Gà Mái Tìm Mồi VIP
Nên hay không nên xi tè cho trẻ sơ sinh?

Thực ra đây không còn là chủ đề mới. Nếu đánh từ khoá trên lên google, các mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy một điều: cách đây vài năm, những bài viết/ bài báo hầu hết đều ủng hộ việc bỏ bỉm cho bé sớm để tập xi tè; tuy nhiên, trong vài tháng trở lại đây, lại xuất hiện những bài viết mới nêu lên quan điểm xi tè sớm sẽ gây hại cho bé.

Vậy đâu mới là đúng?

Cách đây khoảng 1 năm, khi bạn Tee nhà mình được 7-8 tháng, mình đã nhận được một vài đề nghị từ phía ông bà, người lớn tuổi trong gia đình rằng bắt đầu bỏ bỉm để tập xi tè cho con được rồi. Vì thực sự khá mung lung về vấn đề này, nên mình tìm hiểu qua sách báo, tài liệu (chủ yếu là tài liệu tiếng Anh) và hỏi kinh nghiệm một số mẹ đang sinh sống ở nước ngoài. Sau một thời gian nghiên cứu, cuối cùng mình đưa ra quyết định: KHÔNG TẬP XI TÈ CHO CON và ĐỂ CON ĐÓNG BỈM HOÀN TOÀN cho đến tối thiểu là 18 tháng.

Mình sẽ chia sẻ lý do mình có quyết định như vậy:
1. Các cụ ngày xưa luôn lo sợ đóng bỉm nhiều sẽ gây ra nhiều bệɴh: nhẹ thì viêm da, hăm đỏ; nặng thì viêm nhiễm đường tiết niệu, nóng tiɴh hoàɴ , vô siɴh. Nhưng thực tế không phải vậy.

Trẻ bú mẹ, đặc biệt dưới 1 tuổi, khả năng kiểm soát cơ ɴiệu đạo, cơ hậu môn còn rất hạn chế. Bé sẽ có nhu cầu bài tiết phân và nước tiểu ra ngoài NGAY LẬP TỨC mà không thể có phản xạ dừng chờ. Việc đóng bỉm giúp cho bé thoải mái, không bị ướt khó chịu, hay phải thay tã thay quần nhiều lần trong một ngày.

Những vấn đề như hăm đỏ xuất phát từ quá trình vệ sinh cho bé không được thật sự sạch sẽ hoặc do loại bỉm đó không đạt chuẩn hay không phù hơp với làn da nhạy cảm của bé.

Đóng bỉm thường xuyên gây vô sinh lại hoàn toàn sai. Với mục đích để sản xuất tiɴh trùɴg , tiɴh hoàɴ cần môi trường nhiệt độ thấp là đúng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, tiɴh hoàɴ không sản xuất tiɴh trùɴg.

Một số mẹ còn so sánh việc con mặc bỉm với việc phụ nữ đến kỳ hàng tháng. Mình thấy khá buồn cười. Xin phép đưa ra câu nói của một mẹ bỉm sữa mình đọc được trên facebook: “Giữa việc đóng BVS và việc mặc kệ cứ để dây bẩn ra áo quần rồi vài phút lại phải thay một lần, các mẹ chọn cách nào?”

2. Bàng quaɴg trẻ sơ sinh hoạt động theo cơ cấu đầy sẽ tự đẩy ra ngoài. Hành động xi tè cho bé thực chất chính là việc bắt bé đi tè (hoặc đi ị) theo âm thanh hay nói cách khác là theo NHU CẦU của người lớn, không phải nhu cầu của bé. Bạn sợ bé tè ra quần, ra giường nên 30 phút lại xi một lần, không cần biết bé có muốn đi tè hay không. Dĩ nhiên theo phản xạ có điều kiện, khi nghe thấy âm thanh ‘xì xì’, bé sẽ cố rặn ra tè, dù ít hay nhiều. Cuối cùng, trở thành hiện tượng đái dắt, đái són, bàng quaɴg thì bị mất phản xạ.

3. Bạn sẽ làm gì khi vài phút trước xi con tè nhưng bé giãy giụa không chịu. Chỉ một lát sau lại tè ra chăn gối? Bạn đủ tỉnh táo để giữ bình tĩnh, mỉm cười, bế con đi thay quần rồi thay chăn ga? Hay sẽ mắng con bằng một câu cửa miệng: ‘Ban nãy xi thì không tè, giờ lại tè ướt giường’, vẫn còn may nếu không tét cho con một cái vào mông.

Rõ ràng là bé chưa thể học được cách gọi mẹ khi buồn tiểu, càng không thể biết đứng tránh chăn gối, hay vào nhà vệ sinh tự đi. Là chính người lớn đã lựa chọn cách bắt bé đi theo nhu cầu của mình. Vậy tại sao bạn lại mắng bé?

Dần dần, qua vài lần bị mắng, bị đáɴh, bé sẽ học được rằng: đừng đi tè khi chưa được xi dù có buồn mấy đi chăng nữa. Vậy là bàng quaɴg lại phải nhịn tiểu, và phải đi theo HIỆU LỆNH của người lớn.

VẬY CÁCH KHẮC PHỤC LÀ GÌ?
1. ĐỂ CON ĐƯỢC TỰ LÀM CHỦ VIỆC ĐI TÈ. Chúng ta là những bà mẹ hiện đại. Chúng ta để con tự ăn, tự chơi, tự ngủ, vậy chẳng có lý do gì lại kiểm soát việc đi tè của con. Trước 18 tháng, mình vẫn đóng bỉm gần như 24/24 cho con. Có thể khắc phục những nhược điểm bằng cách sử dụng loại bỉm tốt, kem hăm tốt, sử dụng bỉm đúng kích cỡ, cân nặng hoặc kích cỡ lớn hơn một chút để bé thoải mái vận động.

Sau 18 tháng, mình bắt đầu bỏ dần bỉm vào một số thời gian nhất định trong ngày. Đồng thời dặn con, dạy con học cách gọi mỗi khi muốn đi tè hoặc đi ị dù có đang đóng bỉm hay không.

2. Thay bỉm thường xuyên cho con khi bé tè đầy hoặc ngay sau khi bé ị. Ban ngày không dùng quá 4 giờ/bỉm. Ban đêm nên dùng loại bỉm thấm hút tốt để bé có thể yên giấc. Có nhiều mẹ luôn căn giờ đánh thức con dậy để xi tè, mình thấy sao mà vất vả thế? Khổ cả con, cả mẹ.

3. Tuyệt đối không trách mắng khi bé lỡ tè dầm. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở bé cho lần sau.

4. Sử dụng giấy vải thay cho giấy ướt để vệ sinh cho bé khi ở nhà. Nếu ở ngoài, hãy chọn loại giấy ướt tinh khiết, không mùi, không cồn các mẹ nhé.

Hiện tại bạn Tee 20 tháng, vẫn đóng bỉm hoàn toàn ở lớp để con có thể tham gia các hoạt động một cách thoải mái nhất, và bỏ bỉm khi ở nhà để tập cho con thói quen gọi khi mót. Mình có tham khảo ý kiến của một chị bạn có con gái đang sống ở Dubai và được biết rằng các bé ở nước ngoài vẫn được đóng bỉm đi học, đi ra ngoài để đảm bảo vệ sinh cho bé, vệ sinh công cộng và còn tránh cho bé xấu hổ khi tè dầm. Ở Việt ɴam mình có kiểu bạ đâu xi đấy, xi ngay gốc cây, xi ngay vỉa hè mà chẳng hề quan tâm đến vấn đề giới tính của bé. Mình nghĩ đây cũng là một điều đáng lưu tâm.

Dĩ nhiên, dùng bỉm nhiều thì nhược điểm lớn nhất chính là đau ví bố mẹ. Vậy nên nếu không thực sự có điều kiện, bố mẹ cũng có thể tập bỏ bỉm cho bé nhưng SAU 1 TUỔI nhé.

Nhiều mẹ còn tâm sự với mình rằng: sợ bị người khác chê mẹ lười, mẹ vụng nên không chịu xi tè mà cứ đóng bỉm cho con. Chúng mình đang làm những gì tốt nhất cho con mà. Sao các mẹ phải lo lắng chứ 🙂

Chúc các bé luôn mạnh khoẻ nhé!
Nguồn: Mẹ Tee

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM