Bảo Châu VIP
KHỦNG HOẢNG LÊN 2 CÓ ĐÁNG SỢ???

Cụm từ khủng hoảng lên 2 đã trở thành 1 nỗi ám ảnh với các mẹ bỉm có con trong độ tuổi khoảng từ 18 tháng trở ra, tất nhiên trong số đó có mình 😅

Bởi vì sợ nên mới phải tìm hiểu để có cách ứng phó với các " chiêu trò" của boss Voi.

Vậy khủng hoảng lên 2 là gì mà lại ghê gớm vậy? Biểu hiện của nó thế nào? Và cách xử trí ra sao? Thì mời bố mẹ hãy đọc kĩ bài viết này nhé!

Bài viết sẽ dài, nhưng chứa đựng tất cả những gì để có thể thấu hiểu tâm lí của 1 em bé 2 tuổi đấy!

🔰KHỦNG HOẢNG LÊN 2 LÀ GÌ?

Giai đoạn từ 1-3 tuổi là giai đoạn mà bé học hỏi được thêm rất nhiều kĩ năng mới để đạt được các mốc phát triển quan trọng. Thời điểm này, bé háo hức và bị thu hút bởi rất nhiều thứ từ môi trường xung quanh, cái gì cũng muốn thử làm.

Nhưng vì kĩ năng, ngôn ngữ, cảm xúc chưa phát triển hoàn thiện nên bé dễ thất vọng và nổi cáu khi ko làm đc việc gì theo ý muốn hay bố mẹ ko hiểu ý mình.

Ví dụ: Bạn Voi nhà mình muốn tự cầm đũa ăn giống bố mẹ, nhưng khều mãi sợi bún cứ trơn tuột xuống, ko sao ăn đc, rồi cái đũa cầm thế nào cũng cứ xộc xệch, ko bằng nhau. Thế là bạn cáu, quăng lun đôi đũa đi.

Tóm lại, bé mong muốn nhiều nhưng kĩ năng lại hạn chế, vậy nên xảy ra KHỦNG HOẢNG.

🔰BIỂU HIỆN CỦA KHỦNG HOẢNG LÊN 2 NHƯ THẾ NÀO?

✔ Giận dữ vô cớ

Mè nheo, giận dỗi, ăn vạ rồi khóc lóc miết không thôi, kèm theo việc khóc không ngừng, bé còn có những biểu hiện hành vi như: ném đồ đạc, tự làm đau mình (đập tay xuống sàn nhà, tự đánh vào người,...), cắn, đánh bố mẹ.

Tuy nhiên các cơn giận dữ chỉ kéo dài từ 5 phút trở xuống, bố mẹ có thể lờ đi, cho con cơ hội tự trấn an bản thân, sau đó thì nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu về hành vì vừa rồi của mình.

✔ Liên tục nói " Không"

Voi ơi, ăn cơm nhé! => Không ( vẫn lấy ghế ngồi ngay ngắn đợi cơm)
Đi công viên nhé! => Không ( nhưng vẫn xỏ dép kéo tay mẹ đi 🤣)
Đi ngủ nào! => Không ( vẫn nằm xuống giường chờ mẹ)

Cứ thế, mẹ ko biết khi nào con thực sự muốn, khi nào con không muốn nữa. Bởi vì bé mới học được sức mạnh của từ " Không" và bé thử nghiệm nó liên tục để xem thái độ của bố mẹ ra sao. Bé nhận ra khi bé càng nói từ này nhiều thì mẹ càng phản ứng mạnh mẽ nên bé càng thích nói, để xem mẹ làm gì tiếp theo nữa ( trêu ngươi á 😆)

✔ Tâm trạng thất thường

Đang ngồi chơi vui, mẹ lỡ cười to 1 cái, thế là ném luôn đồ chơi đi.
Đang tự chơi ngoan, nhét mãi cái đồng xu không rơi vào khe hộp, thế là ném hết đi rồi lăn ra khóc.

Đấy! Mẹ lúc nào cũng cứ phải chuẩn bị tâm thế để xử lí những pha ngặt nghèo như vậy. Đừng nổi cáu, quát bé hay quy chụp cho bé là " cục tính", chỉ đơn giản là bé đang mong muốn tự làm mọi việc mà kĩ năng chưa đủ mà thôi.

✔ Thể hiện sự chống đối

Bé phản đối lại mọi việc mà trước kia mẹ và bé vẫn hay làm cùng nhau.

Ví dụ: Mọi khi đi dạo ngoài đường mẹ vẫn dắt tay Voi đi, rồi 1 ngày đẹp trời, chàng ta giật phăng tay ra khỏi tay mẹ, " Voi tự đi", kể cả lúc sang đường lun, làm mẹ hết hồn kha khá phen.

✔ Biếng ăn

Bé bận rộn với các trải nghiệm mới, học các kĩ năng mới nên quên hết cả việc ăn uống, ngủ nghỉ luôn. Ăn, ngủ lẫn lộn rồi ko biết diễn tả sao cho mẹ hiểu. Rồi kèm theo mọc răng, khủng hoảng xa cách, khủng hoảng ngủ dồn dập kéo tới khiến bé khó chịu lại càng khó chịu hơn.

Mẹ ko nên quá áp lực về việc ăn uống hay cân nặng ở giai đoạn này, cứ tôn trọng nhu cầu của con, rồi đâu sẽ lại về đó 😍

🔰BẮT ĐẦU KHI NÀO VÀ KÉO DÀI BAO LÂU???

Gọi là khủng hoảng lên 2 nhưng ko cứ phải là 2 tuổi mới có biểu hiện, có bé từ 17-18m đã bắt đầu khó ở, kéo dài tới khoảng 30m, thậm chí là gần 3 tuổi mới hết.

Hầu hết các bé khi tới độ tuổi này đều trải qua giai đoạn khủng hoảng như vậy. Tuy nhiên, nếu bé được trao cơ hội để phát triển và hoàn thiện các kĩ năng và ngôn ngữ sớm thì bé sẽ trải qua khủng hoảng sớm và nhẹ nhàng. Khi mà bé có thể tự làm mọi việc và diễn tả được cảm xúc của mình bằng lời thì mọi việc sẽ trở nên tốt hơn.

🔰LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG LÊN 2

✔ Mẹ nên giúp bé có được trạng thái tinh thần tốt nhất bằng việc cho bé ăn ngủ theo giờ giấc, bé cần ăn uống, ngủ nghỉ đều đặn.

✔ Đồ đạc trong nhà với trẻ 0-3 tuổi cần luôn được giữ cố định, hạn chế tối đa việc di chuyển, thay đổi vị trí, vì trẻ 0-3 đang rất nhạy cảm với trật tự, một sự thay đổi nhỏ cũng có thể khiến trẻ khó chịu. Làm sao để tạo cho bé môi trường tốt nhất để bé thỏa sức khám phá, thỏa mãn sự tò mò của mình. Bé sớm học được kĩ năng thì khủng hoảng cũng sẽ qua đi sớm.

✔ Tạo cơ hội cho bé tự làm mọi việc, để bé khẳng định bản thân mình, tất nhiên là an toàn và trong giới hạn cho phép.

Ví dụ như nhà mình, mình luôn giới thiệu và khuyến khích bạn Voi làm việc nhà cùng mẹ, rửa rau, quét nhà, lau bàn, tự phơi đồ của con ,vv, những việc như vậy khi đc mẹ hướng dẫn là các bé hoàn toàn có thể tự làm đc... Khi bé làm được hãy dành lời khen cho bé, bé chưa làm đc hãy hỗ trợ, động viên bé.

✔ Thái độ của mẹ tác động rất lớn lên trẻ. Chính vì thế mẹ hãy luôn cố gắng bình tĩnh, nhẹ nhàng với trẻ. Nếu có bực quá ko kiềm chế đc hãy tránh mặt con đi 1 lúc, hít vào thật sâu, thở ra thật chậm, cảm thấy ok rồi thì ra nói chuyện với con.

✔Có quy tắc riêng và luôn nhất quán, ko nên nay thế này, mai thế khác, như vậy bé sẽ rất rối, ko biết như nào là đúng, như nào là sai ( vì hôm nay thì mẹ mắng, mai mẹ lại ko nói gì 😅)

✔ Luôn luôn thông báo trước những việc sắp xảy đến. Ví dụ như đi tiêm, đi chơi hay mẹ đi đâu đó. Làm vậy trẻ sẽ không bị đột ngột, trẻ sẽ có thời gian để chuẩn bị.

✔ Xử lí khi trẻ thường xuyên nói " Không": cách đơn giản nhất là cho con quyền được lựa chọn.

Ví dụ: Mỗi lần đi ra ngoài, nếu con ko chịu mặc quần áo thì thay vì ép con mặc hãy lựa ra 2 bộ đồ, đưa ra trc mặt con "con muốn mặc bộ A hay bộ B"
Thay vì nói " Con không được ăn kem" mẹ hãy nói " Mẹ sẽ cho con ăn kem nhưng sau khi con ngủ trưa dậy nhé!"

✔ Khi có vấn đề xảy ra, mẹ hãy thống nhất cách xử lý. Luôn ghi nhận vấn đề thay vì phán xét, phán xét sẽ làm suy nghĩ của con trở nên lệch lạc. Gợi ý giải pháp cho bé, cho bé quyền lựa chọn, tương tự như khi xử lí tìnb huống bé nói " không". Cuối cùng là mẹ hãy làm mẫu, sau đó cùng bé làm, làm sao để bé hiểu rằng mọi vấn đề xảy ra đều sẽ có cách giải quyết.

P/s: Mẹ Voi đã tổng hợp các kiến thức này từ nhiều nguồn khác nhau, trong sách, trong những tài liệu mà mình đã đọc, tham khảo từ các mẹ có kinh nghiệm khác và đặc biệt là từ chính trải nghiệm thực tế của mình với bạn Voi 25 tháng tuổi.

Hi vọng bài viết này phần nào sẽ giúp các mẹ cùng con trải qua giai đoạn khủng hoảng lên 2 một cách dễ dàng và ngoạn mục nhất!

Love all 😍
Nguồn: Mẹ Voi

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Giáo dục sớm - Thông minh sớm - Vận động sớm
Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về Giáo dục sớm, giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và khả năng vận động
TÌM KIẾM