📌 ĐẮP LÁ TRẦU CHO BÉ - NÊN HAY KHÔNG?
Lá trầu không chứa tinh dầu có hoạt tính kháng sinh cực mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lỵ...nên có rất nhiều công dụng với trẻ sơ sinh.
CÁCH ĐẮP LÁ TRẦU CHO TRẺ SƠ SINH
📍Trẻ hay quấy và khóc đêm: áp lá trầu ấm vào rốn rồi ôm bé vào lòng, áp bụng con vào bụng mẹ giúp bé nhanh chóng nín khóc. Hoặc các mẹ có thể đắp trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp lên mông, đùi, tay và chân của bé cũng được cho là có tác dụng tương tự ( không đắp lên những vết thương hở, bị xước xát).
📍Giúp trẻ hết nấc cụt: hơ lá trầu không cho ấm, sau đó đặt lên thóp bé và giữ nguyên khoảng tầm 10 phút bé sẽ hết nấc.
📍Thuốc giảm đau: trẻ bị phát ban hay sưng viêm nhẹ,... lấy một vài lá trầu không giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ trẻ bị đau,thực hiện 2-3 lần/ ngày( Lưu ý không đắp lên vùng da bị trầy xước).
📍Chữa đầy bụng, khó tiêu cho trẻ: hơ ấm lá trầu không sau đó vuốt bụng cho trẻ theo chiều từ trên xuống trong 5 phút.
📍Trị ho cho trẻ : hơ lá trầu ,đắp lên ngực để trẻ giảm ho.
📍Khử trùng và chữa hăm cho trẻ: đun lá trầu lấy nước vệ sinh hàng ngày giúp bé kháng khuẩn và chữa hăm cực kỳ tốt.
📍Tránh mở khoá đầu: bệnh này không phải bé ở vùng nào cũng bị,mình thấy các bé sơ sinh ở Quảng Ninh bị rất nhiều. Hàng ngày hơ nóng là trầu, đặt lên thóp bé tầm 10p (không để quá lâu, lá trầu nguội hấp hơi gây lạnh thóp bé).
📍Vệ sinh đường hô hấp: hơ lá trầu, để cách mũi bé khoảng 2-3 cm hàng ngày giúp diệt khuẩn, thông thoáng đường hô hấp cho bé.
🖍Lưu ý: khi hơ lá trầu , tránh để nhiệt độ quá nóng gây tổn thương da cho bé nhé!😘
Các mẹ có thể tham khảo