Tư vấn     Sức khỏe
Thanhnhi Tran VIP
Mình có thằng bạn từ bé bị suy dinh dưỡng nên lúc trưởng thành chỉ cao 1,5m và mặc dù là bác sĩ, nó vẫn không thể tự tin về ngoại hình của mình, đặc biệt là hiện nay nhiều bạn nữ cao hơn cả nó. Mình nghe ba mẹ nó kể lại ngày đó nó mới sinh xong bị bệnh phải nằm viện 3 tháng liền, lúc về nhà 3 tháng tuổi mà nặng chỉ có 3 kí, cộng thêm chẳng ai nói ba mẹ nó phải chăm nó như thế nào nên mãi 3 tuổi nó cũng chỉ nặng như đứa nhỏ 1 tuổi.

Theo như bảng phân loại của WHO mình từng chia sẻ thì chiều cao nó ngày trước dưới ngưỡng -2SD nghĩa là “trẻ thấp còi". Nó đã đồng ý cho mình chia sẻ chuyện của nó để gửi đến mọi người thông điệp của Tổ chức Y tế Thế giới rằng “Trẻ thấp còi (Chiều cao dưới -2SD) nếu không điều trị trước 2 tuổi thì di chứng chậm phát triển thể chất và tâm lý kéo dài SUỐT ĐỜI".

Nghĩa là nếu như đứa trẻ khi cân nặng dưới chuẩn nhưng chúng ta không can thiệp sớm, để tình trạng suy dinh dưỡng lâu dài sẽ kéo theo chiều cao của đứa bé đó dưới ngưỡng bình thường và hệ luỵ là dưới ngưỡng -2SD và thấp còi.

Đối với con nít, các bạn cần phải tính toán đúng và đủ năng lượng cần thiết mỗi ngày. Có nhiều công thức tính toán năng lượng cơ bản (NLCB) nhưng mình chọn công thức của sách Harriet Lane bởi vì nó tính toán năng lượng dựa trên sự kết hợp 2 thông số quan trọng là (1) tuổi của trẻ và (2) cân nặng thực tế của đứa trẻ:
• 0–3th: NLCB = [89 × CN(kg) − 100] + 175
• 4–6th: NLCB = [89 × CN(kg) − 100] + 56
• 7–12th: NLCB = [89 × CN(kg) − 100] + 22
• 13–35th: NLCB = [89 ×CN(kg) − 100] + 20

Lấy ví dụ là sữa mẹ khoảng 80 kcal/100ml. Một đứa trẻ 3 tháng nặng 6kg cần 609 kcal tương đương 760ml sữa mẹ mỗi ngày, nhưng nếu đứa trẻ 3 tháng nặng 5kg thì chỉ cần khoảng 520kcal tương đương 650ml sữa mẹ.

Nhiều mẹ chỉ kiểm tra cân nặng mỗi lần đi tiêm chủng nên có một vấn đề là khi con không lên kí tốt thì mẹ lại hoàn toàn không có đi khám dinh dưỡng mà đến khi báo động như là đứa trẻ quá nhẹ kí so với những đứa bé cùng tuổi khác thì mới đi khám.

Mình từng khám cho một bé bú mẹ hoàn toàn 6 tháng trời mà chỉ tăng từ 2,8kg, (lúc mới sinh bé nặng 4,5kg, dài 50cm, lúc 6 tháng dài 62cm) và mẹ hoàn toàn không đi khám dinh dưỡng trong 6 tháng đó. Bé bị trào ngược rất nặng do mẹ cho bú xong là đặt nằm ngang và bé rất biếng bú do sợ bị ọc. Mình phải tư vấn ăn dặm, bổ sung thêm vi chất, thay đổi tư thế sau bú và tiếp tục bú mẹ…Mẹ bé khóc rất nhiều khi biết bé suy dinh dưỡng thể thấp còi!

Một trong những vi chất cần thiết có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ mà ba mẹ không nên để trẻ bị thiếu – đó là vitamin D. Một nghiên cứu trên trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi tại Ecuador cho thấy trẻ nhẹ cân có nguy cơ thiếu vitamin D gấp 2 lần và những trẻ bị thiếu càng nhiều thì nguy cơ thấp còi càng cao hơn. Vitamin D không chỉ tác động tới chiều cao mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển cân nặng (thông qua hormone tăng trưởng), giúp tăng cường miễn dịch và nhiều vai trò cần thiết khác đối với cơ thể nhưng trẻ em rất dễ thiếu. Đó là lý do mình hay nhắc các mẹ nên bổ sung vitamin D cho con 1 – 2 nhát xịt mỗi ngày từ 400 – 800 IU để phòng ngừa thiếu vitamin D.

TỐC ĐỘ TĂNG CÂN NẶNG CHUẨN
• 3 tháng đầu tăng 600-1000gr/tháng
• 3-6 tháng tuổi tăng 300-500gr/tháng và nếu cân nặng đi ngang trong 2 tuần, bạn nên khám bác sĩ dinh dưỡng để cân nhắc ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi!
• 6-12 tháng tuổi tăng 200-300gr/tháng
• Sau 1 tuổi thì tuỳ tốc độ mỗi bé tăng từ 1-2kg/năm
(Lưu ý rằng tốc độ tăng cân sẽ giảm 50% qua mỗi giai đoạn tuổi, đó là sinh lý, không phải là bệnh lý. Còn muốn biết bé có suy dinh dưỡng hay không phải tra bảng)

LỜI KHUYÊN
(1) Check chiều cao của con ở bảng bên dưới của WHO để xem bé ở ngưỡng nào, nếu dưới ngưỡng bình thường thì nên đi khám và tư vấn dinh dưỡng
Bé trai: cdn.who.int/media/docs/default-source/child-gro...
Bé gái:
cdn.who.int/media/docs/default-source/child-gro...

(2) Nếu bé ở dưới ngưỡng -2SD rồi thì cũng nên bình tĩnh, thực ra chiều cao trẻ vẫn phát triển tốt ở giai đoạn 5 năm đầu đời và 2 năm dậy thì. Nên nếu con đã suy dinh dưỡng rồi thì việc cần làm của người lớn chúng ta đó là bình tĩnh, tính toán lại năng lượng (theo bảng ở trên) rồi áp dụng cho con

(3) Nếu trẻ biếng ăn, áp dụng kỷ luật bàn ăn chứ không phải lạm dụng sữa. Ưu tiên khẩu phần ăn đa dạng, linh hoạt theo sở thích của con. Nếu mọi người quan tâm kỷ luật bàn ăn thì xem ở comment.

(4) Nhiều bố mẹ hiện nay sai lầm trong việc mua canxi cho trẻ em uống nhưng không hề biết rằng lượng canxi trong sữa đã ĐỦ cho nhu cầu hàng ngày, cái bé thiếu chính là vitamin D3. Và đặc biệt ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì càng phải bổ sung vitamin D3 cho cả mẹ và con!

(5) Nếu phụ nữ mang thai thì yếu tố bổ sung MỖI NGÀY và sức khoẻ thai kỳ cũng quyết định rất lớn đến sức khoẻ của con!
• Sắt 28 - 60mg sắt nguyên tố
• Acid folic - 0.4 – 0,6 mg (*)
• DHA – 200-300mg
• Vitamin D3 800-1200IU
• Canxi 1000mg

TÓM LẠI
“Đối với trẻ nhỏ, trẻ thiếu cân nặng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chiều cao bé, tình trạng kéo dài sau 2 tuổi thì ảnh hưởng phát triển thể chất, tâm lý sau này. Chỉ có cách theo dõi thường xuyên các chỉ số và xem có dưới ngưỡng không để can thiệp.

Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên thì dinh dưỡng - vận động - giấc ngủ là 3 yếu tố quyết định chiều cao của trẻ. Dinh dưỡng đa dạng và khoa học. Vận động thể chất ngoài trời mỗi ngày tối thiểu 30 phút. Giấc ngủ tối thiểu 10-13 tiếng mỗi ngày.

Độ tuổi nào cũng vậy, tăng cường canxi qua thực phẩm là tốt nhất, bổ sung vitamin D đủ chuẩn 1 – 2 xịt tương đương 400 – 800 IU/ngày.

Bs. Nguyễn Thanh Sang

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Sức khỏe
Giải đáp sức khỏe cho mẹ và bé
TÌM KIẾM