Anh Nguyen VIP
TẠI SAO KHI BẠN ĐI LÀM LẠI, TRẺ LẠI PHẢN ỨNG ĐÒI MẸ NHIỀU HƠN?

“Cảm giác để con ở nhà để đi làm lại sau sinh thật sự không hề dễ dàng với người mẹ, nhiều lúc nhìn con khóc đòi mẹ khi đi làm về mà em chỉ muốn nghĩ việc để được ở cùng con, ít nhất năm đầu tiên thôi cũng được”, đó là lời tâm sự của một người mẹ gửi đến cho tôi. Đây cũng là tâm lý chung của nhiều người mẹ có con nhỏ và sắp phải trở lại công việc. Một số chọn bỏ công việc, chọn ở nhà với con mọi chuyện còn lại tính sau. Khi chọn điều này đồng nghĩa với việc họ không thể tự chủ về kinh tế, thậm chí còn gặp nhiều áp lực từ người thân và gia đình. Một số khác thì chọn cách “trốn” con, bạn đưa con cho ông, bà bế và nói với trẻ mẹ đi chợ….nhưng trẻ chờ mãi vẫn không thấy mẹ về

TẠI SAO KHI BẠN ĐI LÀM LẠI, TRẺ LẠI PHẢN ỨNG ĐÒI MẸ NHIỀU HƠN?
Trong 2 năm đầu đời giữa mẹ và trẻ phát triển rất mãnh liệt một loại hormone đặc biệt, gọi là hormone hạnh phúc. Nó sinh ra để giúp gắn kết mối quan hệ giữa mẹ và bé theo nhiều cách như trẻ dễ dàng nhận ra mẹ mình giữa những người khác, còn người mẹ luôn nhớ về con dù đang trong lúc làm việc. Đó là một loại thuốc thần kì mà tạo hóa tạo ra cho sự gắn kết thiêng liêng giữa mẹ và con. Hơn nữa, trẻ đã quen với việc lúc nào cũng có mẹ bên cạnh nên khi mẹ bắt đầu đi làm trẻ sẽ cảm thấy thiếu vắng. Do đó, trẻ có phản ứng bám mẹ, đòi mẹ nhiều hơn cũng là điều dễ hiểu.
Bạn biết không? khoảng thời gian phải xa mẹ thực sự là một cảm giác rất khó chịu với trẻ, nó vô hại, thậm chí nó vẫn mang lại lợi ích như có mẹ ở nhà nếu bạn biết cách đáp ứng tốt với điều đó. Khi đó, trẻ vẫn có được cảm giác yêu thương từ mẹ, nhưng cũng dần học được cách thích nghi với môi trường khi không có mẹ.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO MẸ KHI BẠN PHẢI ĐI LÀM LẠI VỚI TRẺ DƯỚI 2 TUỔI
Như đã nói ở trên, việc bám khóc đòi mẹ là một cảm xúc tự nhiên của trẻ, cũng như cách người mẹ cảm thấy nhớ con da diết trong ngày vậy. Thực ra với trẻ được gặp lại mẹ sau giờ làm là điều trẻ mong đợi nhất vì nơi đó trẻ tìm thấy được sự an toàn và bình yên nhất bên mẹ mình. Do đó, việc một số người mẹ chọn cách không bế, tránh chơi với trẻ vài tuần đầu để trẻ quen là điều không nên. Bởi vì trẻ không hiểu đó là “sự rèn luyện” mẹ dành cho trẻ, mà đơn giản trẻ chỉ nghĩ “vì sao mẹ không chơi với mình nữa?”. Cảm giác đó càng làm trẻ lo lắng và phản ứng mạnh mẽ hơn. Thực ra, lời khuyên là ngược lại, bạn cần cho trẻ thời gian hiểu rằng sự vắng mặt của mẹ là tạm thời và sự bình yên nơi mẹ là vĩnh cữu. Đây là một số bước chuẩn bị và thực hành bạn có thể tham khảo.

1. Vẫn duy trì tương tác và giao tiếp với trẻ. Đầu tiên, chúng ta nên hiểu tương tác và giao tiếp quan trọng với trẻ như thế nào? Dưới 6 tuổi, những kết nối thần kinh phát triển với tốc độ rất nhanh ở giai đoạn này. Theo ước lượng của TS. Winston, ĐH Imperial College London, Anh, cứ 1 mối nối hình thành sẽ nhanh chóng tạo ra 7000 mối nối khác. Sự hình thành các mối nối này phụ thuộc vào sự tương tác và giao tiếp của bạn và trẻ mỗi ngày.

● Với trẻ < 1 tuổi, tương tác bao gồm ôm ấp, tương tác da kề da, cho trẻ nằm sấp, mát-xa… Trò chuyện, đọc sách, hoặc tạo 1 số âm thanh và cười đùa với trẻ.

● Trẻ từ 2-5 tuổi, tương tác cần lồng vào những hoạt động vui chơi như đố vui, tìm vật bị giấu, vẽ tranh, đọc sách, đưa trẻ đi dạo... Việc đọc sách nên lồng vào những hoạt động như đố vui, cho trẻ thuật lại và nghe lời phản biện của trẻ.

* Vậy, khi bạn đi làm trở lại, bạn nên làm gì để vẫn đảm bảo sự tương tác và giao tiếp với trẻ:

Đơn giản, bạn vẫn tham gia các hoạt động cùng trẻ khi ở nhà như chơi, cho trẻ bú, tắm cho trẻ. Trước khi rời nhà vào buổi sáng tranh thủ trò chuyện với trẻ khoảng 5-10 phút. Khi về nhà, đừng bế trẻ ngay, bạn có thể dùng cử chỉ ngôn ngữ để trò chuyện với trẻ và sau đó có thể ôm ấp bế trẻ. Điều này giúp trẻ hạn chế hình thành nỗi lo chia cắt, mà bạn vẫn giúp trẻ tương tác với bạn.

2. Tận dụng những lúc bên trẻ để trẻ hiểu sự vắng mặt của mẹ đôi lúc là cần thiết và dĩ nhiên mẹ sẽ lại xuất hiện trở lại. Điều này sẽ giúp trẻ học cách nhận thức rằng sự biến mất của mẹ là tạm thời. VD, một số trò chơi như trốn tìm hay biến mất 5 giây sau tấm màn là cách để trẻ hiểu. Hoặc nói với trẻ rằng mẹ cần đi vệ sinh, con đứng chờ mẹ ở cửa toilet nhé. Thực ra, trẻ sẽ học được điều này, chỉ là bạn cứ tạo cơ hội để trẻ hiểu và khi trẻ hiểu thì cách đáp ứng hành vi của trẻ sẽ tốt hơn.

3. Hãy chuẩn bị trước kế hoạch vắng mặt, đặc biệt việc cho trẻ bú. Từ khi trẻ được 2 tháng tuổi, bạn nên chú ý về lịch bú và lượng bú của trẻ trong ngày. Bên cạnh đó, bạn nên cho trẻ bú theo nhu cầu, nhưng tránh để trẻ khóc đòi bú.

Hãy cố gắng tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ. Khi đi làm về, trước khi cho trẻ bú, bạn vẫn nên dành 5-10 phút chơi và tương tác da kề da với trẻ. Để hạn chế việc bỏ bú mẹ, bạn nên tập giãn cách bú cho trẻ từ 4-6-8 tiếng trong 1 tuần trước khi đi làm. Nên chọn bình sữa có núm ti mềm mại gần giống với núm vú mẹ nhất để giúp trẻ vẫn bú được sữa mẹ trong khi bạn đi làm. Chọn bình sữa nên chú ý 2 điểm sau:

● Chất lượng nhựa, phải đạt tiêu chuẩn an toàn cho trẻ nhỏ, không chứa BPA. VD, nhựa PPSU được xem là an toàn và thường được dùng cho các vật dụng dành cho trẻ nhỏ.

● Chất lượng và kiểu dáng núm ti: Chất lượng núm ti nằm ở phần chất liệu phải mềm mại (100% silicon) và lỗ ti (quyết định tốc độ chảy của sữa). Nếu tốc độ chảy quá nhiều hoặc quá ít có thể làm trẻ biếng bú. Lượng sữa trẻ bú thường do trẻ tự kéo ra, do đó, lỗ ti cần được thiết kế đúng và bền để không bị giãn nở làm ảnh hưởng đến lượng sữa trẻ thực bú trong 1 chuỗi mút-lấy-nuốt.
Khi chọn sản phẩm cho trẻ không nhất thiết phải chọn loại đắt tiền nhưng những vật tiếp xúc trực tiếp với trẻ cần an toàn. Ở VN, có thể chọn những loại bình phổ biến và an toàn cho trẻ như bình PPSU của Pigeon.

Để tránh trẻ không chịu bú bình, trước ngày đi làm 10 ngày, bạn nên giúp trẻ làm quen với bình. Ban đầu là bạn, sau đó luân phiên bạn và 1 người thân khác trong nhà cho trẻ bú bình, tốt nhất là người sẽ chăm bé khi bạn đi làm. Sau khoảng 3-4 ngày, người này sẽ cho bé bú bình. Chọn 1-2 thời điểm trong ngày để tập làm quen cho trẻ như sau khi tắm, sáng thức dậy sau 1 cữ bú bằng ti mẹ. Các cữ còn lại vẫn bú bằng ti mẹ bình thường.

4. Đừng lấy sự chia cắt làm hình phạt với trẻ. VD, con mà khóc nữa là mẹ không thèm nói chuyện với con nữa. Thay vào đó, khi trẻ thể hiện thái quá việc bám mẹ như khóc nằm ăn vạ, thì lúc này cách bạn cho trẻ hiểu là con có nhiều lựa chọn như "một là con đứng dậy mẹ con mình đi tiếp, hai là con có thể khóc và mẹ vẫn ngồi đây đợi". Thực ra, khi bạn trao cho trẻ quyền lựa chọn, đó là lúc trẻ phải “bận rộn” với suy nghĩ, trẻ sẽ lớn lên theo cách đó. Cách mà chúng ta dạy con trẻ không phải là bảo trẻ phải làm gì, mà là dạy trẻ cách suy nghĩ nên làm gì.

Note
Winston, R., & Chicot, R. (2016). The importance of early bonding on the long-term mental health and resilience of children. London journal of primary care, 8(1), 12–14.

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM