Mamibabi Tư vấn
TÓM TẮT VỀ NÚT CHỜ & CÁCH ÁP DỤNG NÚT CHỜ

Đọc nhiều bài chia sẻ về EASY mình thấy các mẹ nhắc rất nhiều đến nút chờ. Tuy nhiên, những chia sẻ về nút chờ vẫn hơi khó hình dung. Thế nên hôm nay mình sẽ tổng kết thật là ngắn gọn và dễ hiểu về cái gọi là “Nút chờ”

“Nút chờ” trong EASY là gì?

“Nút chờ” là chỉ một khoảng thời gian chờ đợi trước khi vào hỗ trợ con. Tức là trước đây khi bé khóc mẹ lao vào hỗ trợ ngay. Nhưng nếu áp dụng “nút chờ” thì từ khi nghe con khóc, mẹ sẽ chờ đợi khoảng 3-5 phút rồi mới vào hỗ trợ con. Bản chất là “trì hoãn” việc vào dỗ con ngay lập tức.

Tại sao phải làm như thế?

Trong các hoạt động thường ngày, trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc. Vì vậy, con đói, con lạnh, con nóng, tã bẩn… con đều khóc để báo cho mẹ. Thành ra mẹ cũng cần thời gian bình tĩnh, nghĩ thử xem con đang bị làm sao để giải quyết cho đúng. Tránh việc cứ thấy khóc là bế nựng, cho ti.

Trong khi luyện tự ngủ (hoặc chuyển giấc), nút chờ là để bé tự trấn an và bình tĩnh lại. Có thể trẻ khóc ré lên theo bản năng. Nhưng sau đó con sẽ dần dần bình tĩnh nhờ mút tay, ti giả, mùi cũi quen thuộc, doudou... chứ chưa cần tới mẹ.

Việc mẹ áp “nút chờ” là để con học được rằng “tự con cũng có thể đi ngủ, không cần phải có mẹ mới ngủ được”.

Cách áp dụng nút chờ luyện ngủ ra sao?

Đầu tiên cần lưu ý, áp nút chờ không phải bỏ mặc con khóc. Trẻ 0-19 tuần thì “nút chờ” không dài quá 15 phút một lần. Và thời điểm áp dụng tốt nhất là khi con 2-12 tuần

Với các bé dưới 6 tuần (Áp 1 lần duy nhất)

Sau khi làm đủ trình tự đi ngủ (quấn, bật whitenoise, tắt điện, winddown) mẹ đặt con vào cũi và ra ngoài.

Nếu bé bắt đầu khóc, thì mẹ bắt đầu bật bấm giờ 3 phút.

Hết 3 phút mẹ quay vào hỗ trợ con (không bế lên).

Nếu bé không bình tĩnh lại thì mẹ ngồi cạnh để giúp con ngủ hết cữ (bé nằm ngủ trong cũi)

Với các bé 6-8 tuần (hoặc lớn hơn)

Mức 1: Mẹ thực hiện như trên. Nếu sau 3-5 ngày bé vẫn chưa thể tự ngủ mẹ chuyển sang hỗ trợ mức 2

Mức 2:
Sau khi làm đủ trình tự đi ngủ (quấn, bật whitenoise, tắt điện, winddown) mẹ đặt con vào cũi và ra ngoài.

Nếu bé bắt đầu khóc (khóc chứ không phải tiếng ọ ẹ), thì mẹ bắt đầu bật bấm giờ 3 phút.

Hết 3 phút mẹ quay vào hỗ trợ con (không bế lên) 1-2 phút rồi lại đi ra ngoài

Nếu con khóc tiếp, thì mẹ bấm giờ chờ thêm 5 phút

Hết 5 phút mà con chưa ngủ thì mẹ vào hỗ trợ (không bế lên) 1-2 phút rồi lại đi ra ngoài
Cứ thực hiện như vậy với thời gian tăng dần: Lần 1 chờ 3 phút, lần 2 chờ 5 phút, lần 3 chờ 7 phút, lần 4 trở đi chờ 10 phút. Tối đa nên chờ 10 phút (có bé lớn thì 15 phút)

Lưu ý khi áp nút chờ:

Muốn áp nút chờ phải làm đúng các bước tính waketime, sleeptime, lịch sinh hoạt, ăn no - vỗ ợ, winddown trước. Như thế nút chờ mới thành công được. Không phải cứ đặt vào cũi rồi áp nút chờ là con tự ngủ đâu.

Chỉ tính thời gian chờ bắt đầu từ lúc con khóc lớn. Nếu con chỉ rên rỉ, ê a thì không can thiệp. Có thể con đang dần ngủ thiếp đi, mẹ hỗ trợ sẽ làm con giật mình tỉnh giấc

Phải đảm bảo môi trường tối, mát. Sử dụng đầy đủ công cụ hỗ trợ để con dễ đi vào giấc ngủ. Nếu không có công cụ (quấn + wn + ti giả) thì chỉ ÁP NÚT CHỜ 1 LẦN DUY NHẤT

Mỗi em bé sẽ làm quen với tự ngủ theo cách khác nhau, có bé rất dễ hợp tác có bé lại rất nhạy cảm. Vì vậy mẹ cần thật kiên trì và quyết tâm.

Chúc các mẹ luyện ngủ thành công!

Nguồn: POH

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
EASY - Luyện ngủ
Hội chia sẻ phương pháp EASY và các phương pháp Luyện ngủ cho bé
TÌM KIẾM