Anh Nguyen VIP
CÁCH DẠY TRẺ VỀ TIỀN BẠC - GIÁO DỤC TÀI CHÍNH CHO TRẺ EM

Bà Margaret Thatcher, là người phụ nữ đầu tiên từng giữ 2 vị trí lãnh đạo: vừa là Lãnh Tụ Đảng Bảo Thủ vừa là Thủ Tướng Vương Quốc Anh, từng nói : "tiền bạc không tự trên trời rơi xuống, chúng phải được kiếm trên mặt đất". Ngày nay trẻ con quá dễ có 1 món đồ chơi hay bất cứ điều gì trẻ muốn. Trẻ dễ dàng có, nhưng không được dạy tại sao có, thì hiển nhiên mặc định là từ thẻ ATM của cha mẹ. Điều này làm trẻ có một khái niệm sai về tiền khi trẻ thực sự bắt đầu sử dụng tiền.

KHI NÀO CẦN DẠY TRẺ VỀ TIỀN BẠC?
Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ từng chia sẻ việc dạy trẻ về tiền và các nguồn tiền, các khái niệm về tiền là nên làm sớm thì sẽ tốt hơn là muộn. Khi trẻ bắt đầu học đếm có thể bắt đầu dạy trẻ về tiền.

Mỗi độ tuổi sẽ có cách nhận thức về tiền khác nhau.

* TRẺ 3-4 TUỔI
Ở độ tuổi này, dạy trẻ nhận thức về dạng tiền và nguồn tiền là quan trọng để trẻ hiểu các dạng có thể chi tiêu và tiết kiệm trong tương lai.

Sau khi mua hàng trong siêu thị hay online, bạn có thể cho trẻ biết "mẹ trả tiền cho cô để mua gói bánh này" hay "mẹ có thể dùng thẻ ATM để thanh toán và phải cần chữ ký của mẹ hoặc số bí mật"

Chỉ dừng ở mức khái niệm cho độ tuổi này.

* TRẺ 5-6 TUỔI
Theo TS. Whitebread, ĐH Cambridge, trẻ bắt đầu hiểu giá trị của hàng hóa và định giá. Bây giờ là lúc để bắt đầu giải thích các loại đồ chơi khác nhau có giá bao nhiêu và cách mọi người kiếm tiền. Kết nối việc bố hoặc mẹ đi làm với việc chi tiền mua đồ chơi hoặc đi chơi cùng gia đình. Khi rút tiền lãnh lương, bạn có thể cho trẻ biết "đây là tiền mà mẹ đi làm mà có".

Từ 6 tuổi, có thể cho trẻ 1 ít tiền tiêu vặt nhỏ, không nên nhiều hơn 10 ngàn VND/ngày. Khuyến khích trẻ chi tiêu khoản tiền đó cho mục đích lành mạnh của trẻ khi có dịp, sẽ tốt hơn là tự bỏ tiền túi của bố mẹ để mua món đồ đó.

* TRẺ 7-8 TUỔI
Độ tuổi này trẻ có thể nhận thức và cân đối tiền ít- nhiều trong đưa ra quyết định chi tiêu. Bên cạnh đó, trẻ cũng hiểu về khoản tiết kiệm. Do đó, có thể dạy trẻ về 4 lọ như
Lọ 1: chi tiêu thứ cần nhất
Lọ 2: chi tiêu thứ chưa cần
Lọ 3: tiết kiệm
Lọ 4: dùng để cho người nghèo

Thay vì mua đồ chơi hay bánh cho trẻ, bạn nên khuyến khích trẻ thực hành 4 lọ này thì sẽ giúp trẻ nhận ra giá trị của chi tiêu trong tương lai.

Người giàu và người nghèo không chỉ khác nhau ở số tiền họ có, mà còn khác nhau ở cách suy nghĩ. Dạy trẻ cách suy nghĩ của người giàu để giúp trẻ trở thành người giàu. Cho trẻ số tiền thật lớn để trẻ trở thành người giàu, mà không dạy trẻ cách suy nghĩ của người giàu thì cũng giống như người trúng số độc đắc không biết làm gì và rồi cũng trở về lại cuộc sống như ban đầu.

Notes
Whitebread, D & Bingham, S. 2013. Habit Formation and Learning in Young Children. Money Advice Service
Money and the family: Creating good financial habits. 2015. American Psychological Association.

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Giáo dục sớm - Thông minh sớm - Vận động sớm
Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về Giáo dục sớm, giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và khả năng vận động
TÌM KIẾM