KHI LÀ F0, TRẺ THƯỜNG GẶP NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ DINH DƯỠNG NÀO?
Theo một báo cáo gần đây của TS. Headey, Viện IFPRI Mỹ cho thấy trẻ bị F0 thường có bệnh cảnh nhẹ. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sụt cân của trẻ trong giai đoạn này cũng là điều quan trọng mà bố mẹ cần lưu tâm.
Nếu việc chăm sóc khi trẻ bệnh không tốt hoặc tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, và có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Sau đây là những vấn đề về dinh dưỡng và cân nặng mà cha mẹ cần quan tâm khi chăm sóc trẻ bị bệnh tại nhà:
1. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VỀ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG KHI BỆNH CỦA TRẺ
Trẻ em rất dễ rơi vào tình trạng thiếu cân hay suy dinh dưỡng, thậm chí thiếu vi chất do trẻ chưa có nhận thức về việc cần ăn uống để mau khỏi bệnh hay trẻ biếng ăn thường quấy khóc làm cha mẹ thiếu kiên nhẫn trong việc cho trẻ ăn. Có những cách để nhận ra việc ăn uống của trẻ đang gặp vấn đề như:
• Quan sát cân nặng, đặc biệt trẻ bị sụt cân từ 1-2% cân nặng trong 1 tuần
• Chán ăn kéo dài kèm ít nhất 2 trong các triệu chứng như: hay buồn nôn, da xanh xao, quấy khóc nhiều do thường đau bụng, mệt mỏi thường xuyên. Điều này có thể làm trẻ ăn giảm hơn 30% lượng ăn như bình thường.
2. THỰC PHẨM NÀO NÊN ĂN, THỰC PHẨM NÀO CẦN TRÁNH?
• Bên cạnh chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng. Trẻ nên được khuyến khích ăn nhiều rau xanh, trái cây vì đây là nhóm chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch như vitamin C, các vitamin tan trong dầu như A, D, E hay một số khoáng chất như kẽm.
Cụ thể, các loại trái cây nên ăn 60g/ngày cho trẻ 1-2 tuổi, 130g/ngày đối với trẻ 2-3 tuổi và 200g/ngày với trẻ > 4 tuổi. Rau xanh nên ăn 130g/ngày cho trẻ 2-3 tuổi và 200g/ngày với trẻ 4-8 tuổi.
Bên cạnh đó, những nhóm này còn cung cấp các chất xơ tan tốt cho lợi khuẩn đường ruột. Hợp chất xơ tan Beta-glucan với cấu trúc đặc biệt chuỗi Beta (1.3/1.6)-D-glucan có trong nấm và nấm men gần đây được quan tâm nhiều do vai trò vượt trội của nó trong hỗ trợ miễn dịch. Nghiên cứu của nhóm TS. Grauz trên 151 trẻ em tại Tây Ban Nha cho thấy: Ở nhóm trẻ sau 3 tháng bổ sung Beta-glucan và vitamin C có số lần mắc nhiễm trùng đường hô hấp giảm đáng kể, từ 8,88 ± 3,35 đợt/năm xuống còn 4,27 ± 2,21 đợt/năm. Không chỉ vậy, nhóm trẻ này cũng tìm thấy giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tỷ lệ dùng thuốc và ít phải nghỉ học hơn.
Cấu trúc đặc biệt của Beta-Glucan này hiện có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng cao. Sản phẩm này đang là lựa chọn của nhiều phụ huynh vì còn kết hợp bổ sung thêm vitamin C, D, kẽm - những vitamin khoáng chất có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
• Sữa chua hay thức uống có bổ sung lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột của trẻ.
• Các loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt hay giàu chất béo bão hòa hay trans-fat như đồ ăn nhanh, bim bim… là cần tránh. Các loại đồ uống hay thức ăn này có thể ảnh hưởng đến tín hiệu no - đói của trẻ nếu trẻ ăn quá nhiều hay cận bữa ăn. Tín hiệu no - đói của trẻ bị rối loạn đi cùng với vị giác thay đổi do bệnh có thể làm tình trạng biếng ăn kéo dài hơn.
• Các thực phẩm như cà chua, cà tím nên tránh ăn bữa tối. Riêng cà chua nên bỏ hạt khi chế biến vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
• Các thực phẩm như đông trùng hạ thảo, sâm… là không thích hợp với trẻ em trong việc bồi bổ, thậm chí có thể gây các tác dụng phụ như gây chảy máu cam. Chỉ dùng khi có lời khuyên từ bác sĩ.
• Ốc, sò các loại có thể chứa kí sinh nguy hiểm thậm chí vẫn còn sống khi đã nấu chín. Với các bé đang bệnh hoặc trong giai đoạn phục hồi nên tránh các loại ốc sò.
3. NẾU TRẺ BIẾNG ĂN, CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?
Cha mẹ được khuyên nên làm những điều sau:
• Việc duy trì cảm giác no - đói mỗi ngày là quan trọng với trẻ. Do đó, bạn vẫn duy trì cho trẻ ăn đúng bữa, tránh bỏ bữa dù trẻ có ăn ít hoặc không ăn vì điều này sẽ giúp trẻ duy trì cảm giác no - đói.
• Cố gắng cho trẻ ăn ít nhất 1 bữa có đủ 4 nhóm dưỡng chất chính: chất béo, vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, chất tinh bột như gạo, bún nui, mì; chất đạm từ thịt, cá, trứng, đậu hũ. Bữa ăn có thể chia nhỏ số bữa. VD như bữa sáng chia lượng bằng ½ nhưng phải có đủ 4 yếu tố trên.
• Trẻ có thể uống thêm sữa 500-600ml/ngày để bù vào những bữa trẻ ăn ít. Mỗi lần nên chia nhỏ ra khoảng 200ml để trẻ dễ uống. Song song đó vẫn khuyến khích và duy trì trẻ ăn để trẻ sớm lấy lại cảm giác ăn như bình thường.
4. LƯỢNG NƯỚC CẦN BỔ SUNG KHI TRẺ BỆNH
Nhu cầu nước cần nhiều hơn để giúp trẻ bù điện giải khi trẻ sốt hay tiêu chảy trong lúc bị bệnh. Nước rất quan trọng cho duy trì điện giải và các phản ứng sinh hóa trong cơ thể trẻ kể cả các phản ứng tạo ra các hợp chất chống vi rút. Hơn nữa, với biến chủng Omicron thường nằm ở đường hô hấp trên nên cung cấp đủ nước cho trẻ để tống đờm ra, giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn. Lúc bệnh trẻ được khuyên duy trì uống đủ lượng nước. Theo ước lượng đơn giản của BV CHOC, Mỹ:
• Trẻ 1-8 tuổi cần uống số ly nước mỗi ngày tương đương số tuổi của trẻ (mỗi ly tính là 250ml nước). VD, trẻ 3 tuổi cần uống khoảng 3 ly mỗi ngày, tương đương 750ml nước.
• Trẻ từ 9 tuổi trở lên thì uống khoảng 8 ly tương đương 2 lít nước/ngày.
Các thời điểm bạn nên bổ sung nước cho trẻ trong ngày:
• Trước khi ngủ và sau thức dậy: Trẻ có thể uống 1 ly nước ấm khoảng 30-80ml, đặc biệt khi trẻ ho và đi kèm với nghẹt mũi để giúp trẻ tránh khô miệng gây khó chịu.
• Sau khi trẻ tiêu chảy hay sốt cao: Trẻ nên bù thêm 200-250ml nước, chia nhỏ để trẻ dễ uống hoặc bù bằng dung dịch điện giải.
• Nước trẻ có thể uống trong ngày, tuy nhiên nên tránh uống trước và sau các bữa ăn ít nhất 90 phút và các bữa sữa 60 phút để không ảnh hưởng đến cảm giác no - đói của trẻ.