Bình Yên Nhé VIP
VÒNG LUẨN QUẨN

Một kịch bản khá phổ biến trong các gia đình hiện nay là bố mẹ nuôi con đến khi học xong đại học (23 tuổi), đi làm, lấy vợ, mua nhà (25-30 tuổi). Nhà nào nuôi con học thạc sỹ, tiến sỹ thì thêm 5 năm nữa. Vậy là ngoài 30 tuổi mới buông con, khi con cái có nghề nghiệp, bằng cấp, vợ con rồi mới yên tâm. Lúc đó mình thường cũng tầm 55-60 tuổi.

Vì 30 tuổi đa phần con cũng chưa tự lập được hoàn toàn, nên 2 đứa con sẽ đẻ 4 đứa cháu, ông bà hỗ trợ thêm 10 năm (sau khi về hưu). 70 tuổi sức yếu, mắt mờ, tai biến, con cái lại chăm bố mẹ. Một vòng luẩn quẩn. Nếu nhà nào có kinh tế thì còn có điều kiện chăm sóc y tế tốt còn đa phần trông chờ con nhưng vì con tự lập rất muộn nên chúng cũng chả có dư giả mà lo cho bố mẹ.

Cái vòng luẩn quẩn này lặp lại qua nhiều đời và hệ luỵ là xã hội chậm phát triển. Chậm phát triển là vì còn người đến tuổi trưởng thành, khi sức khoẻ và năng lượng nhiều lại không nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động mà cứ trông chờ bố mẹ, bố mẹ lại cứ xác định là phải lo chu đáo cho con.

Nguyên nhân :

Tư tưởng bao bọc, sở hữu, mong cầu con cái quá nhiều, cái này xuất phát từ tư tưởng thời phong kiến, đẻ con để nối dõi, để thờ cúng, để phụng dưỡng tuổi già. Một thực tế tôi thấy là con cái nó chả tự lập được thì khi mình già nó cũng chả phụng dưỡng được, mình chết nó thờ hay không mình cũng chả biết, chết là hết 🙂

Môi trường giáo dục và xã hội ở ta chưa thực sự hướng tới tạo ra năng lực và giá trị thật cho con người, đa phần chạy theo trao lưu kinh doanh giáo dục, thời gian bị hút hết vào học kiến thức ít dùng chỉ để thi cử, trào lưu chuyên chọn, du học.. học xong chả biết làm gì do sức khoẻ, kỹ năng, nhận thức hạn chế, kiến thức lý thuyết --> thiếu tự tin, khó tự lập.

GIẢI PHÁP

Thay vì chạy theo điểm số, thành tích, ganh đua những thứ không có giá trị thì dành thời gian cho con rèn luyện sức khoẻ, lao động rèn kỹ năng, ra ngoài va chạm xã hội để tăng nhận thức, thích nghi và hoà nhập

Hướng nghiệp cho con sớm và tập trung vào chuyên ngành để con tiếp cận sớm, học đại học là chỉ có bằng và môi trường chứ kiến thức ít dùng, trừ một số ngành kỹ thuật dùng đc khoảng 20%. Thực tế tôi học ngành kỹ thuật thấy rằng kiến thức phổ thông Toán chỉ cần hết cấp 2 là đã học tốt các chuyên ngành chứ ko cần học đến hết cấp 3, cũng không cần học giải các bài toán khó chả để làm gì.

Tuyên bố hết trách nhiệm : Điều này tôi thấy là quan trọng nhất. Cu đầu nhà mình hồi bé khá lười, không lao động việc nhà. Đến khi hết cấp 3 tôi tuyên bố là bố mẹ đã hoàn thành trách nhiệm, những gì tốt nhất trong khả năng đã làm cho con. Từ giờ trở đi là giúp đỡ, con cần đề đạt gì thì nói.

Nguyên tắc là bố mẹ sẽ hỗ trợ ăn ở, và 80% tiền học phí học ĐH, sau này đi làm trả bố mẹ. Các khoản chi tiêu nếu cần có thể vay, hoặc tự đi làm thêm trang trải. Sau này ra trường có công việc thì tự thuê nhà ở riêng, nhà cửa bố mẹ khi già sẽ bán để lấy tiền dưỡng già vì đó là tài sản của bố mẹ làm ra.

Nhờ tuyên bố và làm như vậy nên cháu xác định không trông chờ bố mẹ nữa và bắt đầu cố gắng học tập, lao động kiếm tiến. Sau 2 năm cháu đã bắt đầu tìm được công việc phù hợp để tự trang trải các nhu cầu của bản thân. Thậm chí còn tích luỹ đc một khoản dự phòng. Khi lao động kiếm được tiền thì con người sẽ nâng cao được năng lực và thêm tự tin rất nhiều

Và một điều rất quan trọng là cái thằng người nó học tập và lao động sáng tạo, nhiều năng lượng nhất là ở độ tuổi 15-25 tuổi. Nếu sử dụng nó để học những thứ có giá trị thì sẽ là nền tảng vững chắc cho tương lai, còn sa vào trào lưu, chạy theo phong trào, chỉ để phục vụ mục đích của bố mẹ hay nhà trường thì là điều rất lãng phí.

Những gì đang tồn tại quanh ta đều có lý do của nó, tuy nhiên không phải cái gì tồn lại đều đúng về mặt khoa học, chúng tồn tại để phục vụ một nhu cầu của xã hội hoặc phục vụ nhu cầu của người tạo ra nó. Tôi tin đó là chân lý vĩnh cửu.

Hãy sáng suốt lựa chọn cách dạy và chọn lọc những gì có giá trị cho tương lai của con, thời gian và năng lượng của con người là hữu hạn. Mỗi độ tuổi phù hợp với việc rèn luyện một số kỹ năng nhất định mà khi bỏ qua thì cơ hội làm lại sẽ khó hơn rất nhiều.
fb: Giang Tran Duc
0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM