CÁCH VỖ Ợ HƠI CHO TRẺ SƠ SINH
1. Vì sao bé sơ sinh bị đầy hơi
- Khi mới chào đời, các chức năng tiêu hóa của cơ thể bé còn chưa hoàn thiện, cơ chế lưu thông khí còn kém, do đó khi ăn, khóc hay chỉ đơn giản là thở thôi thì con cũng sẽ nuốt phải hơi, và con cần sự trợ giúp của cha mẹ để đẩy lượng hơi thừa này ra ngoài
- Enzyme trong dạ dày kết hợp với sữa cũng sản sinh ra hơi trong dạ dày, vì thế việc vỗ ợ hơi cho bé là cực kì quan trọng
2. Biểu hiện đầy hơi
- Con đang ăn ưỡn cong người, khóc thét trong hoặc sau khi ăn 15-30p, con đang ăn đẩy bình hoặc nhả ti khóc. Hoặc Trong vòng 30p từ lúc ngủ hoặc 1h tính từ lúc ăn (xem cái nào tới trước) thì hầu như có thể nghĩ tới là đầy hơi
- Khi thấy bé đang ngủ ngon mà tự dưng co chân lên cao, gồng lưng, đầu hơi muốn nhấc lên, mặt đỏ hoặc nhăn khó chịu, hoặc khóc ré lên khi đang ngủ, khóc đỏ người như muốn tống hơi ra bên ngoài
3. Hậu quả khi đầy hơi
- Đầy hơi là 1 trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến catnap – 1 vấn đề nan giải đối với các mẹ theo Easy, đặc biệt là những bé dưới 3 tháng đầy hơi rất nhiều. Lúc này con cực kì đau đớn và k thể ngủ đc, quấy khóc dữ dội
- Nhiều bé biếng ăn thậm chí lầ bỏ ăn cũng do nguyên nhân đầy hơi. Ba mẹ hãy thử tưởng tượng mà xem, khi bụng căng chướng với đầy những bong bóng hơi, thì con không còn cảm thấy đói được nữa, hoặc chỉ ăn 1 chút sữa thôi cũng khiến con cảm thấy đau đớn hơn.
4. Cách vỗ ợ hơi
- Bé cần được nằm cao trên vai bố/mẹ, đầu bé dựa vào bên trong hõm xương quai xanh và cổ, người mẹ hơi ngả về sau để bé tựa vào
- Bàn tay mẹ hơi khum lên, ngón cái áp sát vào ngón trỏ, tay vỗ vào giữa 2 xương bả vai bé, nên dựng dọc bàn tay hoặc hơi chéo chứ không ngang bàn tay
- Vỗ chậm, đều tay, khi vỗ hơi có lực 1 chút và nghe tiếng bộp bộp. Khi đó con k bị đau và tạo được độ rung thì hơi mới dễ lên. Không vỗ hờ hờ đuổi ruồi không có tác dụng gì
- Cứ 10 nhịp vỗ lại đến 2,3 nhịp xoa. Xoa lưng phía bên trái con theo chiều từ dưới lên (phần mềm bên trái xương sườn dưới chính là dạ dày trẻ) Vỗ rung kết hợp xoa lưng giúp mẹ đỡ mỏi, con cũng có cảm giác dễ chịu hơn khi hơi đi qua thực quản mẹ nhé
- Bạn không thể biết con có bao nhiêu bong bóng khí trong người, nên vỗ đến khi mãi k thấy lên mới là hết
- Khi đang vỗ nếu thấy con gồng cứng người, ưỡn ra sau là lúc hơi đang lên, cần tiếp tục vỗ và xoa lưng. Hơi đi qua thì sẽ đau và làm bé khó chịu nhưng rất cần thiết, vỗ tiếp thì bé sẽ được giải thoát khỏi hơi, còn mẹ thấy con uốn éo mà ngừng thì hơi vẫn kẹt ở trong. Đây là điểm các mẹ sai lầm, mẹ dừng vỗ. Ngược lại, khi con gồng đó thì mẹ tạo tiếng shhh thật to, hơi đưa người NHẸ CHẬM để con tập trung vào thứ khác và chịu cho mẹ ợ cho bong bóng hơi đi ra.
- Nếu bé trớ ra sữa (nhiều hoặc ít) trong khi vỗ thì là hoàn toàn bình thường. Việc trớ ra được phần sữa chưa đầy những bong bóng hơi giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Nếu bé có nhu cầu, mẹ cho bé bú lại. Nếu không thì mẹ có thể không cần phải cho bé ăn bù ngay lập tức đâu nhé
- Ngoài cách vỗ tư thế bế vác, mẹ có thể để chọn tư thế bé úp mặt vào đùi người bế, hoặc vỗ ngồi, hoặc thực hiện động tác đạp xe, massage bụng cho con
5. Thời gian vỗ ợ hơi
- Thời gian trung bình rơi vào khoảng 15-20p tùy từng bé, dù bé đã ợ to rồi thì mẹ vẫn cần vỗ tiếp 5-10p nữa vì bé nuốt phải nhiều hơi li ti sẽ k ợ to thành tiếng, chứ không phải 1 hơi là hết
- Vỗ ợ hơi thường thực hiện sau bữa ăn hoặc khi thấy con có dấu hiệu đầy hơi, bé khó chịu vặn vẹo giữa bữa ăn thì vỗ ợ sau mỗi 60ml sữa nếu bé bú bình, hoặc khi mẹ đổi bên ngực cho con
- Với các bé bị trào ngược sinh lý và trớ vòi rồng, nên vỗ cả trước, trong và sau bữa ăn nữa nhé
- Khi con đang ngủ, nếu mẹ thấy con có biểu hiện đầy hơi thì mẹ cũng bế bé lên và vỗ ợ hơi nhé
Xem thêm đầy đủ bài học về Nuôi con bằng sữa mẹ chi tiết, bài bản tại đây:
mamibabi.com.vn/raising#suame