Anh Nguyen VIP
TƯ DUY GIÁO DỤC
Tôi có 1 người bạn, quê bạn ở miền Tây. Bố mẹ bạn có 5 người con nhưng gia đình bạn ấy lại rất nghèo không có 1 công ruộng nào, bố mẹ mỗi ngày phải đi làm thuê làm mướn để kiếm cái ăn cho cả gia đình. Tuy nhiên, điều khiến tất cả 5 anh em của bạn đều thành công là ở chính người bố. Vì gia đình nghèo nên người bố luôn nói rằng bố mẹ không có ruộng để chia cho các con nên giờ chỉ cố gắng cho các con đi học sau này có cái nghề đề nuôi thân, chứ gia đình mình đâu có ruộng đâu mà chia cho mấy đứa. 20 năm sau, hầu hết đứa trẻ trong xóm đã lớn lên lấy vợ lấy chồng, đẻ con cái , có người ruộng vườn bán hết, đi làm công, làm hồ bữa được bữa mất. Có nhà 2-3 anh em giành đất kéo nhau ra phường thưa kiện, chửi bới nhau, có đứa mỗi sáng thì xin tiền rượu của cha mẹ.

Riêng gia đình nhà bạn tôi tất cả đều vào ĐH, có nhà riêng và việc làm ổn định. Không phải thuộc giàu sang nhưng họ không phải lo cái ăn hay giáo dục con cái, mà còn giúp cha mẹ xây lại nhà, và chăm sóc y tế cho 2 cụ rất tốt và chu đáo. Tôi nghĩ đây là một cách phát triển thế hệ bền vững khi chính trong mỗi người cha người mẹ có tư duy giáo dục và nuôi dưỡng điều này cho con cái họ.

TẠI SAO CẦN CÓ TƯ DUY GIÁO DỤC?
Tư duy giáo dục thực ra nói đơn giản là biết đặt sự giáo dục con trẻ lên làm ưu tiên số 1. Nuôi dưỡng niềm tin vào một cuộc sống tốt hơn bằng giáo dục trong con trẻ. Những gia đình ai càng khó khăn, càng không có điều kiện, lại càng cần có tư duy "đổi đời bằng giáo dục" ở chính trong người cha người mẹ, bởi vì điều này sẽ giúp con cái bạn tiến đến sự thành công nhanh hơn. Có những tỉ phú sinh ra trong gia đình nghèo, điển hình như ông Howard Schultz- chủ chuỗi cafe Starbucks. Cha mẹ ông đều chưa học hết bậc trung học, gia đình thường xuyên chịu đựng sự thiếu thốn, nhưng mẹ ông là một người luôn cho ông niềm tin vào giáo dục và vào một cuộc sống tốt hơn. Ông là người đầu tiên trong nhà có bằng đại học năm 1975.

TƯ DUY GIÁO DỤC NÊN ĐƯỢC THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Bằng cách đầu tư vào giáo dục cho trẻ ngay từ sớm và thiết lập sự ưu tiên ở mỗi đứa trẻ.
Khi nghiên cứu về giáo dục ở gia đình nghèo và giàu, GS. Golinkoff, ĐH Delaware, Mỹ cho biết, không phân biệt giàu hay nghèo, cha mẹ chỉ cần nuôi dưỡng ý chí giáo dục ở trẻ từ độ tuổi nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn phát triển não bộ, có thể giúp các bé phá vỡ khoảng cách giàu nghèo trong tương lai bằng cách cố gắng học tập. Có nhiều cách để xây dựng ý chí giáo dục ở các bé:

1. Quan tâm và tạo điều kiện đọc sách cho trẻ. Thói quen đọc sách là có thể hình thành từ nhỏ. Nó sẽ khơi nguồn khám phá và sáng tạo ở trẻ. Đọc sách trẻ cũng nhận ra các kỹ năng như cách chọn lọc, đánh giá và sử dụng thông tin.

2. Trò chuyện và chơi với trẻ mỗi ngày, đặc biệt với các trẻ dưới 6 tuổi.

3. Luôn cho trẻ được đến trường, quan tâm đến bài vở của con. Đừng chỉ quan tâm đến điểm số, mà là công việc con đang làm.

4. Tôn trọng và cho trẻ có ý kiến.

5. Tránh dùng các từ hổ báo để giao tiếp với trẻ. Cha mẹ có tư duy giáo dục cần biết cách sử dụng có giáo dục để giao tiếp với trẻ.

6. Đặt mục tiêu phấn đấu để trẻ có kỳ vọng và cố gắng.

7. Luôn giúp con khảo bài hay hướng dẫn các bài tập về nhà khi con gặp khó khăn.

8. Đừng nói các vấn đề làm mất ý chí học tập của con trẻ như phê phán sự ngu dốt của trẻ, so sánh nặng lời với trẻ khác, hay la chửi con ngu khi con không đạt mục tiêu hay gặp khó khăn trong học tập

9. Việc học của trẻ là ưu tiên trên tất cả ưu tiên. Do đó, hãy ưu tiên thời gian của bạn mỗi ngày cho sự ưu tiên này.

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM