NÓI CHUYỆN VỚI CON CẦN "CHẤT" HƠN "LƯỢNG"
Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng việc nói chuyện với con giúp phát triển trí não của trẻ. Nhưng một nghiên cứu mới đây đã khẳng định rằng:
❗CÁCH THỨC bạn nói chuyện với con như thế nào mới thực sự quan trọng.
Thay vì nói, nói và nói liên tục, hoặc dạy trẻ học thẻ flashcard với hy vọng làm phong phú vốn từ vựng của chúng, cách thức đúng mà bạn nên làm là đối thoại theo lượt (conversational turns), điểm mấu chốt là để trẻ có thể tham gia vào cuộc trò chuyện như một người ngang hàng với bạn.
Nghiên cứu về nhận thức của trẻ em trong độ tuổi từ 4 - 6 do các nhà khoa của Đại học MIT (1) đã chỉ ra rằng: Cuộc hội thoại có qua có lại (tưởng tượng nó như một cuộc chuyền bóng giữa hai người) làm thay đổi bộ não của trẻ. Cụ thể thì nó thúc đẩy sự phát triển não bộ và khả năng ngôn ngữ, được kiểm chứng thông qua các bài test và công nghệ quét não MRI. Đặc biệt, kết luận này không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thu nhập hay sự giáo dục của bố mẹ của trẻ.
👉“Điều quan trọng không chỉ là nói chuyện với trẻ, mà là đối thoại với trẻ. Đừng nghĩ đến việc nhồi nhét ngôn ngữ vào não của con mà thực sự phải trò chuyện với chúng” - Racel Romeo, tác giả chính của bài nghiên cứu khẳng định.
Thậm chí, nghiên cứu của MIT khuyến nghị rằng cha mẹ nên nói ít đi và lắng nghe nhiều hơn. Vì sao vậy?
❗“Lượng từ vựng mà người lớn nói thậm chí không gây tác động nào lên hoạt động của não bộ của trẻ. Điều gây ảnh hưởng là SỐ LƯỢT TƯƠNG TÁC trong hội thoại” Theo Romeo.
👉“Điều thực sự mới lạ trong nghiên cứu của chúng tôi là nó cung cấp những bằng chứng đầu tiên để giải thích một "điều kì diệu" rằng cách mà phụ huynh giao tiếp với con có ảnh hưởng thực sự lên sự phát triển não bộ của trẻ” - John Gabrieli, giáo sư về khoa học thần kinh và nhận thức tại MIT, một trong các tác giả chính của nghiên cứu.
Một trong những đóng góp nữa của nghiên cứu là nó chỉ ra những hoạt động rất cụ thể, những lời khuyên cụ thể để các gia đình có thể áp dụng.
👉 Ý tưởng thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ thông qua mối tương tác xã hội và sự gắn kết với cha mẹ (được đề cập trong nghiên cứu này) thực ra không mới. Đã có các nghiên cứu về cách mà trẻ từ sơ sinh học ngôn ngữ cho biết rằng trẻ có xu hướng học bằng cách quan sát và bắt chước lại những người lớn mà trẻ thường xuyên gắn bó. Nó cũng giải thích vì sao việc hát ru, âu yếm trẻ thì có nhiều tác dụng hơn việc đưa cho trẻ một thiết bị dạy học công nghệ cao. Bên cạnh đó, trẻ cũng học hiệu quả nhất thông qua các trò chơi, ví dụ như trò chơi đóng vai tưởng tượng với những người khác.
Khi trò chuyện, trẻ cũng phát triển các kỹ năng nhận thức phức tạp hơn là khi chỉ nghe mà không nói, hoặc chỉ nói mà không nghe.
📣Theo các nhà nghiên cứu của MIT, trò chuyện cho trẻ cơ hội cố gắng hiểu những gì người kia đang nói và tìm cách trả lời thích hợp. Điều này rất khác với việc chỉ nghe một chiều!
(Nguồn Weforum
Team WRM biên dịch và tổng hợp)