Mamibabi Tư vấn
🧠 NUÔI DẠY NÃO TRẺ GIAI ĐOẠN 3-7 TUỔI

Có nhiều lầm tưởng rằng cứ cho trí não của trẻ hoạt động thì "trí não sẽ phát triển, trẻ sẽ thông minh" nên ngay từ khi con 4,5 tuổi đã cùng con ngày đêm viết chữ, làm toán... Đấy là suy nghĩ chưa đầy đủ.

Não trẻ muốn phát triển cần tổng hợp cả 3 yếu tố:
- 1 là sự tư duy.
- 2 là bản năng của não hay nói cách khác là bản năng ham muốn hiểu biết, học hỏi.
- Cuối cùng một điều quan trong nữa là bé có thích hay không? Nếu bé không thích thì tất cả những kiến thức dù bé có được truyền đạt thì não cũng không tiếp nhận, không hoạt động tích cực (đây là một vấn đề đã được chứng minh).

Thêm một điểm quan trọng nữa trong sự phát triển của não giai đoạn 3-7 tuổi của trẻ, đó chính là các tế bào thần kinh không cần thiết sẽ giảm dần. Các đường liên kết não hay còn gọi các đường truyền dẫn thông tin sẽ tăng lên, não trẻ sẽ ngày càng giống với não người trưởng thành.

Giai đoạn 3-7 tuổi thì quan trọng nhất là việc giảm các tế bào não không cần thiết và tăng cường các liên kết não, để trẻ có thể từ những thông tin mà não đang có -> tổng hợp lại, tư duy và xử lý vấn đề.
Chính vì vậy, điều cần thiết nhất trong giai đoạn này không phải là truyền đạt sớm các kiến thức hoặc kĩ thuật, mà cần giúp trẻ xây dựng được những thói quen tốt và từ bỏ các thói quen xấu cho não.

--------------------------------------------
10 THÓI QUEN XẤU CHO NÃO CẦN TỪ BỎ:

1️⃣ Không tò mò, không hứng thú, quan tâm và không cảm động:

Nếu như con bạn thường xuyên nói: "con chẳng thấy hay ho gì cả, con không quan tâm, thế nào cũng được" thì đó chính là 1 dấu hiệu cần chú ý.
Bởi có hứng thú, có cảm động thì đó mới là chìa khóa đầu tiên để vận hành não bộ. Khi thấy trẻ như vậy, bố mẹ thầy cô nên nỗ lực để thu hút sự chú ý, quan tâm của trẻ.

Một dấu hiệu nhận nhận biết nữa đó chính là nụ cười, chúng ta hãy quan sát xem con mình có hay cười hay không? Nếu trẻ hay cười thì các suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ phủ định khó mà xuất hiện được, các tâm trạng xấu cũng khó mà hình thành, khi trẻ cười sẽ có tác dụng giúp suy nghĩ tích cực và nâng cao hiệu suất suy nghĩ.

Chính vì vậy, bước đầu tiên giúp trẻ xây dựng thói quen luôn tò mò, luôn hứng thú, luôn đồng cảm là hãy cười thật nhiều vào sáng sớm mỗi ngày.

2️⃣ Thói quen sử dụng các ngôn từ phủ định như quá sức, không thể, khó lắm...

Trẻ trong giai đoạn này rất hay sử dụng các từ có ý nghĩa tiêu cực như khó lắm, con không làm được đâu... nguyên nhân sâu xa là do não đã phản ứng thái quá để bảo vệ bản thân, một hành động rất bản năng nhằm tránh thất bại hoặc chọn giải pháp khác vui vẻ, dễ chịu hơn.

Khi trẻ phát ngôn ra những ngôn từ đầy tính phủ định như thế thì một cách tự nhiên, khả năng tư duy, khả năng lí giải của não cũng tự động chùng xuống.

Não trẻ sẽ đưa ra các mệnh lệnh như: "thôi dừng lại ngay, đừng có làm...". Hậu quả của các ngôn từ phủ định to lớn hơn nhiều so với trí tưởng tượng của chúng ta.

Chính vì vậy, trong giai đoạn này bố mẹ hãy giúp giúp trẻ từ bỏ thói quen suy nghĩ tiêu cực, khuyến khích trẻ thử sức mà không ngại thất bại. Khi con làm chưa đúng bố mẹ cũng đừng nên đánh giá hay chỉ trích.

3️⃣ Thói quen: Tí nữa con làm!

Khi trẻ nói: "tí nữa con làm" thì cũng đồng nghĩa với việc là trẻ không muốn làm. Điều đó cũng có nghĩa là nếu trẻ nói quá nhiều lần câu “tí nữa con làm” thì trẻ sẽ không hình thành tư duy tự mình hành động.
Phần não đảm nhận chức năng tư duy, ghi nhớ sẽ không thể vận hành hiệu quả, đặc biệt là trẻ sẽ không có ý muốn hoàn thành bất cứ một hoạt động nào, dần dẫn não trẻ sẽ trở thành một não có thói quen luôn trì hoãn.

Chính vì vậy, khi bố mẹ thấy con hay nói câu này thì hãy suy nghĩ xem vì sao con lại hay nói như vậy. Giả sử nếu con không chịu dọn dẹp mà mải chơi điện tử hãy nhắc con dọn xong, ăn cơm rồi hãy chơi, nếu con ghét phải dọn dẹp một mình thì hãy mở một cuộc thi xem ai dọn dẹp nhanh hơn... Nói cách khác muốn trí não của con phát triển, hãy giúp trẻ từ bỏ thói quen trì hoãn này ngay từ khi còn nhỏ.

4️⃣ Thói quen mất tập trung:

Não của con người tùy vào việc đang suy nghĩ cái gì mà năng suất sẽ khác nhau. Ví dụ, trong một cuộc thi marathon nếu như vận động viên nghĩ "thôi đằng nào mình cũng chẳng được giải , kiểu gì người hạng nhất đã về tới đích rồi" thì tự nhiên sức chiến đấu sẽ giảm, tốc độ sẽ bị giảm xuống.

Tuy nhiên, nếu như trong 10 mét cuối cùng não suy nghĩ rằng: đây là 10 mét cuối cùng cần nỗ lực hơn thì tự nhiên sức chiến đấu sẽ tăng lên gấp bội.

Khả năng tập trung quan trọng ở chỗ, khi não chuyển sang suy nghĩ một việc khác thì năng suất tư duy sẽ giảm đi nhiều.

Nếu như con bạn không thể tập trung vào bất cứ việc gì, luôn chuyển sang làm việc khác ngay lập tức thì đó là một dấu hiệu đáng báo động. Bố mẹ cần check lại xem có yếu tố nào khiến trẻ không thể tập trung như là ti vi ipad hoặc bố mẹ cũng như người lớn đã vô tình phá vỡ sự tập trung của con hay không?

5️⃣ Thói quen tư duy đại khái, đại khái là xong rồi.

Khi trẻ nghĩ "đại khái là xong rồi" thì có nghĩa là bản năng "tự bảo vệ mình" của não đang hoạt động, mà nguyên nhân ở việc trẻ muốn tự thả lỏng, muốn được làm việc khác vui vẻ hơn.

Tuy nhiên, thói quen đại khái là xong rồi cũng cực kì nguy hiểm như các thói quen trên, nó cũng đồng nghĩa với việc là chưa hoàn thành xong nhưng đã muốn dừng lại.

Khi trẻ chuyển sang một hoạt động mới thì não trẻ sẽ dần dần quên hết các hoạt động sắp hoàn thành trước đó.

Khi con trẻ nói rằng: "đại khái là gần xong rồi" hoặc "đại khái là con hiểu hết rồi" thì bố mẹ hãy hỏi lại con rằng: "Vậy phần con chưa xong là phần nào? Cái con chưa hiểu là cái gì.. ." và cùng trẻ xây dựng thói quen làm cho đến cùng.

6️⃣ Bỏ ngoài tai lời người khác nói.

Quan tâm đến câu chuyện của người khác, và đồng cảm với cậu chuyện của người khác là một thói quen quen nhất thiết cần phải được xây dựng. Thêm vào đó, nếu trẻ không thể chăm chú lắng nghe lời của người khác thì khi trẻ đi học, đi tập luyện thể thao trẻ cũng không thể chăm chú lắng nghe lời của huấn luyện viên, lời của giáo viên và tất nhiên là như vậy trẻ sẽ không thể tiến bộ được.

Tuy nhiên, một trong những lí do lớn khiến trẻ có thói quen bỏ ngoài tai lời người khác nói là do cách mẹ mắng trẻ mỗi khi sai.

Do không kiếm chế được mà mẹ nhiều khi mắng trẻ liên miên, nghĩ ra cái gì là mắng cái đó. Khi bị mẹ mắng như vậy thì bản năng tự bảo vệ mình của trẻ sẽ hoạt động và trẻ bắt đầu học thói quen giả vờ lắng nghe nhưng tâm trí sẽ hướng vào việc khác.

Và khi trẻ để tâm trí hướng sang việc khác thì cho dù mẹ có mắng thế nào đi nữa, cô có giảng thế nào đi nữa thì cũng không có hiệu quả. Và dần dần trẻ học cách bỏ ngoài tai lời người khác nói.

Để trẻ học được thói quen tập trung lắng nghe lời người khác nói thì việc quan trọng nhất là mẹ không được mắng trẻ theo cảm tính, cần phải bình tĩnh. Và một điều quan trọng nữa là mẹ cũng không được ra lệnh cho bé theo cách làm cái này đi, làm cái kia đi. Bởi như vậy, hoạt động của khu neuron thần kinh tự thưởng sẽ bị cản trờ.

7️⃣ Coi thường người khác, cho người khác là ngu dốt hơn mình.

Nghiên cứu về não đã cho thấy rằng trong "việc truyền đạt suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình cho đối phương trong giao tiếp" thì phụ thuộc vào việc "bắt sóng" của các tế bào thần kinh trong khu core center dynamic.

Để có thể bắt nhịp được với đối phương khi nói chuyện thì trẻ cần tập trung suy nghĩ, tình cảm, và phải đứng trên lập trường của đối phương để suy nghĩ, ngoài ra còn cần phải thừa nhận đối phương và tôn trọng họ.

Trong thời đại ngày nay, con người thiên nhiều về đấu đá, ganh đua thành phe thắng, phe thua...họ khó chấp nhận việc người khác hơn mình hay mình thua người khác thành ra khó có thể có một thái độ tôn trọng người khác. Chưa kể còn được bơm thêm bởi sự so sánh với anh chị em, với con nhà người ta..

Do vậy vô hình chung não đã được lập trình để không thể giao tiếp với người khác.

Tuy nhiên, khả năng giao tiếp lại vô cùng cần thiết trong xã hội từ lúc còn đi học cho đến khi đi làm, và đa phần các công ty ngày nay đều muốn tuyển những con người có khả năng giao tiếp và coi đây là yếu tố hàng đầu...

Chính vì vậy ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ cần tránh những phát ngôn coi thường hạ thấp người khác trước mặt trẻ như: không được thua bạn kia hay cô giáo này chẳng ra gì cả, phải học kì sau phải nâng cao thành tích lên, con mà học dốt là mai mốt đi bán vé số, con nhà mình là thông minh nhất, giỏi nhất…..mà thay vào đó cần học cách khen ngợi, nhìn vào mặt tốt của người khác, tôn trọng người khác trước mặt trẻ.

8️⃣ Không kiểm tra lại những gì mình đã học.

Não của con người có 1 thói quen xấu đó là những thông tin được mặc định là không quan trọng, những việc được nhớ nửa vời sau 3 ngày sẽ tự động quên hết.
Để não không thể quên thì hãy dạy cho trẻ thói quen kiểm tra lại, ôn tập lại những kiến thức mình đã học cho đến khi trẻ có thể lý giải hoàn toàn, lý giải sâu bản chất của vấn đề.

Não trẻ còn có một thói quen xấu nữa là luôn hưng phấn với những điều mới lạ, thông tin mới lạ. Chính vì vậy nếu trẻ luôn chỉ thích chạy theo học hỏi những cái mới thì những kiến thức cũ sẽ dần dần bị xóa tự động.
Để não của trẻ được phát triển tốt trong giai đoạn này thì bố mẹ có thể tập cho thói quen ôn bài, nói ra thành miệng những gì mình đã học hoặc viết lại những gì mình đã lý giải.

9️⃣Không dám thừa nhận ra miệng sai lầm, thất bại của mình.

Nếu như não không làm rõ ra được các thông tin cơ bản như: "bao giờ, làm gì, như thế nào" thì các chức năng của não sẽ không phát huy hết hiệu quả.

Do vậy nếu đặt ra một mục tiêu cụ thể thì năng suất hoạt động của não sẽ mạnh hơn rất nhiều. Tức là để tài năng của trẻ được phát triển thì trẻ phải tự mình nhìn nhận những điểm mình còn thiếu, xác định được vấn đề cần cải thiện.

Ở bước đầu tiên: xác định những gì mình còn yếu, còn thiếu là chính là yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, trẻ cần phải dũng cảm và thật thà với chính mình và mọi người. Chấp nhận cả thành công và thất bại, làm sai không đổ lỗi cho người khác.

Để làm được điều này đòi hỏi bố mẹ cần nỗ lực, chấp nhận trẻ cả ở điểm tốt và xấu, với những thất bại của trẻ cần phân tích cùng trẻ là con làm được đến đâu, vì sao lại chưa được, còn thiếu cái gì...

🔟 Suy nghĩ được hơn

Con người hay có xu hướng suy nghĩ cân nhắc được và mất trước khi thực hiện 1 hành động nào đó. Tuy nhiên, chính cái suy nghĩ cân nhắc được mất này sẽ cản trở cái tâm lý dồn hết sức mình khi hành động.
Nếu không có suy nghĩ "tự mình làm thôi" thì các tế nào thuộc khu thần kinh tự thưởng sẽ không hoạt động.

Đây là những thói quen theo đa phần số đông nhé! Quan sát và điều chỉnh cho con để duy trì những thói quen tốt cho não bộ nhé!

Nguồn: Ms. Tú Trang

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM