Làm gì khi trẻ giận dữ khóc ăn vạ?
Trong chuyến đi chơi cuôí tuần, trước giờ lên xe để đi đến điạ điểm khác thì Eddie nằm lăn ra giưã con đường nhỏ, hẹp dành cho người đi bộ và ra sức kêu gaò, khóc lóc vì muốn được tiếp tục chơi với vũng nước bên đường. Nếu như ở nhà thì mình đã cho bạn thoả sức la hét và chờ đơị đến khi bạn bình tĩnh nhưng ở đây là con đường nhỏ, hẹp mà bạn í nằm chắn ngang hết con đường cuả người ta đi. Mình khá bối rôí khi có vaì người đứng laị và chờ nhưng mình không muốn đáp ứng " quyền lực" cuả bạn trong lúc naỳ. Mình xin lôĩ các anh chị và các bác đang đứng chờ và định bế Eddie để đi vaò xe đang đâụ cách đó tầm 30m.
Nhưng lúc đó có một gia đình có 2 bé gái sinh đôi tầm cỡ tuôỉ Eddie tiến laị gần chỗ Eddie nằm khóc và cô bé noí chaò Eddie. Đôi mắt cuả cô bé ánh lên sự chia sẻ và thông cảm. Tiếng gaò khóc cuả Eddie nhỏ dần và bạn ấy hé mắt nhìn moị người đang chờ mình. Các cô, chú, bác vẫn đứng chờ và nhoẻn miệng cười thân thiện với bạn ấy. Mẹ cuả 2 em bé ấy quay sang noí với mình" Em hiêủ cảm giác khó chiụ cuả chị, 2 đưá nhà em có lúc cũng thế. Em cứ để các bạn ấy khóc ăn vạ và đến khi naò bạn ấy sẵn sàng thì sẽ tự đứng lên đi thôi". Moị người đang đứng laị thì nhoẻn miệng cười với Eddie và họ đi ở mép đường nhỏ tránh chỗ Eddie đang nằm. Tiếng la khóc cuả Eddie nhỏ dần và rôì có 1 bác dừng laị. Bác hoỉ thăm vaì câu và bác xoè mấy tờ quảng caó ra hoỉ Eddie chọn cái naò. Eddie ngôì bật dâỵ và chọn 1 tờ quảng caó. Mắt bạn sáng lên sung sướng và trước khi bác đi thì bác noí " con sẽ ổn thôi mà". Đi một đoạn mà Eddie vẫn quay laị nhìn bác và ôm tờ quảng caó trong tay như một vật quý giá maĩ đến khi lên xe.
Là ngươì đã từng tham gia các đaò taọ về kỷ luật tích cự- xử lý khi trẻ khi ăn vạ và nhất là khi trẻ ra ngoaì thì số lần trẻ ăn vạ càng nhiêù hơn do trẻ biết được "quyền lực" cuả mình khi ra ngoaì và cha mẹ dễ đáp ứng những đoì hoỉ cuả trẻ vì tâm lý chúng ta ngại người xung quanh đánh giá hoặc lo lắng phiền đến moị người xung quanh. Nhưng thật sự nếu moị người có caí nhìn cảm thông, không phán xét, không dán nhãn cho đưá trẻ thì chính đứa trẻ cũng sẽ diụ lại, tự điêù chỉnh hành vi cuả mình và cha mẹ cũng bình tĩnh, kiên định với cách xử lý các hành vi không phù hợp của trẻ dù ở bất cứ nơi đâu( trong nhà hay ngoaì nơi công cộng).
Mình vẫn nhớ maĩ câu noí cuả người mẹ gặp trên đường, không quên ánh mắt đâỳ cảm thông và miệng cười noí " It is ok" khi mình noí xin lỗi vì hành vi cuả con mình đã làm phiền đến họ❤.
Bơỉ thế, để nuôi daỵ đưá trẻ không chỉ riêng các bậc cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ mà cần "cả làng" cùng chung tay❤.
P.S: Hình ảnh cuả Eddie tươi tỉnh, vui vẻ sau 1 trận ăn vạ. Cái vẻ mặt như không hề có chuyện gì xaỷ ra trước đó và quý tờ giấy bác cho vô cùng, dù đó chỉ là 1 tờ quảng caó thôi😅.
Tác giả: Nghiêm Phượng Uyên