Anh Nguyen VIP
"CÔNG THỨC NUÔI DƯỠNG NÃO BỘ"
Sau gần 25 năm, các nhà khoa học mới phần nào hiểu được rằng để trẻ đạt được sự toàn diện trong phát triển não bộ trong 5 năm đầu đời cần những gì? Tuy chỉ 5 năm nhưng giai đoạn này trẻ sẽ đạt khoảng 90% kích thước của não người lớn với tốc độ phát triển được xem là nhanh hơn bất kì giai đoạn phát triển nào của não bộ sau đó. Bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng, đến nay các nhà khoa học tại những ĐH hàng đầu như MIT và Harvard đã tìm thấy 2 nguyên liệu nữa mà phần lớn không phải mất 1 đồng nào để mua, chỉ là liệu cha mẹ có thực sự dành tình yêu để cho trẻ những nguyên liệu này không.

VẬY, 2 NGUYÊN LIỆU ĐÓ LÀ GÌ?
Liệu cha mẹ có giao tiếp với trẻ không? Sự phát triển từ vựng thông qua giao tiếp là nguyên liệu thứ 1.
Bạn biết không! Trẻ dưới 5 tuổi, não bộ trẻ như 1 máy thu và máy phát hình và tiếng. Nó thường không chọn lọc. Não bộ của trẻ có thể xử lý tiếp nhận lên đến 2.100 từ/giờ và có thể đến 100,000 từ/ngày. Tưởng nó sẽ quá tải, nhưng đó là công việc mỗi ngày của não bộ trước 5 tuổi. Số lượng này là trung bình đạt được trong quá trình giao tiếp hằng ngày với trẻ. Quá ít giao tiếp với trẻ sẻ ảnh hưởng đến chức năng điều hành của não bộ và trí thông minh của trẻ sau này, thậm chí liên quan đến sự tự kỉ.

Hơn nữa, GS. Medina, ĐH Washington nhấn mạnh: nếu trẻ được giới thiệu điện thoại hay ipad quá sớm, đặc biệt trước 2 tuổi, thì hơn 45% số lượng từ mỗi ngày trẻ có thể nhận là từ các chương trình qua các thiết bị này. Điều này có thể làm giảm thời gian trẻ tương tác thực, nhưng làm tăng lượng “rác ngôn ngữ” từ thiết bị màn hình. Nó có thể ảnh hưởng đến chức năng điều hành của não bộ, thậm chí hành vi của trẻ.

Các lời nói tiêu cực hay la mắng hổ báo là những ngôn ngữ hay từ vựng không có ý nghĩa phát triển cho trẻ. Trẻ vẫn bị nghèo nàn và thiếu ngôn từ nếu cha mẹ thường xuyên dùng từ cộc lốc, hay mắng chửi kiểu hổ báo với trẻ.

Do đó, thời gian tuổi nhỏ trước 5 tuổi là cần gia tăng số lượng từ trong giao tiếp thời gian thật với trẻ, chứ không phải là để trẻ giao tiếp ảo từ việc xem TV, chơi điện thoại- điều này sẽ lãng phí sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu trẻ từ 2 tuổi đòi chơi điện thoại hay xem TV, thay vì cấm cản thì bạn lên lịch cụ thể và bạn cũng tham gia vào và tận dụng thời gian này để cùng trẻ lựa chọn chương trình phù hợp và gia tăng cơ hội giao tiếp tương tác 2 chiều qua lại (nguyên liệu thứ 2). Cuối cùng, khi bắt đầu làm cha mẹ, chúng ta nên hạn chế dùng các ngôn từ hổ báo và tập trung vào các từ tích cực, khơi gợi và khuyến khích. Khi phạt hay giáo dục trẻ, ngôn từ đúng là thể hiện sự nghiêm khắc và hành động cứng rắn trong xử lý theo luật chứ việc la mắng, đánh thường không có ý nghĩa giáo dục để trẻ thay đổi hành vi tốt hơn

2. Liệu cha mẹ có giao tiếp tích cực và tương tác 2 chiều. Đó là nguyên liệu thứ 2. Dù bạn có dành hàng giờ kể chuyện và đọc sách cho trẻ mà không lôi cuốn trẻ vào hội thoại, không cho trẻ vấn đáp hay giao tiếp tương tác 2 chiều, thì nguyên liệu này sẽ không thể đầy đủ.

Việc trò chuyện qua lại với trẻ sớm sẽ giúp trẻ phát triển vùng chức năng nhận thức quan trọng của não bộ, đặc biệt liên quan đến vùng ngôn ngữ. Đây có thể được xem là bằng chứng đầu tiên, quan trọng để hiểu hoạt động não bộ của trẻ nhỏ thông qua trò chuyện.

CÁCH LÀM GIÀU CUỘC TRÒ CHUYỆN QUA LẠI GIỮA BẠN VÀ TRẺ
Bạn có thể làm giàu sự trò chuyện qua lại bằng 2 cách:
1. Quan sát để theo điều trẻ nói
2. Hỏi và đợi cho trẻ có cơ hội để trả lời, giải thích, hoặc phân tích.

Đây là ví dụ về cuộc trò chuyện được làm giàu để nâng cao phát triển não bộ của trẻ vượt bậc hơn.

Bố: Con muốn chơi với chiếc thuyền này hả?

Trẻ: Dạ

Bố: Liệu chúng ta nên chọn thuyền nào nhỉ? Đỏ hay xanh lá cây? -[bạn có thể hỏi và đợi trẻ phân tích]

Trẻ: Xanh lá đi bố!

Bố: Bố thấy đỏ đẹp hơn. Con nghĩ sao?

Con: Con thích xanh lá, mà xanh lá mình đi qua đây ít bị phát hiện hơn.

Bố: Okay, ai sẽ chèo nào?

Con: Bố đi!

Bố: Con có thể giúp bố khi bố mỏi tay không?

Con: dạ, con không biết chèo!

Bố: dễ lắm, bố sẽ chỉ, con muốn học bây giờ không? - [bạn có thể mở rộng điều trẻ quan tâm]

[...] -lúc này 2 bố con có thể tiếp tục cuộc trò chuyên qua lại khác được mở rộng với việc học chèo thuyền.

Bottom line
Con cái chúng ta cũng giống như cái cây vậy, khi nhỏ chúng cần chúng ta chăm sóc và yêu thương, nhưng khi lớn chúng sẽ tự sống tốt được và cho trái ngọt của riêng chúng.

Để lớn mạnh cây cần được vung trồng và yêu thương từ lúc nhỏ. Tại sao chúng ta không dùng thời gian này để tương tác, yêu thương và giúp trẻ phát triển tốt nhất. Như, Mẹ Teresa từng nói: "Tình yêu là loại quả của cả bốn mùa, và nằm trong tầm với của mọi bàn tay."

Notes
Brown M. 2020. How Toddler Screen Time Can Impact Brain Development. BCBSNC

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM