HẬU 8/3 - NGHỀ LÀM MẸ
Ngày 8/3, chúng ta dành tình cảm trân trọng và tôn vinh đối với những phụ nữ thân yêu là những người vợ, người mẹ... Ngẫm lại, có rất nhiều việc khó trong đời nhưng chưa có việc gì khó bằng làm mẹ với bao thiệt thòi, vất vả, hy sinh mà mấy ai hiểu hết!
Trong một báo cáo gần đây của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ từng ví von những khó khăn mà người phụ nữ gặp phải khi lần đầu làm mẹ còn khó hơn cả khi bạn trúng tuyển vào làm công việc đầu tiên trong đời. Và không ai có thể thay thế vai trò của người mẹ với trẻ.
Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ đưa ra 3 nỗi lo lớn của những người lần đầu làm mẹ và những cách để làm chủ được nó. Khi bạn hiểu và làm chủ được các nỗi lo, bạn sẽ cảm thấy công việc làm mẹ dễ dàng và thoải mái hơn
NỖI LO TRẺ BỊ BỆNH
Đây có lẽ là nỗi lo lớn nhất và là nỗi “ám ảnh” của nhiều mẹ bởi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đang trong độ tuổi “Khoảng trống miễn dịch” nên dễ mắc bệnh hơn ngưởi lớn, thường gặp là các bệnh như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản…
Nhưng, tại sao trẻ nhỏ dễ bệnh hơn người lớn?
a. Do hệ miễn dịch và hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ nhỏ đều đang trong giai đoạn học hỏi và hoàn thiện.
b. Dinh dưỡng trẻ kém và không đủ do biếng ăn có thể làm hệ thống phòng thủ vốn chưa đủ mạnh, nay lại bị thiếu hụt, dễ bị tấn công
Vậy, để trẻ khỏe mạnh, bạn nên làm gì?
1. Trẻ cần được ăn uống đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trẻ nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như snack, nước ngọt…, nhưng được khuyến khích ăn nhiều trái cây, rau củ vì đây là nhóm chứa nhiều chất chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Nhắc đến cụm từ tăng cường miễn dịch, nhiều cha mẹ nghĩ ngay đến vitamin C. Đúng, nhưng chưa đủ. Các vitamin tan trong dầu như A, D, E hay một số khoáng chất như kẽm, sắt đều là những vi chất tối quan trọng của hệ miễn dịch. Gần đây, nhiều nghiên cứu dành sự quan tâm đến hợp chất Beta-glucan với vai trò hỗ trợ miễn dịch của nó trong việc giúp cơ thể tấn công các virus, vi khuẩn gây bệnh.
Cụ thể, nghiên cứu của TS. Meng, BV Chang Ping trên trẻ 1 đến 4 tuổi từng bị nhiễm trùng đường hô hấp ít nhất 2 đợt trong vòng 3 tháng. Kết quả cho thấy, bổ sung Beta-glucan giúp rút ngắn số ngày trẻ bị bệnh và làm giảm hơn 60% tỷ lệ mắc bệnh như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản. Cụ thể, có đến 85% số trẻ không bổ sung Beta-glucan bị mắc bệnh trong khi ở nhóm trẻ được bổ sung Beta-glucan hàng ngày tỉ lệ mắc giảm hẳn, chỉ 32%.
Beta-Glucan có nhiều trong 1 số loại thực phẩm như nấm, yến mạch, lúa mì và nấm men. Nhưng không phải loại Beta-Glucan nào cũng có tác động hiệu quả đến hệ miễn dịch mà phụ thuộc vào cấu trúc hóa học và nguồn gốc. Chuỗi Beta (1.3/1.6)-D-glucan có trong nấm và nấm men được xem là có vai trò trong hỗ trợ miễn dịch tốt hơn cả.
Cấu trúc đặc biệt của Beta-Glucan này hiện có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng cao. Dòng sản phẩm này đang là lựa chọn của nhiều phụ huynh vì còn kết hợp bổ sung thêm vitamin C, D, kẽm- những vitamin khoáng này cũng được xem là có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
2. Chế độ ăn cũng nên đa dạng các loại sữa chua, thức uống có chứa lợi khuẩn.
3. Sự khỏe mạnh của trẻ không chỉ từ bên trong mà còn từ bên ngoài. Cơ thể trẻ vẫn cần có những cơ hội để tôi luyện và thử thách với môi trường. Đừng quá lo lắng khi trẻ đang chơi có cơn mưa phùng chợt qua, hay cơn gió chợt đến. Việc bao bọc quá kỹ chỉ làm trẻ mất đi kỹ năng sống và tồn tại trong tự nhiên- vốn đã có trong mỗi đứa trẻ.
NỖI LO VỀ VIỆC ĂN UỐNG CỦA TRẺ
1. Vấn đề trẻ bú sữa
Để giảm nỗi lo này, trẻ nên được cho bú mẹ sớm nhất có thể vì đây là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất với hệ tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, trẻ bú sữa mẹ thường ít gặp các vấn đề sức khỏe như táo bón hay tiêu chảy, và sữa mẹ luôn cung cấp đủ dinh dưỡng và miễn dịch trẻ khỏe mạnh.
2. Ăn dặm của trẻ
Hành vi ăn uống của trẻ sớm hình thành ngay khi bắt đầu ăn dặm. Do đó, càng nhiều điều tích cực trẻ được học như ngồi trên ghế khi ăn, không TV, điện thoại khi ăn, trẻ càng có hành vi ăn uống tốt và ngược lại. Càng điều tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ như bế rong, cho xem TV, điện thoại khi ăn…thì trẻ càng bướng và biếng ăn sau đó.
3. Trẻ biếng ăn
Nhiều cha mẹ phàn nàn về việc biếng ăn của trẻ. Thực tế, chúng ta thấy nhiều cha mẹ cho trẻ ăn cháo đến 2 tuổi hoặc ép nhiều hơn lượng trẻ cần ăn mỗi ngày. Một vài lưu ý về vấn đề ăn uống của trẻ:
Vị giác của trẻ dưới 1 tuổi sẽ khác trẻ 2 tuổi và 3 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi không nêm gia vị, trẻ lớn lớn có thể nêm gia vị nhưng với lượng vừa phải
Mỗi độ tuổi trẻ cũng có khái niệm về cấu trúc thức ăn khác nhau. Để trẻ không biếng ăn bạn cần thay đổi cấu trúc thức ăn theo đúng độ tuổi của trẻ
NỖI LO VỀ GIÁO DỤC
Nhiều cha mẹ sợ con mình thua kém, nên thường quan tâm giáo dục trẻ rất sớm bằng các cách khắc khe và bài vỡ. Điều này chỉ mang đến cho bạn một đứa trẻ toàn thành tích, nhưng thiếu các kỹ năng sống để biết cách tự lập và hạnh phúc. Vậy đâu là điều bạn nên chọn?
1. Cho trẻ biết sự yêu thương không giới hạn của bạn, nhưng không bằng lời nói, mà chính là hành động và việc làm hằng ngày.
2. Giao tiếp và trò chuyện về cảm nhận của trẻ, chứ không phải là chỉ dành thời gian dạy chữ, dạy toán, tiếng Anh...
3. Cứng rắn trong kỷ luật, nhưng linh hoạt khi trẻ có lí do hợp lý.
4. Cho trẻ không gian quyết định.
5. Biết rõ những giới hạn của bản thân để biết cập nhật và lắng nghe. Cha mẹ không bao giờ là luôn đúng!
Notes
Meng. F. Bakers Yeast Beta-Glucan Decreases Episodes of Common Childhood Illness in 1 to 4 Year Old Children during Cold Season in China. Meng, J Nutr Food Sci 2016, 6:4