Anh Nguyen VIP
VAI TRÒ CỦA CHA MẸ VỚI TRẺ
Chúng ta thường tự đặt ra những điều cần làm cho bản thân nhưng bạn cũng đừng quên đặt mục tiêu cho gia đình và con cái của bạn nữa.

Nếu bạn nào đã từng đọc bài viết của tôi về những đứa trẻ thế hệ Alpha, bạn sẽ biết rằng khoảng cách giữa chúng ta và các trẻ này là không nhỏ. Không phải chênh lệch nằm ở độ tuổi, mà là ở cách tư duy và nắm giữ thế giới của những đứa trẻ này.

Gần đây, chúng ta thường nghe nhắc đến "Giai đoạn 5 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng". Nhưng, thực tế, nó có gì quan trọng và đáng chú ý? Và, điều gì chúng ta cần đặt ra với gia đình và những đứa trẻ của chúng ta trong năm mới này.

A. Dinh dưỡng không thể thiếu trong giai đoạn từ Thai kì thứ 2 cho đến 5 tuổi.
Ngưng hút thuốc, uống rượu bia và thức uống có caffein 3 tháng trước mang thai là điều bạn cần làm cho thai nhi khỏe mạnh.

Chế độ ăn duy trì đa dạng và đầy đủ, đặc biệt bổ sung folate trong lúc mang thai là khoản đầu tư cần có.

Cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể ngay từ lúc mới sinh, duy trì sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến 2 tuổi nếu có thể cũng là điều bạn cần quyết tâm thực hiện.

Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm (từ 6 tháng tuổi), tránh dụ dỗ hay ép bé ăn, và tránh các yếu tố sao nhãng như TV, đồ chơi hay bế rong khi ăn .

Dinh dưỡng đa dạng và kiên nhẫn giới thiệu lập lại, bổ sung đủ Vitamin D và hạn chế các thức ăn không lành mạnh như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim.

B. TƯƠNG TÁC VÀ TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ
Thường xuyên trò chuyện với trẻ lúc mang thai và nằm thư giãn nghe nhạc với trẻ khoảng 10-15 phút mỗi ngày.

Đọc 1 đoạn truyện về nhân nghĩa (tầm 200-300 chữ) mỗi ngày cho trẻ nghe lúc mang thai.

Lắng nghe mỗi lần trẻ “đạp bụng” bạn như cách trẻ muốn giao tiếp với bạn, hãy trả lời trẻ như: Con ơi, con muốn nghe mẹ nói chuyện đúng không, mẹ đang đi trên 1 con đường đầy lá vàng…” Kể 1 -2 câu mô tả về cuộc sống của bạn như cách tạo “yếu tố kích thích cho não bộ trẻ phát triển”.

Dành thời gian cho trẻ nằm sấp khi vui đùa sau khi sinh tầm 10-15 ngày, trò chuyện và cười với trẻ mỗi khi trẻ giao tiếp với bạn.

Đọc sách cho trẻ nghe từ 3 tháng tuổi.

Khi cho trẻ bú, hãy nói chuyện với trẻ hoặc hát ru cho trẻ nghe
Cùng trẻ tự làm 1 trò chơi, cùng chơi với trẻ.

Khi trẻ từ 1-4 tuổi, hãy cho trẻ quyết định chọn cách chơi như thế nào trong các hoạt động chơi cùng trẻ. Hỏi trẻ những câu hỏi để trẻ diễn giải thêm về các hoạt động vui chơi.

Dẫn trẻ ra công viên, khu công cộng hơn là cho trẻ Ipad hoặc điện thoại để chơi 1 mình.

Dẫn trẻ đến các khu vui chơi có sự tham gia của các bé khác, tạo điều kiện cho tương tác xã hội được phát triển sớm khi trẻ bước sang 2 tuổi.

C. GIÁO DỤC TRẺ
Trước khi chọn trường mẫu giáo và quyết định 1 nơi để trẻ học khi trẻ bước sang 3 tuổi, hãy tìm hiểu về cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy của trường trước.

3 tuổi cũng là độ tuổi tốt để trẻ học ngoại ngữ. Chủ yếu giúp trẻ học thông qua giao tiếp và vui chơi, chứ không ép học với 1 khung chương trình dày đặc. Giáo dục tiếng Anh trẻ nhỏ hiện đại là trẻ được học ngôn ngữ và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua tương tác tình huống giao tiếp với các bạn trong lớp, thông qua các giai điệu nhạc và thông qua cách hòa nhập trong các trò chơi cá nhân hoặc tập thể. Ở đó, trẻ được vui chơi và giao tiếp, ngôn ngữ sẽ đến với trẻ 1 cách tự nhiên. Về nhà, cha mẹ cũng nên thường xuyên hỏi lại trẻ hoặc tái diễn lại 1 số hoạt động vui chơi với trẻ trên lớp.

5 tuổi là độ tuổi thích hợp trẻ học về nghệ thuật như vẽ, đàn phím và hát. Một lần nữa, học ở đây là chơi để học. Đừng tạo quá nhiều áp lực. Để con tham gia, vui chơi và học từ đó.

Theo nghiên cứu của Heckman, trẻ được đầu tư tốt về tương tác và giáo dục, trẻ có cơ hội phát triển tăng 6 lần về thành công và hạnh phúc trong việc chọn đúng nghề nghiệp và ước mơ của mình. Bạn cũng đỡ mất 6 lần số tiền để cho trẻ học lại, đào tạo nghề trở lại, trợ cấp cho trẻ khi trẻ thất nghiệp, hoặc trẻ luẩn quẩn đến 40 tuổi vẩn không biết làm gì, yêu thích nghề gì, và cả tiền đầu tư tiếng Anh để trẻ luyện thi hoặc đi du học.

D. NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC
Giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về giá trị của sự cho đi bằng cách giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể và chia sẻ như tham gia làm người gây quỹ sớm khi bé từ 4 tuổi.

Giúp trẻ biết tiết kiệm và hiểu giá trị của đồng tiền. Ví dụ, Dạy trẻ biết chia nhỏ phần tiền của mình thành những con heo đất với mục đích riêng như con heo vàng dành để tiêu xài (VD ăn kem), con heo đỏ dùng để dành mua gì đó (VD bạn không cho bé tiền để mua sách/đồ chơi, nhưng trẻ có thể dùng tiền trong con heo đỏ để mua khi trẻ để dành đủ tiền), 1 con heo xanh để trẻ tìm cơ hội đầu tư (VD số tiền trẻ để vào heo xanh có thể mua thiệp bán ở hội chợ dành cho trẻ con vào giáng sinh, số tiền lãi bán được trẻ có thể mua những gì trẻ muốn, hoặc để vào heo đỏ). Đó là cách mà người Do Thái dạy những đứa con của họ về cơ cấu của dòng tiền.

Chạy xe đúng quy định luật giao thông, đừng vượt đèn đỏ và đừng chửi mắng hổ báo khi va chạm. Thái độ và tính nghiêm túc của bạn khi đi trên đường là gương phản chiếu cho trẻ học về sự nghiêm túc khi lớn hơn. Bạn làm sai, trẻ sẽ làm sai. Đầu tư này rất đáng để giúp trẻ làm 1 công dân tốt.

Xếp hàng và chấp nhận đợi đến lượt, không chen lấn.

Tránh la mắng kiểu hổ báo với trẻ, phạt và nghiêm khắc với trẻ khi trẻ có hành vi sai là cần thiết, nhưng không phải lúc nào cũng la, chửi như hổ báo. Khi trẻ sai, bạn nghiêm giọng và bắt buộc trẻ ngừng hành động sai, sau đó có thể dùng những hình thức nghiêm khắc như Time-out để giúp trẻ bình tĩnh và chịu lắng nghe, sau đó bạn cần giải thích. Ngược lại, la mắng hổ báo chỉ làm trẻ sợ nhất thời, nhưng không cho trẻ cơ hội học về cảm xúc và hành vi.

Một Đại Diện Bộ giáo dục Anh từng chia sẻ: "thế giới trước 5 tuổi là nơi cần rèn luyện những đức tính để thành công khi trẻ lớn, trách nhiệm lớn này không nằm ở chúng tôi, mà chính ở các anh chị, phụ huynh của các bé".

Notes:
Masse, L. and Barnett, W.S., (2005) A Benefit Cost Analysis of the Abecedarian Early Childhood Intervention
Karoly et al., (2005) Early Childhood Interventions: Proven Results, Future Promise (2005);
Heckman et al.,(2009) The Effect of the Perry Preschool Program on the Cognitive and Non-Cognitive Skills of its Participants.
Mónica H. & Gurleen P. (2017) Children’s Development and Parental Input: Evidence From the UK Millennium Cohort Study. Demography. 54:485–511

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM