VITAMIN C BỊ ĐÁNH MẤT TRONG HẦU HẾT CÁC CÁCH NẤU ĂN CỦA CHÚNG TA
Đó là kết quả khá bất ngờ từ nghiên cứu của nhóm TS Lee, ĐH Quốc Gia Chungbuk, Hàn Quốc. Thiếu Vitamin C thường dễ bị bỏ qua vì nó không phải vitamin hiếm gặp trong thực phẩm. Tuy nhiên, khi chế biến nếu không chú ý, có thể làm phần lớn vitamin C bị mất đi và làm trẻ bị thiếu vitamin C. Gần đây vitamin C một trong những vitamin được Ủy Ban Châu Âu công nhận là có vai trò trong “tăng sức đề kháng”.
VITAMIN C QUAN TRỌNG CHO CƠ THỂ TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
Đây là vitamin thiết yếu bởi vì cơ thể chúng ta không tự tạo ra được mà phải lấy từ thực phẩm. Vitamin C được biết đến là chất chống oxy hóa mạnh và có vai trò trong hỗ trợ miễn dịch giúp cơ thể chống lại mầm bệnh. Bên cạnh việc tăng sức đề kháng, vitamin C còn tham gia vào hình thành collagen, mô liên kết, hormone. Một trong những vấn đề đáng lo là thiếu hụt vitamin C ở trẻ thường rất khó nhận biết. Thiếu vitamin C có thể làm trẻ chậm tăng trưởng, hấp thu sắt kém, làm trẻ dễ bị bệnh cũng như lâu khỏi khi bị bệnh. Bạn biết không! vitamin C tưởng chừng như rất quen thuộc, chẳng có gì để quan tâm, nhưng thiếu hụt nó tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe. Như, chỉ cần cơ thể thiếu hụt nó khoảng 12 tuần có thể gây ra căn bệnh Scurvy –vốn từng là nỗi ám ảnh ở Châu Âu, nhưng liều thuốc chữa trị và ngăn ngừa nó khá đơn giản: chỉ cần bổ sung Vitamin C.
LÀM SAO ĐỂ TRẺ CÓ ĐỦ VITAMIN C?
Vitamin C là vitamin tan trong nước, có nhiều trong thực phẩm nhưng rất dễ bị phá hủy do nhiệt độ và ánh sáng.. Đây là một số lỗi sai thường gặp có thể làm mất vitamin C khi chế biến:
1. Luộc bỏ nước là làm mất vitamin C nhiều nhất.
2. Gọt vỏ hoặc cắt trái cây thành từng miếng mặc dù chưa dùng tới.
3. Rửa rau củ quả không đúng cách. Bạn có thể xem thêm cách rửa rau củ ở dưới comment bài viết.
Do đó, để lấy được nhiều nhất lượng vitamin C từ thực phẩm, cha mẹ nên phối hợp đa dạng các nguồn thực phẩm để tăng cơ hội lấy vitamin C cho trẻ:
● Hấp hay nấu súp sẽ giảm phần lớn sự thất thoát vitamin C trong nấu ăn.
● Để gia tăng hấp thu vitamin C, cha mẹ nên chọn các loại rau củ có hàm lượng vitamin C cao như rau chân vịt, bông cải xanh… có thể phối hợp với các thực phẩm giàu kẽm như nấm, bắp, thịt gà, tôm để gia tăng hấp thụ cả kẽm và vitamin C. Hoặc phối hợp với các thực phẩm giàu sắt như thịt heo, thịt bò để gia tăng hấp thụ cả vitamin C và sắt
● Nấu rau củ bữa nào thì nên ăn hết trong bữa đó vì để lại sẽ không còn vitamin C cũng như những vitamin khác.
● Khuyến khích trẻ ăn các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi, dâu tây…
● Trẻ từ 2 tuổi, có thể lựa chọn những thực phẩm hay thức uống có nhiều vitamin C như nước ép cam, bưởi.. hoặc những loại nước có bổ sung thêm thành phần vitamin C như nước uống trái cây Playmore Double C. Những loại nước trái cây này có thể xem như một loại nước giải khát tiện dụng và có bổ sung thêm thành phần vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ
NHỮNG THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN C & NHỮNG LƯU Ý
● Cà chua: Trẻ nên ăn trước 7 giờ tối và tránh ăn hạt cà chua để dễ tiêu hóa hơn.
● Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải Brussels, bắp cải, súp lơ trắng): Các loại rau này nên tránh ăn vào bữa tối để trẻ dễ tiêu hóa, ít bị đầy bụng cũng như không ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
● Khoai tây: Để tránh thất thoát vitamin C và nhiều vitamin khác, bạn mua về không nên rữa, dùng khăn giấy lau sạch bụi cát, để vào túi giấy và bảo quản nơi thoáng mát, không ánh sáng, không để gần hành tỏi, táo, chuối vì dễ làm khoai tây mọc mầm xanh trên vỏ. Khoai tây khi mọc mầm nên bỏ vì nó có thể chứa 1 lượng lớn chất độc solanine có thể gây ngộ độc cho trẻ.
● Măng tây: Giàu kali, vitamin C và những vitamin nhóm B giúp cho sự tăng trưởng của các bé, bảo quản măng tây là nên cắt 1 đoạn gốc măng tây, cắm vào ly nước, phần ngọn dùng bao nilon quấn quanh, bảo quản trong 4 ngày. Khi dùng thì cắt bỏ đoạn nhúng vào nước.