Bệnh | Tác hại | Lịch tiêm ngừa |
---|---|---|
Sởi – Quai bị – Rubella |
Sởi – Quai bị – Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus. Nếu thai phụ mắc phải trong thời kỳ mang thai, bệnh gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm: - Sởi: Bệnh khiến thai bị suy, đe dọa nguy cơ sinh non, sảy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu do phụ nữ mang thai mắc sởi dẫn đến nguy cơ bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm, gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm đường tiết niệu... - Quai bị: Bệnh gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai lưu, đặc biệt nguy hiểm khi mắc ở tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3. - Rubella: Ở tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu nhiễm Rubella có nguy cơ gây dị tật thai nhi, sảy thai, khả năng tổn thương thần kinh, mắt, xương, tim... ở thai nhi lên đến 70 – 80% |
Tiêm 1 mũi trước khi có thai ít nhất là 1- 3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai. |
Thủy đậu | Trong tam cá nguyệt đầu tiên, phụ nữ nhiễm thủy đậu không chỉ có nguy cơ sảy thai rất lớn mà còn có thể lây từ mẹ sang con gây thủy đậu bẩm sinh, tỉ lệ lây nhiễm này trong 3 tháng đầu thai kỳ là 0.4%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm thủy đậu từ mẹ sau khi ra đời là 24 – 48%, trong số đó có nguy cơ tử vong. | Tiêm 2 mũi trước khi có thai ít nhất là 1-3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai. |
Cúm | Đặc biệt trong 3 tháng đầu, nhiễm cúm có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh thai nhi, sinh non hoặc bé nhẹ cân. Cúm nếu để tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. | Tiêm 1 mũi vắc xin cúm mỗi năm một lần, có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào nhưng tốt nhất bà bầu nên tránh tiêm trong 3 tháng đầu thai kỳ. |
Viêm gan B | Viêm gan B gây xơ gan, ung thư gan. Bệnh lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể. Mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B có khả năng cao sẽ lây lan cho bé. Phụ nữ nên chủ động xét nghiệm và tiêm ngừa viêm gan B để bảo vệ cả mẹ và con. |
Tiêm 3 mũi: - Lần tiêm đầu tiên. - Mũi 2 cách mũi 1: 1 tháng - Mũi 3 cách mũi 1: 6 tháng |
Bệnh | Tác hại | Lịch tiêm ngừa |
---|---|---|
Uốn ván | Do độc tố trực khuẩn Clostridium tetan, uốn ván gây ra tỉ lệ tử vong cao. Trẻ sơ sinh mắc uốn ván rốn có tỉ lệ tử vong lên đến 95%. |
- Mũi 1: Khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, thường tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ; - Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng; - Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau; - Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau; - Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau; |
Khi tiêm phòng cho bà bầu lần 2, lịch tiêm phòng phụ thuộc vào các mũi trước đây bạn đã tiêm chưa và cách đây bao lâu. Cụ thể:
Tương tự như Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2, Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 cũng phụ thuộc vào thời gian tiêm và các mũi tiêm trước đây của bà bầu. Chi tiết mẹ xem trong bảng phía trên. Lộ trình tiêm phòng cho bà bầu có thể sẽ hơi rắc rối với nhiều mũi tiêm, tuy nhiên, mẹ bầu nên sắp xếp thời gian để tiêm phòng đủ các mũi tiêm trong thời gian mang thai.
Gói tiêu chuẩn tại Vinmec (6.000.000Đ) hạn 12 tháng (kể từ ngày kích hoạt). Bao gồm: Vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella MMR II (1 mũi); vắc-xin thủy đậu Varivax (2 mũi); vắc-xin cúm Vaxigrip (1 mũi); vắc-xin Adacel hoặc Boostrix (1 mũi); vắc-xin viêm gan B (3 mũi).
Hy vọng với tổng hợp từ Mamibabi, các mẹ đã nắm được Lịch tiêm phòng bà bầu 2024 mới nhất bao gồm Lịch tiêm phòng bà bầu mang thai lần đầu, Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Lần 2, Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Mang Thai Lần 3, Bảng Giá Tiêm Phòng Cho Bà Bầu để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.