giới, tăng khả năng học hỏi.
  • Bé giao tiếp xã hội tốt hơn, đặt nền tảng vững chắc cho việc đi học sau này.
  • Bé dễ dàng làm quen, kết bạn thông qua ngôn ngữ, từ đó hòa nhập với môi trường xung quanh.  
  • Giúp bé cải thiện trí thông minh, óc tưởng tượng, sự sáng tạo và năng lực học tập. Chỉ số thông minh IQ không cố định mà có thể được tạo ra nhờ những kích thích từ môi trường xung quanh, trong đó có ngôn ngữ.

Lợi ích của khóa học đối với cha mẹ:

  • Giúp cha mẹ và con cái có nhiều thời gian bên nhau, có nhiều trải nghiệm và kỷ niệm, đó là nền tảng cho các cuộc trò chuyện sau này, đồng thời giúp tình cảm gắn bó hơn.
  • Thông qua giao tiếp, cha mẹ hiểu con mình hơn về nhiều mặt như sở thích, tính cách, năng lực… của con. Từ đó có định hướng giúp con phát triển tốt hơn.
  • Cha mẹ học cách lắng nghe con nhiều hơn.
  • Bằng những lời nói tích cực, cha mẹ truyền tới con cái những năng lượng tốt, sự động viên, khích lệ; giúp con tự tin và hạnh phúc hơn.

Các bài học khác
9 - 12 tháng