Anh Nguyen VIP
LÀM SAO HIỂU TRẺ VÀ NÓI CHO TRẺ HIỂU?
Thực ra việc giao tiếp để nói cho trẻ hiểu không phức tạp. Chỉ có 1 nguyên tắc là rõ ràng. Bạn càng rõ ràng diễn tả suy nghĩ cảm xúc, quyết định và nội dung cần cho trẻ hiểu, thì trẻ sẽ làm tốt hơn bạn sẽ mong đợi. Đây là một số tình huống hằng ngày bạn có thể gặp và những cách đáp ứng. Đôi lúc chỉ đơn giản là tin vào khả năng lựa chọn và tự giải quyết tình huống ở mỗi đứa trẻ và cha mẹ vẫn luôn giữ thái độ đúng khi giải quyết nó. Kết quả đến sẽ bất ngờ!

1. Hai đứa trẻ trong xóm chơi chung với nhau. Bé kia luôn giành lấy món đồ dù bé nhà em đang chơi. Không cho nó, thì bé kia khóc rất dai để đòi cho bằng được. Lần nào bé nhà em cũng phải nhường hoặc đi về nhà. Em sợ rằng làm vậy hoài con em lớn lên sẽ bị ăn hiếp. Làm sao em đáp ứng tốt để giúp bé phát triển?

Cách mà trẻ con giành đồ chơi không giống cách chúng ta thường nghĩ về ai mạnh sẽ thắng, sợ sau này trẻ có thể trở thành người yếu đuối khi phải nhường, phải chịu thua, nhưng thực ra với trẻ đó là bản tính cố hữu của mỗi trẻ có thời gian phát triển khác nhau. Hầu hết các trẻ sẽ có tính cố hữu như chăm chăm bám mẹ, bám đồ này, không cho ai đụng, không cho ai chơi... Trẻ càng phát triển nhận thức tốt và trưởng thành thì tính cố hữu giảm dần. Bản tính cố hữu là một bước 1 của nhận thức thế giới khi đó đều xem là của mình, nhưng khi trẻ mất dần bản tính cố hữu sẽ phát triển bước hai là trẻ bắt đầu nhận ra thế giới không có gì là của mình, tất cả chúng ta đều chia sẻ, kể cả không khí, môi trường sống. Tại sao luôn có bước 1? Bởi vì khi trẻ nhận ra bản thân trong phát triển độc lập thì sẽ cho mình là trung tâm và bản tính cố hữu hình thành đó là cách trẻ hiểu thế giới. Nó giúp trẻ nhận ra sự tồn tại của trẻ cũng như nhận ra sự tồn tại của người khác. Nói cách dể hiểu hơn là trong phát triển hành vi của trẻ, trẻ sẽ trải qua giai đoạn nhận thức bản thân (chỉ có bản thân trẻ) đến nhận thức người khác (có bản thân trẻ và người khác). Tùy vào cách giáo dục, chúng ta giúp trẻ sớm chuyển sang bước số 2 thì trẻ sớm thành công và phát triển vượt bậc. Khi trẻ sớm nhận ra bước số 2, trẻ mới trở thành người thắng thực sự. Do đó, bé của bạn bắt đầu hiểu và không tranh giành, đó là một điều đáng mừng hơn đáng lo.

Trở lại câu chuyện tranh giành, cách đáp ứng khi thấy 2 bé cố tranh gianh là khá đơn giản, đó là cho 2 bé chơi theo lượt. Bạn tạo 1 số hoạt động để 2 bé cùng chơi và bạn là quản trò, mỗi bé 1 lượt. Không bé nào tranh lượt bé nào, nếu bé nào vượt lượt hay lấy lượt, trò chơi sẽ kết thúc và bạn cất món đồ chơi. Dù trẻ chọn cho bạn cất món đồ chơi, nhưng cả 2 bé đều có được bài học về chơi theo lượt. Trong trường hợp bé bạn đang chơi, bị bé kia lại giành, bạn thấy và nói: " Bin này, Na sẽ chơi hết 1 lượt rồi sẽ đưa lại cho con chơi nhé và con đưa lại cho cô, và đến Na, cứ như vậy" Nếu bé kia khóc không chịu, bạn cũng kết thúc lượt chơi bé kia và trao lượt lại cho con bạn. Thực ra, nghe có vẻ nguyên tắc nhưng đó là cách não trẻ học để hiểu về sự tồn tại của người khác bên cạnh trẻ. Trẻ dưới 6 tuổi không thể hiểu cách bạn nói kiểu như "nhường em đi con", "cho bạn chơi với..." mà trẻ chỉ hiểu khi nào mình sở hữu và bao lâu mình mất sở hữu và khi nào có lại sở hữu. Như cách chơi theo lượt. Những lúc bị mất sở hữu trẻ sẽ học dần cách hiểu ra rằng: có người khác tồn tại hơn chỉ là bản thân mình. Trẻ sớm nhận ra điều này sẽ sớm thành công, do đó rất quan trọng để dạy trẻ. Nếu lúc nhỏ trẻ không được sớm dạy nhận ra điều này thì lớn lên thường chỉ sống bản thân, và ít biết đến người khác.

2. Nhà có 2 bé. Làm sao giúp bé lớn hơn hiểu là cần im lặng khi bé nhỏ đang ngủ ạ?

Cách tốt nhất là cho trẻ lớn hiểu có những luật nào trong nhà mà chúng ta nên tuân thủ. VD như luật im lặng sau 8 giờ, thậm chỉ có thể chi tiết phòng nào, có thể dán sticker để trẻ dễ nhận biết và hiểu. Trẻ con rất thích và làm theo những nguyên tắc nếu chúng được dạy và trao quyền để thực thi.

3. Bé rất nghịch ngợm, tò mò tháo lắp hết cái này cái kia. Đôi lúc sợ bé nghịch dại chạm vào những thứ nguy hiểm như thuốc tây, ổ điện hay uống nhầm nước rửa chén, ... Làm sao giúp bé hiểu và nhận ra sự an toàn trong những tình huống này?

Đôi lúc chúng ta cảm thấy bất lực khi trẻ thường xuyên quậy phá, nghịch cái này cái kia, thậm chí sờ vào những thứ nguy hiểm, nhiều cha mẹ không kìm được đánh trẻ thật đau để trẻ nhớ và không tái phạm, nhưng thực ra trẻ không hề biết đó là nguy hiểm hay là điều sai. Tưởng tượng rằng trẻ đang bước vào 1 thế giới có quá nhiều điều mới và trẻ muốn khám phá nó chứ không hẳn là trẻ đang cố thực hiện những điều nguy hiểm hoặc cố làm trái ý bố mẹ.. Khi bị đánh đau tại thời điểm đó. Đánh đau chỉ làm ngưng lại hành vi đó tạm thời, nhưng nó không giúp trẻ thay đổi hành vi tốt hơn. Với các hành vi gây nguy hiểm như chạm ổ điện, nghịch thuốc tây, nghịch lửa, nước lau sàn nhà...Nhiều cha mẹ chọn cách cất lên cao và che đậy kỹ. Đó cũng là một cách được khuyên cho trẻ dưới 3 tuổi, nhưng với trẻ lớn hơn 3 tuổi khi sự tò mò và tính độc lập phát triển cùng nhau thì trẻ hay nghe và bắt chước làm theo, việc trẻ tò mò, tìm kiếm là điều rất thường thấy. Với các bé này, cách tốt nhất là dạy trẻ hiểu hơn là che dấu. Nghĩa là, nói cho trẻ biết, chổ nào nguy hiểm bằng các sticker chẳng hạn, và con chỉ được mở ra hay sử dụng khi có bố mẹ. Trẻ con tuổi này thường rất biết tuân thủ nguyên tắc nếu được dạy. Việc dạy này nên làm lúc trẻ vui vẻ, học hỏi thông qua trò chuyện, đọc sách sẽ hiệu quả hơn là trong lúc bắt trẻ đứng phạt, khóc lóc van xin tha lỗi. Đôi lúc chúng ta lo lắng sợ con bị này bị kia, nhưng có 1 điều chúng ta không thể quản được sự tò mò của con trẻ. Nếu trẻ được dạy hiểu biết về sự nguy hiểm và các nguyên tắc an toàn từ sớm thì đó mới là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ.

4. Bé có cái gì không vừa lòng hay không chịu thì hay giơ tay đánh vào ai đó, thậm chí cả em hoặc ông bà. Làm sao giúp trẻ bỏ hành vi này?

Với các bé nhỏ, đặc biệt dưới 26 tháng tuổi thường chưa nhận thức đủ về hành vi của trẻ. Việc trẻ cào cấu hay nắm túm, chỉ là những cách trẻ học để đáp ứng lại thay vì dùng ngôn ngữ như những trẻ lớn hơn. Trẻ không hiểu điều đó là không nên. Việc giải thích, la mắng cho các bé tuổi này là không hiệu quả. Một cách bạn có thể làm đơn giản hơn là tạo cho trẻ thấy "khi trẻ sử dụng cách đáp ứng đó thì trẻ nhận được sự nhàm chán và không đáp ứng lại của mẹ" thì trẻ sẽ tự bỏ dần. Để làm vậy, bạn chỉ cần bỏ qua nếu hành vi của trẻ không quá phiền phức. Nếu gây đau cho bạn hay ai đó (VD bà của bé) thì bạn chỉ cần nghiêm giọng nói "nó đau, mẹ không thích như vậy", im lặng và không quan tâm bé trong 5 tiếng đếm và quay lại việc làm khác, không cần giải thích, đôi co thêm với trẻ. Điều này sẽ cho trẻ hiểu rằng nó không được mẹ đáp ứng thì trẻ sẽ tự bỏ. Về việc dạy trẻ yêu thương động vật, trẻ dưới 3 tuổi chưa hiểu về động vật, mà trẻ chỉ hiểu đó như là một vật thể giống như đồ chơi của trẻ, việc trẻ túm hay làm các hành động như cách trẻ cầm nắm đồ chơi là điều dễ hiểu. Cách tốt là làm để bé làm theo như một trò chơi. VD, cùng mẹ vuốt ve lông của con Ki nhé, vuốt như thế này nè... Nên nhớ là trẻ dưới 3 luôn phải có bạn bên cạnh trẻ khi tiếp xúc với động vật để tránh các hành động vô ý của trẻ làm động vật khó chịu và có thể cắn trẻ.

5. Làm sao giúp trẻ chịu tập trung hơn vào 1 hoạt động nào đó?

Các bé dưới 10 tuổi thường có sự tập trung ngắn ước tính khoảng bằng [số tuổi của trẻ *3 phút]. VD, trẻ 3 tuổi thì thời gian có sự tập trung là 9 phút. Đó là số phút trung bình trẻ có thể tập trung tốt cho một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, còn tuỳ mỗi bé mà số phút có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Cách bạn có thể giúp trẻ tập để tăng sự tập trung là có thể chơi trò chơi “ con đi siêu thị mua…” bạn và chồng bạn cùng với trẻ ngồi vòng tròn và chơi, ví dụ người đầu tiên nói mẹ đi chợ mua cá, người thứ 2 sẽ nói ba đi chợ mua cá và rau, người thứ 3 là trẻ phải nhắc lại 2 món trên + với 1 món mà trẻ phải thêm vào. Trò chơi cứ tiếp tục để bắt trẻ phải tập trung. Thời gian chơi không nên quá 10’
0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM