Anh Nguyen VIP
Bạn có đang gặp vấn đề về việc ăn uống của trẻ? Bạn nghĩ vì sao con bạn lại gặp vấn đề này, có phải là do trẻ kén ăn không? Theo nhật báo Washington Post từng chia sẻ có đến 50% trẻ trước 5 tuổi bị biếng ăn hoặc có dấu hiệu không hứng thú với thức ăn. Còn trong một báo cáo gần đây về biếng ăn của nhóm các nhà khoa học người Mỹ thuộc ĐH Duke thì phần lớn lí do biếng ăn ở trẻ là do sự không thấu hiểu của bố mẹ về nhu cầu ăn uống của trẻ chứ ít khi nguyên nhân là từ trẻ. Vậy chúng ta cần hiểu gì về “bí mật cái bụng của trẻ”

BÍ MẬT CÁI BỤNG NHỎ XÍU CỦA TRẺ
1. Nó là bể chứa có giới hạn
Nhiều cha mẹ chỉ quan tâm đến làm sao trẻ bú được thêm sữa hoặc ăn thêm được 1 vài muỗng cơm hay cá thịt, nhưng thực ra cái "bụng" trẻ không thể cứ cố là ăn thêm được như người lớn chúng ta. VD, 1 tuổi “cái bụng” trẻ chỉ chứa khoảng 200mL, và 2 tuổi vào khoảng 500mL. Nó thật sự rất nhỏ nếu so với của người lớn chúng ta. Nó không thể chấp nhận ăn nhiều một lúc hay cố ăn thêm, và nó cũng không thể nhận thêm gì nếu trước đó trẻ đã ăn lặt vặt quá nhiều. Hậu quả trước mắt của việc cố uống thêm sữa hay ăn thêm là thức ăn sẽ bị đẩy ra ngoài hoặc về lâu dài trẻ bắt đầu hành vi phản kháng và trở nên biếng ăn.
Bên cạnh đó, thời gian tiêu hóa của trẻ cũng chậm hơn nhiều so với người lớn chúng ta. Đặc biệt với một số chất béo bão hòa, trans-fat, chất đường ngọt là khó tiêu hóa đối với trẻ. Do đó, nếu trẻ ăn lặt vặt nhiều đặc biệt là bin bin hay bánh kẹo quá gần bữa chính có thể làm trẻ no và không cảm thấy hứng thú trong bữa ăn chính.

Nếu trẻ đang gặp vấn đề về biếng ăn điều đầu tiên bạn nên làm là:
* Xem xét bao nhiêu lượng bé đã ăn lặt vặt trong ngày, biết đâu do tâm lý sợ bé đói, bạn đã cho bé ăn thêm những món nào trước đó? Viết ra giấy. Đôi lúc khi viết xong bạn cũng nhận rằng thật ra trẻ ăn nhiều hơn bạn nghĩ.

* Nếu thực sự trẻ không ăn gì, kể cả món lặt vặt thì bạn nghĩ lượng sữa bé uống có đang phù hợp với trẻ chưa? Để trả lời, bạn cũng nên xem xét thêm trẻ có uống gì khác ngoài sữa không, ví dụ như nước ép trái cây, ăn dưa hấu chẳng hạn.

2. Cái bụng trẻ là ngôi nhà của hàng tỷ lợi khuẩn
Khoa học đến nay có thể hiểu được sự phát triển và khỏe mạnh của con người vẫn cần phải phụ thuộc vào nhóm hệ vi sinh vật đường ruột - Đây là “nhóm cư dân” bắt đầu di cư sớm ngay khi trẻ vừa sinh ra và hoàn thành ổn định khi trẻ qua 3 tuổi. Tại sao nó quan trọng? Bởi vì đường ruột nắm giữ khoảng 70% tế bào miễn dịch của cơ thể và những lợi khuẩn này giúp ngăn ngừa các hại khuẩn xâm nhập và phát triển. Do đó, nó nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tăng cường miễn dịch cũng như bảo vệ trẻ chống lại nhiều bệnh tật như các bệnh viêm đường hô hấp trên, tiêu chảy,…
Ở giai đoạn sớm, nhóm vi sinh vật này có thể di cư vào cơ thể trẻ qua 2 con đường chính:
• Đường sinh nở khi mẹ sinh thường.
• Qua sữa mẹ.
Chúng ta biết nhiều đến sữa mẹ như là nguồn dồi dào các chất dinh dưỡng và yếu tố miễn dịch quan trọng. Nhưng thực ra trong sữa mẹ cũng chứa rất nhiều các nhóm lợi khuẩn quan trọng giúp tạo khởi đầu khỏe mạnh cho trẻ. Cho đến nay có khoảng 200 loài đã được nhận ra, trong đó lợi khuẩn acid lactic được tìm thấy đầu tiên vào năm 2003. Nhóm lợi khuẩn từ sữa mẹ này hay còn gọi là HMP (Human Milk Probiotics) có một khả năng đặc biệt đó là tạo ra môi trường sống thuận lợi cho các lợi khuẩn khác phát triển trong đường ruột của trẻ.
Vì những lợi ích của HMP, các nhà khoa học đã ứng dụng và phân lập trực tiếp các lợi khuẩn này từ sữa mẹ để bổ sung vào các sản phẩm dành cho trẻ. Ví dụ như trong sữa HiPP Organic Combiotic ngoài bổ sung lợi khuẩn từ sữa mẹ HMP người ta còn kết hợp thêm thành phần chất xơ prebiotics GOS như nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn phát triển. Một thử nghiệm lâm sàng được dẫn đầu bởi TS. Maldonado, BV Universitario Virgen de las Nieves, Tây Ban Nha cho thấy sự kết hợp giữa lợi khuẩn từ sữa mẹ và chất xơ GOS giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp so với nhóm trẻ đối chứng. Sự kết hợp này được cho là đã tạo ra một tác dụng hiệp đồng giúp hỗ trợ hoạt động của các lợi khuẩn, giúp trẻ dễ hấp thu, và tăng sức đề kháng.
Do đó, để giúp trẻ có khởi đầu khỏe mạnh và lâu dài thì việc nuôi dưỡng và duy trì hệ lợi khuẩn đường ruột là cần thiết, đặc biệt với các bé sinh mổ. Một hệ vi sinh đường ruột khoẻ chính là tiền đề cho sức đề kháng khoẻ, sức đề kháng khoẻ chính là điều kiện mấu chốt giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

3. Cái bụng trẻ cũng cảm nhận được sự lo lắng và stress của bạn thậm chí nhiều hơn bạn nghĩ
Đường ruột được ví như não bộ thứ 2 của chúng ta vì nó chứa hàng trăm triệu tế bào thần kinh. Với trẻ trước 6 tuổi, trẻ có thể trải qua 1 số cơn đau bụng thường xuyên hơn người lớn chúng ta. Điều này có thể liên quan đến khả năng đáp ứng stress của trẻ.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến stress của trẻ cũng có thể đến từ bạn. Nếu tâm trạng bạn buồn bực khi chăm sóc trẻ, hay lúc cho trẻ bú thì trẻ cũng cảm nhận được sự buồn bực và khó chịu, hệ thống đáp ứng với stress giữa hệ tiêu hóa và não bộ chưa hoàn thiện có thể gây ra một số khó chịu này. Do đó, TS. Taylor, ĐH Bristol, Anh chia sẻ cha mẹ càng stress trong bữa ăn của trẻ, trẻ lại càng biếng ăn và khó chịu hơn, mà không giải quyết được vấn đề.

• Cha mẹ được khuyên là nên bình tĩnh và luôn thể hiện thái độ tích cực và vui vẻ. Điều này cũng làm trẻ có thái độ tích cực khi đáp ứng lại với bạn.
• Nếu trẻ biếng ăn, thay vì ép, dụ hoặc la mắng trẻ, khi bữa ăn kéo dài hơn 30 phút, bạn có thể ngưng bữa ăn đó. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn kiên nhẫn hằng ngày giới thiệu bữa ăn cho trẻ, thay đổi mì, nui, bún nếu bé không thích cơm, cháo, thay đổi màu sắc hình dạng món ăn. Nếu có dịp thì khuyến khích bé cùng bạn trang trí dĩa thức ăn, hoặc cho bé chọn món ăn bé bỏ vào dĩa. Những ngày không chịu ăn của trẻ sẽ sớm qua đi một cách nhẹ nhàng và trẻ sẽ ăn trở lại nếu trẻ không thấy áp lực nào từ cha mẹ.

Note
Bergmann, H., Rodríguez, J., Salminen, S., & Szajewska, H. (2014). Probiotics in human milk and probiotic supplementation in infant nutrition: A workshop report. British Journal of Nutrition, 112(7), 1119-1128.
Norris, M. L., Spettigue, W. J., & Katzman, D. K. (2016). Update on eating disorders: current perspectives on avoidant/restrictive food intake disorder in children and youth. Neuropsychiatric disease and treatment, 12, 213–218.
Maldonado J, et al. (2012) Human milk probiotic Lactobacillus fermentum CECT5716 reduces the incidence of gastrointestinal and upper respiratory tract infections in infants. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2012 Jan;54(1):55-61. Erratum in: J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2012 Apr;54(4):571.

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM