Tư vấn     Ăn dặm
Hà Sêri VIP
NÊM MUỐI CHO BÉ ĂN DẶM
- Dr. Đỗ Mỹ Linh EBE

Từ hồi cho Xoài ăn dặm, mình nhận được rất nhiều câu hỏi kiểu như có nêm gia vị cho Xoài không? Con phải ăn nhạt đến bao giờ? Con nhà em không chịu ăn, mn nói do em nấu nhạt quá ko ngon...v..v...

Vậy nên bài này sẽ giải đáp hết nhé

1. Lượng muối tối đa theo lựa tuổi:

-Theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau:
• Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (<0.4g Natri)
• 1 đến 3 tuổi : 2g muối/ngày (0.8g Natri)
• 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)
• 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)
• Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)

-Theo khuyến cáo Bộ Y Tế:
Bộ Y tế phê duyệt ngày 16/6/2016, theo đó, nhu cầu về Natri/muối cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi được khuyến nghị như sau:
+Nhóm 0-5 tháng tuổi: 0,3g muối/ngày (hoặc 100mg Natri/ngày);
+Nhóm 6-11 tháng tuổi: 1,5g muối/ngày (hoặc 600mg Natri/ngày);
+Nhóm 1-2 tuổi: 2,3g muối/ngày (hoặc dưới 900 mg Natri/ngày).

2. Vì sao không nêm muối cho bé dưới 1 tuổi:

-Trẻ <12 tháng chỉ cần 1gram muối mỗi ngày. Nhưng mẹ không cần nêm thêm vì lượng nacl này đã có sẵng trong bột ăn dặm, sữa công thức hay trái cây...Việc nêm thêm muối chỉ làm thận bé quá tải thêm mà thôi.

-Trẻ em có số lượng chồi vị giác nhiều hơn người lớn rất nhiều, nên khả nặng nhạy cảm với vị của trẻ nhanh và nhạy hơn người lớn rất nhiều. “Vị giác về cảm giác mặn vừa miệng của người lớn, sẽ là cảm giác rất mặn cho các bé. Do đó, việc dùng lưỡi của cha mẹ thử vị cho thức ăn của bé là không chính xác”.

- Dùng gia vị không đúng lượng có thể dẫn đến rối loạn vị giác, gây biếng ăn, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động của thận và gan, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi.

-Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: lượng muối tiêu thụ càng nhiều thi nguy cơ về tăng huyết áp và loãng xương càng cao. Khi ăn nhiều muối, bé cần phải đi tiểu nhiều hơn để thải lượng muối ra ngoài gây toan hóa nước tiểu, cơ thể sẽ lấy canxi để cân bằng độ toan trong nước tiểu vì vậy sẽ gây thiếu hụt canxi. (Quan niệm ăn mặn cho cứng cáp của nhiều người là sai hoàn toàn).

-Chức năng thân ở các em nhỏ chưa hoàn thiện hoàn toàn, phải tới khoảng 3-4 tuổi chức năng của thận mới được hoàn thiện tương đương người lớn, vì vậy việc nêm nếm quá sớm và kéo dài sẽ làm thận của bé phải làm việc quá tải gây tổn thương thận và kéo dài có thể gây các bệnh lý mạn tính tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch...

3. Vậy phải giải quyết như nào với những bé “Nhỡ” ăn mặn rồi???
- Chỉ nêm gia vị vào lúc tẩm ướp đồ ăn và lượng gia vị sẽ giảm dần theo thời gian.
- Sử dụng gia vị giả muối làm từ thực vật.
- Sử dụng các loại gia vị khác như hành, tỏi, rau thơm...

4. Bé sẽ ăn “NHẠT” tới khi nào???
Theo khuyến cáo bé trên 3 tuổi có thể ăn đa dạng gia vị theo khẩu vị gia đình.
Nhưng trong các nghiên cứ đều chỉ là rằng người Việt Nam đang sử dụng quá nhiều muối (10g/ngày) gấp đôi so với khuyến cáo của WHO là 5g/ngày.
Vì vậy tốt nhất là cả gia đình cùng ăn NHẠT ^^ và càng lâu càng tốt.

5. Ngoài muối thì có thể nêm gì khi nấu đồ ăn cho bé???
- Dưới 1 tuổi: không nên giới thiệu đường, muối, nước mắm, bột nêm,nước tương thay vào đó có thể nêm các loại gia vị như: giả muối thực vật, hành, tỏi, tiêu, các loại rau thơm, dầu ăn.Tuyệt đối không dùng mật ong
- Trẻ từ 1-3 tuổi: có thể giớ thiệu thêm đường, muối, nước tương, mật ong... ở lượng phù hợp.

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Ăn dặm
Ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm Bé chỉ huy (BLW)
TÌM KIẾM