Thông tin b.ệ.n.h nhân A-I-D-S chuẩn bị nhập viện sinh con đã khiến cả khoa sản náo loạn. Các y tá đồng thanh nói:
- “Ai sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp bị lây n.h.i.ễm.?”
Ngay cả một số bác sĩ cũng phản đối :
- “Nếu bệnh nhân khác bị lây nhiễm qua dụng cụ phẫu thuật và giường chiếu thì phải làm thế nào?”.
Sau một hồi tranh luận, cuối cùng bệnh nhân cũng được sắp xếp vào chiếc giường số 13, phòng cách ly đặc biệt của khoa sản. Khi trưởng khoa phân công trực ban, không ai muốn nhận vào trong đó. Cuối cùng chỉ còn lại tôi – một y tá vừa tốt nghiệp ba tháng, nơm nớp lo sợ bước vào căn phòng.
Vừa vào tới phòng, người mẹ sắp sinh mỉm cười với tôi. Tôi cứ nghĩ rằng những phụ nữ mắc loại bệnh này hẳn sẽ phấn son trang điểm lòe loẹt. Nhưng không phải vậy, cô cũng như những người phụ nữ bình thường khác, khuôn mặt hiền từ, mái tóc dài ngang vai, chân đi đôi giày búp bê…
“Cảm ơn cô!”
Một giọng nói trong veo và nhẹ nhàng, cô là một phụ nữ bình thường nhưng lại mắc căn bệnh không hề bình thường chút nào.
Thì ra người mẹ trẻ tại giường số 13 này là một cô giáo trung học phổ thông. Một hôm trên đường từ trường về nhà, cô bị t.a.i nạn xe hơi. Vì mất quá nhiều m.á.u nên cô phải truyền m.á.u gấp và không may bị nhiễm H-I-V.
Đến tận khi cô đi khám thai, bác sĩ mới phát hiện cô đã mắc phải căn bệnh thế kỷ. Cuộc đời cô đã bước sang một ngã rẽ mới, ảm đạm và mờ mịt với kết cục buồn phía trước.
Đáng thương nhất là đứa bé trong bụng, nguy cơ bị lây nhiễm cũng rất cao, xác suất không dưới 20% đến 40%. Người mẹ không còn hệ thống miễn dịch, vì thế các biến chứng trong quá trình sinh là vô cùng nguy hiểm.
Khi chồng cô đến đã khiến cho cả khoa một phen kinh ngạc. Chồng của một phụ nữ bị A-I-D-S thì trông thế nào nhỉ? Khác xa với tưởng tượng của chúng tôi, chồng cô là một nhân viên văn phòng giỏi máy tính, đeo kính cận, cao ráo, lịch sự, và có phong thái rất đĩnh đạc.
- “Anh à, anh đoán xem con chúng ta sẽ giống em hay giống anh hơn?”
Tôi đang trải ga giường, nghe thấy những câu nói nhỏ nhẹ nỉ non của đôi vợ chồng trẻ thì sống mũi cay cay, nước mắt bắt đầu rơm rớm. Thì ra họ là một gia đình hạnh phúc.
- “Tất nhiên là giống anh rồi, nếu là con gái thì mới giống em chứ!”
Cô vợ nghe vậy còn phụng phịu làm nũng ra điều không chịu.
Khi tôi bước ra khỏi phòng bệnh, nước mắt tôi chảy dài, trái tim tôi chua xót vô cùng.
Hàng ngày cô ấy phải uống nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát lượng virus H-I-V, hầu như ngày nào cũng phải lấy m.á.u và truyền dịch. Hai cánh tay đầy đặn, nõn nà nay đã chi chít những vết kim tiêm.
Tôi là y tá mới ra trường, vốn sống còn ít ỏi lại khá “nhát gan”. Nhất là những lúc lấy m.á.u, tôi vẫn thường làm cô ấy đau đến chảy nước mắt, nhưng cô chưa bao giờ nổi cáu với tôi, chỉ âm thầm cắn răng chịu đựng, thỉnh thoảng còn mỉm cười nói "không sao".
Chỉ vài ngày sau khi cô nhập viện, tôi dần dần rất thích cô ấy.
Tuy còn vài ngày nữa mới đến ngày sinh, nhưng cả khoa đã chuẩn bị sẵn sàng.
Cô năm nay đã 31 tuổi lại mang trong mình căn bệnh A-I-D-S, nên bệnh viện cả trên lẫn dưới đều trong trạng thái đề phòng cao độ. Nhưng bản thân cô lại rất bình tĩnh, hàng ngày đều đọc sách và nghe nhạc, còn viết thư tình hoặc vẽ tranh tặng con yêu.
Một hôm tôi đánh bạo hỏi:
- "Tại sao cô lại sinh đứa bé ra, rằng cô có biết nguy cơ lây nhiễm là rất cao?"
Cô vừa mỉm cười vừa trả lời tôi:
- “Con tôi đã đến với tôi, đó là duyên nợ, hơn nữa tôi không có quyền cướp đi sinh mệnh của bất kì ai.”
Tôi do dự, nhưng vẫn quyết định hỏi:
- “Nếu cháu bị nhiễm H-I-V thì sao?”
Cô ấy im lặng một lúc, sau đó tiếp tục nói:
- “Nếu không thử thì con tôi sẽ không có cơ hội sống nào.”
Tâm trạng tôi vừa buồn vừa xót xa, không khí trong căn phòng trở nên ngột ngạt. Khi tôi chuẩn bị ra ngoài, cô đã nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi, đôi mắt rưng rưng và nói:
- “Tôi muốn nhờ cô một việc, khi tôi sinh con dù có xảy ra chuyện gì, chồng tôi nhất định sẽ cứu lấy tôi. Nhưng tình trạng của tôi cô cũng biết rồi đó, vì thế nếu thực sự xảy ra chuyện xấu, xin hãy cứu lấy con tôi.”
Tôi cảm động ôm cô và khóc, cô đúng là một người mẹ thực sự.
Dưới ánh đèn huỳnh quang nhạt màu, cô nằm yên lặng trên bàn mổ, thân dưới không ngừng chảy m.á.u, nước ối vẩn đục đã ộc ra. Điều này có nghĩa là thai nhi đang lâm vào tình trạng nguy hiểm vì thiếu oxy.
Thể chất của cô vô cùng đặc thù, không hề có phản ứng với thuốc tê, chỉ có thể chọn mổ sống để lấy thai nhi ra và chấp nhận hy sinh người mẹ. Hai là tiêm thuốc gây mê, nhưng đợi khi thuốc có tác dụng thì em bé trong bụng đã bị ngạt thở hoặc bị sốc vì liều gây mê quá cao, nhưng chỉ như vậy mới có hy vọng cứu được người mẹ.
Cả hai trường hợp đều khiến bệnh viện và gia đình lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Cô nắm chặt tay tôi, đôi mắt nhìn tôi như van nài, giọng nói yếu ớt nhưng rất kiên quyết:
- “Cứu lấy con tôi, nhanh cứu lấy con tôi, không cần phải quan tâm đến tôi…!”
Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cái nhìn tuyệt vọng đến vậy, trong một căn phòng cũng tuyệt vọng như thế. Một người phụ nữ không thể gây tê, cũng không thể gây mê khi mổ đẻ, bao nhiêu bác sĩ đứng đó đều bất lực.
Con dao phẫu thuật nhanh chóng được đưa xuống bụng dưới, lớp da, lớp mỡ, lớp cơ, niêm mạc rồi tử cung… Người mẹ co giật từng cơn, toàn thân giãy giụa, quằn quại, mắt trợn ngược, khuôn mặt biến dạng vì đau đớn, miệng cắn chặt chiếc khăn trắng và rên lên từng cơn xé lòng.
Tôi không thể chịu nổi khi chứng kiến những giọt nước mắt của cô rơi xuống lã chã. Và tôi biết, đó không chỉ là đau đớn mà còn là tình yêu của người mẹ.
Đến tận hôm nay tôi mới hiểu vì sao làm con phải hiếu thảo với cha mẹ. Bởi mỗi đứa con chào đời là biết bao nhiêu đau đớn, biết bao nhiêu nhọc nhằn, thậm chí là hy sinh cả tính mạng của mẹ.
Cuối cùng, thai nhi đỏ hỏn cũng được đưa ra và khóc lên tiếng khóc yếu ớt đầu đời. Người mẹ vừa ngất lịm đi, đột nhiên nghe thấy tiếng khóc của con nên cô cố gắng hé mở đôi mắt liếc nhìn về phía con yêu, nhưng rồi mí mắt sưng húp nặng trịch lại vội vã cụp lại.
Tôi vội vàng tháo đai cố định ở chân và tay cho cô, vì gồng mình vật lộn với cơn đau, cổ tay cổ chân cô đều rớm m.á.u. Hai mắt tôi đẫm lệ, trái tim tôi cũng như thắt lại…
Thật khó để tin rằng đây là một người mẹ A-I-D-S, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng nhìn thấy con trai của mình. Đôi mắt cô nhắm lại và sẽ không bao giờ còn mở ra được nữa. Cô bị nhiễm trùng nặng và không thể cầm được m.á.u nên đã mãi mãi ra đi.
May mắn là em bé âm tính với virus H-I-V. Tôi tin rằng ở trên cao kia, cô cũng đang mỉm cười mãn nguyện.
Khi làm vệ sinh phòng bệnh, tôi đã tìm thấy một lá thư dưới gối của cô, bên trong còn vẽ một bức tranh ông mặt trời, bên dưới mặt trời là một đôi tay nhỏ. Cô viết cho con trai rằng:
- “Con yêu, cuộc sống giống như mặt trời, hôm nay lặn xuống ngày mai nhất định sẽ lại lên.”
Tôi không thể ngăn những giọt nước mắt, cuộc sống thật quá mong manh và cũng thật mạnh mẽ. Người mẹ nào mà chẳng thương con? Vậy cớ sao chúng ta lại phải phân biệt đối xử?
Cuối cùng tôi đã hiểu, cô cũng như những người mẹ bình thường khác, dũng cảm để giành lấy sự sống cho con.
Khi đứa bé được xuất viện, cháu nằm yên bình trong vòng tay cha. Ban đầu đứa trẻ khóc rất to, giống như biết mẹ nó sẽ không bao giờ còn quay về nữa. Nhưng nó chợt ngừng khóc khi tôi đặt bức thư lên ngực. Dường như trong lòng bé cũng đang mỉm cười khi nhận lấy cuộc sống vĩnh cửu này.
Mai này lớn lên em sẽ biết rằng, MẸ CỦA EM LÀ NGƯỜI MẸ VĨ ĐẠI NHẤT TRÊN ĐỜI!
------------
(Sưu tầm)