Anh Nguyen VIP
CHẬM NÓI Ở TRẺ

Khóa Tập nói sớm, phòng ngừa chậm nói: mamibabi.com.vn/r/293640

Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ, cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ bị chậm nói. Đáng chú ý rằng tỷ lệ chậm nói này sẽ gia tăng gần 50% nếu cứ mỗi 30 phút tăng thêm từ việc trẻ xem, chơi các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, TV mỗi ngày (theo kết quả nghiên cứu của nhóm TS. Birken Bệnh viện Nhi Toronto)

CHẬM NÓI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẺ KHI LỚN?
Theo TS. Othman, ĐH Michigan, Mỹ: trẻ chậm nói ở độ tuổi nhỏ nếu không được hỗ trợ sớm có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến các kỹ năng ngôn ngữ thậm chí đến độ tuổi thành niên, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động liên quan đến giáo dục và nghề nghiệp về sau. Như, khi lên 7 tuổi, trẻ thường làm sai bài tập ghép câu. Ở độ tuổi 9, trẻ thường làm sai chính tả và đọc. Khi 17 tuổi trẻ thường kém hơn trong việc vận dụng ngôn ngữ như thuyết trình và ghi nhớ lời người khác nói.

THEO DÕI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
TS. Alexander, BV Nhi Alberta, Canada từng chia sẻ mỗi giai đoạn trẻ sẽ có sự phát triển ngôn ngữ khác nhau về cách đáp ứng, nói và số lượng từ trẻ sử dụng trong các hoạt động giao tiếp hằng ngày. (Các bạn có thể tham khảo những cột mốc đánh giá này tại comment phía dưới bài viết)

NÃO BỘ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Bạn biết không! sau khi sinh não bộ trẻ tăng trung bình khoảng 2gram mỗi ngày, đến khi 5 tuổi não trẻ đạt khoảng 90% kích thước của não người lớn. Nghiên cứu của TS. McLeod đã cho thấy tốc độ phát triển nhanh này có liên quan đến khả năng nắm bắt các mô hình phức tạp, bao gồm cả phát triển ngôn ngữ khi trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Việc học ngôn ngữ của trẻ là một quá trình phức tạp bao gồm quá trình tiếp nhận kích thích từ tai để nghe âm, mắt để quan sát đến não bộ để điều phối sự bắt chước, ghi nhớ và truyền các tín hiệu thần kinh đến cơ quan phát âm để phát ra tiếng nói. Có 2 yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn nhỏ gồm:

● Hình thành vùng chức năng ngôn ngữ: Người ta thấy rằng các vùng chức năng ngôn ngữ trong não bộ phát triển rất sớm. Trong đó, các chất béo giữ vai trò quan trọng cho quá trình phát triển này. Thực vậy, khoảng 80% thành phần chất béo trên màng tế bào thần kinh là các chất béo tốt không bão hoà chuỗi dài. Theo nghiên cứu của TS. Kirby, ĐH South Wales, Anh cho thấy những chất béo tốt không bão hoà chuỗi dài omega-3/omega-6 có vai trò trong cải thiện khả năng đọc, đánh vần, cũng như sự tập trung ở trẻ nhỏ.

Chất béo Omega-6 thường có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, … và trong những loại hạt như hướng dương, hạt điều, hạnh nhân. Còn chất béo omega-3 là dạng cơ thể không tư tổng hợp được, mà cần bổ sung từ bên ngoài. Chúng ta thường biết nhiều về dạng omega-3 từ cá, nhưng thực ra trong thực vật cũng chứa nguồn chất béo omega-3 này. Hơn nữa, trong thực vật thường chứa thêm thành phần vitamin E tự nhiên giúp chất béo omega bền vững hơn. Dầu hạt lý chua đen là điển hình có tỷ lệ omega-6/omega-3 theo tỷ lệ 4:1. Theo TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Irael cho biết tỷ lệ này là lí tưởng và có liên quan tích cực đến các hoạt động phát triển cấu trúc não bộ ở giai đoạn sớm. Omega từ dầu lý chua đen đã và đang được ứng dụng nhiều trong các loại dược phẩm, thực phẩm phổ biến ở Châu Âu như trong sản phẩm Fitobimbi Omega Junior của Ý. Đây là sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới gồm các nước như Anh, Pháp, Đức… và cũng đã có mặt ở Việt Nam.

● Gia tăng các kết nối thần kinh: Khi các nhà khoa học tại ĐH Harvard phát hiện ra sự tương tác 2 chiều “serve and return” có thể giúp tăng các kết nối thần kinh thì vai trò của thời gian tích cực của cha mẹ dành cho trẻ bắt đầu được nhấn mạnh. Thời gian giao tiếp tích cực là không phụ thuộc bao lâu bạn giao tiếp với bé mà là bao nhiêu thời gian bạn làm trẻ vui, ngạc nhiên, phản ứng, tham gia và hiểu những gì bạn đang giao tiếp. VD. Bạn dành 10 phút chỉ đọc sách cho trẻ mà không quan tâm đến sự tham gia của trẻ thì vẫn tính là 0, nhưng chỉ cần 2 phút bạn làm trẻ hứng thú nhìn và chịu lật trang sách thì đó là 2 phút tích cực.

GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NHƯ THẾ NÀO?
● Trẻ dưới 12 tháng tuổi
Trẻ làm quen với âm thanh và lời nói của bố mẹ ngay khi bước qua 1 tháng tuổi.

Từ 5-9 tháng tuổi, trẻ thích nghe các từ tượng thanh và tượng hình khi bố mẹ nói chuyện. Từ 9 tháng tuổi, trẻ có thể ghép âm. Dưới 1 tuổi, bố mẹ có thể “nháy” giọng ngọng nghịu của trẻ để trẻ quen nguyên âm. Một số nguyên âm bố mẹ cần giúp bé phát triển là a, e, o.

● Trẻ từ 12-17 tháng tuổi
Trẻ từ 12-17 tháng tuổi, trẻ bắt đầu làm quen dần với các phụ âm gần gũi như: p, b, m, d, n cả tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, cha mẹ nên sử dụng nhiều từ có phụ âm này trong nói chuyện như ba ba, bong bóng…Nếu nói chuyện bằng tiếng Anh với trẻ có thể dùng nhiều các từ như: ball, baby, bottle, daddy. Giai đoạn từ 12-18 tháng tuổi, trẻ thích bố mẹ nói rõ âm, rõ từ, kết hợp 2-3 từ.

● Trẻ từ 18-30 tháng tuổi
Trước khi trẻ 18 tháng tuổi, trẻ có thể nói tầm 20 từ. Từ 18-30 tháng tuổi, trẻ thực sự thích cách mà bạn dùng mệnh lệnh khi hướng dẫn trò chơi với trẻ. Một số mệnh lệnh như:
Nhặt cái … lên, và đưa cho mẹ nào!
Hãy ngồi xuống và đứng lên
Con nhìn mẹ nè và hãy chạm mũi của mẹ
Câu mệnh lệnh, nên gồm 2-3 bước sẽ giúp trẻ học cách ghép từ cũng như ngôn ngữ

● Trẻ từ 2.5-4 tuổi
Trẻ sẽ phát triển 1 lượng lớn từ vựng. Một số cách bạn có thể giúp trẻ sử dụng động từ, đặc biệt có ích cho các trẻ chậm nói. Bạn dùng mệnh lệnh chứa 1 động từ trong câu nói và kết hợp thêm đồ vật hoặc nơi chốn của đồ vật đó.
Có một vài hoạt động bạn nên làm để tăng cơ hội giúp trẻ giao tiếp như hướng dẫn trẻ đánh răng
Mở nắp kem đánh răng
Lấy kem
Đánh răng
Rửa sạch
Đóng nắp kem đánh răng
Mỗi kỹ năng cần được hướng dẫn và chia nhỏ thành các bước như khi bạn nói: “mở nắp kem đánh răng” và cho trẻ cơ hội để đáp ứng. Khuyến khích, khen ngợi khi các bước được hoàn thành. Củng cố bằng hành động khác như khi mở nắp chai nước… khi chơi với trẻ, bạn hãy yêu cầu trẻ như đặt cái này lên bàn, hoặc đặt cái kia dưới ghế…

Notes
Maura R. McL et al. (2011) Speech and Language Delay in Children. Am Fam Physician. 83(10):1183-1188
Yasseen, D.G., Waly, N.E. & Abdulghani, K.O. Polyunsaturated fatty acids supplementation can improve specific language impairment in preschool children: a pilot study. Egypt J Neurol Psychiatry Neurosurg 56, 20 (2020)

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Giáo dục sớm - Thông minh sớm - Vận động sớm
Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về Giáo dục sớm, giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và khả năng vận động
TÌM KIẾM