CÓ PHẢI TRẺ THẬT SỰ ƯƠNG BƯỚNG NHƯ CHÚNG TA NGHĨ?
Đôi lúc chúng ta thường cho rằng trẻ quá ương bướng và không chịu vâng lời. Tuy nhiên, thật ra trẻ nhỏ không như người lớn chúng ta, trẻ chưa đủ để hiểu điều trẻ đang làm là đúng hay sai, hoặc đôi lúc cách giải quyết vấn đề không đồng nhất của người lớn chúng ta cũng làm trẻ khó hiểu và không biết nên làm gì cho đúng
1. Trẻ không hài lòng một vấn đề gì thường giơ tay đánh cha mẹ hay một người nào đó
Độ tuổi thường gặp là: 12 tháng - 4 tuổi
Cách đáp ứng thông thường: cha mẹ thường la mắng, thậm chí đánh trẻ vì cho rằng trẻ không lễ phép hoặc học ai đó hành vi vô phép
Đáp ứng đúng nên là:
Điều này không phải là hành vi vô phép như chúng ta nghĩ. Chỉ đơn giản trẻ chọn cách đáp ứng/giao tiếp với chúng ta khi ngôn ngữ và nhận thức trẻ chưa phát triển. Khi cha mẹ đáp ứng lại bằng cách la mắng hay đánh chỉ làm trẻ cảm thấy hứng thú vì cách đáp ứng của trẻ được cha mẹ đáp ứng lại và trẻ lại tiếp tục sử dụng. Khi bị đánh đau, trẻ có thể ương bướng hơn vì trẻ không hiểu tại sao cha mẹ đáp ứng lại với mình mà lại đánh mình đau.
Cha mẹ được khuyên là:
+ Nếu hành vi đó vô hại, bạn chỉ cần bỏ qua hoặc đơn giản nghiêm mặt và không đáp ứng gì với trẻ trong khi đếm thầm 1-3. Điều này cho trẻ hiểu rằng nó không hứng thú với cha mẹ. Trẻ sẽ tự bỏ hành vi này.
+Nếu hành vi đó gây phiền phức (VD đánh đau ông bà), bạn nghiêm giọng và nói "Bin, mẹ không thích con đánh như vậy, nó làm đau bà" và sau đó đếm 1-3. Với trẻ > 2 tuổi, bạn có thể áp dụng phương pháp giáo dục Time-out nếu hành vi thường xuyên lập lại, gây phiền phức.
Để thành công, bạn không nên la mắng hay đôi co với trẻ khi thực hiện cách đáp ứng của bạn. Chỉ đơn giản cho trẻ hiểu nó không có gì hứng thú với bạn, trẻ sẽ tự bỏ nó.
2. Trẻ thường kéo dài thời gian khi bạn yêu cầu kết thúc 1 điều gì đó
Các tình huống thường gặp: Khi bạn bắt trẻ phải dừng điều gì đó, VD xem điện thoại, trẻ cù nhây, giả vờ không nghe hay kéo dài.
Cách đáp ứng thông thường: Quát mắng hay cấm túc trẻ
Thực ra, nó không làm thay đổi hành vi của trẻ tốt hơn. Nó chỉ làm trẻ tìm cách để đối phó với tình huống khác trong tương lai như dấu diếm, hay chọn chơi góc mà bạn không thấy.
Có thể gặp ở bắt kỳ độ tuổi nào, nhưng độ tuổi thường gặp là 3-7 tuổi
Đáp ứng đúng nên là:
Trao cho trẻ quyền tự chủ trong giải quyết vấn đề của riêng trẻ là cách đáp ứng tốt nhất. Để làm vậy, bạn nên quy định thời gian để trẻ chơi hoặc hoàn tất trong bao nhiêu phút và quy định hậu quả trẻ sẽ nhận được. Cho trẻ thấy rõ 2 loại hậu quả:
+ Trẻ sẽ mất quyền chơi/ sử dụng trong 24 giờ
+ Trẻ có thể được chơi tiếp lần sau
Nếu trẻ bắt đầu kéo thời gian khi đến phút kết thúc, cho trẻ dấu hiệu cuối như "sau 5 tiếng đếm của mẹ, điện thoại nên nằm trên bàn". Ban đầu trẻ có thể phản kháng, nhưng khi trẻ được trao quyền tự chủ để đánh giá hệ quả thì trẻ sẽ làm tốt và đưa ra quyết định. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện đúng luật 1 vài lần thì hành vi của trẻ sẽ thay đổi tốt hơn rõ rệt.
3. Trẻ hay nghịch phá, làm sao để trẻ hiểu và rút kinh nghiệm
Các tình huống thường gặp: Trẻ thường nghịch phá đồ đạc trong nhà, như ổ điện, thuốc...
Cách đáp ứng thông thường: La mắng, thậm chí còn highlight hành vi của trẻ "sao con không nghe lời mẹ hả, mẹ nói là không được làm vậy, sao không nghe hả"
Độ tuổi thường gặp là 12 tháng - 5 tuổi
Đáp ứng đúng nên là:
Thực ra, trẻ con thường lập lại 1 hành động nào đó đến khi não bộ của trẻ học được nó, đó là cách mà não bộ hoạt động. Nó giúp trẻ khơi dậy sự tò mò, sáng tạo và nâng cao khả năng nhận thức. Đôi lúc tạo ra sự phiền toái như trẻ hay ném đồ vật chỉ là cách trẻ học về sự rơi, trẻ hay tò mò phá cái này, cái kia, hay bẻ cánh này, lắp cái kia...
Do đó, việc đáp ứng của cha mẹ chưa đúng có thể làm tắt đi tính tò mò, sáng tạo ở nơi trẻ. VD với hành vi ném đồ vật, bạn có thể giới thiệu các loại có thể ném và cho trẻ nhiều thú vị hơn như trái banh chẳng hạn.
Nếu những hành động tò mò của trẻ đi kèm với những hoạt động không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên khuyến khích trẻ khám phá, cũng như hướng dẫn trẻ biết cách làm đúng hơn. VD, trẻ hay tháo bánh xe đồ chơi. Bạn có thể chơi cùng trẻ, thậm chí đoán thử liệu bánh nào phù hợp với xe nào.
Với các hành vi tò mò đi kèm với hoạt động nguy hiểm (VD, lấy thuốc uống), bạn nên cất kỹ và để xa tầm với của các bé dưới 2 tuổi. Khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể hiểu và tuân thủ các quy định khi bạn nói trẻ hiểu. VD. "Bin, gói thuốc này trong hộc tủ này, con không được lấy xem khi không có mẹ, mẹ sẽ dán sticker [mặt khóc] nhé!"