Mai Trang VIP
KHI TRẺ LẪY

Giai đoạn di động đầu tiên của bé con chính là lật lẫy. Đây chính là một trong những cột mốc đáng kể ở trẻ sơ sinh, và cũng là khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ của bố mẹ khi thấy con mình bước đầu có thể tự di chuyển. Và từ đây sẽ dẫn tới tự ngồi thẳng, đi, bò và di chuyển xung quanh.

Để lật được cơ thể bé bỏng của con là cả một nỗ lực to lớn. Con cần cổ đủ cứng, điều khiển đầu thật xịn và những múi cơ mạnh mẽ từ cánh tay kết hợp bởi đây chính là lần đầu em bé sơ sinh có thể dùng nhiều loạt cơ để di chuyển.

❓ Khi nào thì con sẽ lật lẫy?
Việc lật lẫy của con sẽ bắt đầu từ việc tự nằm chơi khi úp bụng xuống mặt phẳng (tummy time). Đây là lúc con nằm trên bụng mình, dùng tay để nâng đầu và vai lên khỏi sàn nhà. Cách này giúp cơ bắp ở đầu, cổ và thân trên trở nên mạnh mẽ hơn. Một khi con đã có đủ lực để nâng đầu lên, con sẽ bắt đầu lật.
Con cũng có thể chuyển đổi giữa việc nằm trên lưng qua nằm trên bụng và ngược lại. Bé con sẽ bắt đầu việc lật từ bụng qua lưng và sau đó là lưng qua bụng sau đó một tháng. Điều này là bởi chuỗi hành động sau yêu cầu nhiều sức mạnh cơ bắp và hoạt động phối hợp hơn. Con có thể bắt đầu lật lẫy từ bụng qua lưng ở khoảng 2 tới 5 tháng tuổi, từ lưng qua cạnh sườn ở khoảng 4 tới 5 tháng rưỡi, và lẫy từ lưng về bụng từ khoảng 5 tháng rưỡi tới 7 tháng rưỡi.
Nhưng kể từ khoảng 2 tới 5 tháng tuổi, con đã gom được đủ sức mạnh cho phần thân trên cơ thể và sử dụng cánh tay để đẩy mình từ bụng ra mặt lưng. Ở 7 tháng tuổi, con không chỉ có thể lật bụng ra lưng xịn xò mà cũng có thể lẫy nhanh nhẹn từ lưng ra bụng.

🌻 Bé con thường lật lẫy mà chẳng có bất kỳ dấu hiệu nào báo trước. Bởi vậy, bố mẹ đừng bao giờ rời sự chú ý khỏi con khi con đang nằm trên giường hay bất kỳ nơi nào cao dễ gây nguy hiểm. Đôi khi chỉ cần một giây là con đã lật người và có thể dẫn tới rơi ngã. Bởi vậy, hãy đặt con nằm trên sàn khi con bắt đầu có dấu hiệu muốn lật lẫy vặn mình.

❓ Con sẽ học lật người như thế nào?

✔Khi một tháng tuổi:
• Có thể nhấc đầu lên cao một chút xíu.
• Có thể quay đầu qua 2 bên khi nằm ngửa.
Khi hai tháng tuổi:
• Có thể giữ đầu ngẩng cao và bắt đầu “chống đẩy” khi nằm úp.
• Sử dụng tay và chân mượt mà hơn.
• Đầu có thể đu đưa về phía trước khi được bế ngồi.

✔Khi ba tháng tuổi:
• Có thể chịu được một chút trọng lượng cơ thể khi đứng trên cả hai chân.
• Có thể điều khiển đầu ngẩng cao khi ngồi, tuy nhiên con vẫn sẽ hơi chúi đầu về phía trước.
• Có thể ngẩng đầu và vai từ 45 tới 90 độ khi nằm ngửa.
• Có thể dùng tay cầm nắm vài đồ vật có trọng lượng.

✔Khi bốn tháng tuổi:
• Có thể điều khiển đầu tốt.
• Có thể chịu được một phần trọng lượng cơ thể khi được giữ
đứng trên chân.
• Có thể ngẩng đầu và vai 90 độ.
• Lật người từ lưng sang cạnh sườn. Khi năm tháng tuổi:
• Có thể giữ đầu thẳng khi ngồi.
• Lật người từ bụng về lưng.

✔Khi sáu tháng tuổi:
• Có thể nâng ngực và một phần bụng khi nằm úp.
• Có thể ngẩng đầu khi ngồi.
• Lẫy từ lưng về bụng.

❓ Làm sao để dạy con lật lẫy?
Nếu em bé của bạn đã bắt đầu quen với việc nằm trên sàn nhà và bắt đầu muốn dịch chuyển, bố mẹ có thể giúp con lật người. Những bước dưới đây có thể giúp bạn dạy con tự di chuyển độc lập lần đầu tiên.
➖Bước 1:
Đặt con nằm trên sàn khi tới giờ tập tummy time. Điều này sẽ giúp con thoải mái vì con sử dụng cơ cổ để giữ đầu thẳng cao.
➖Bước 2:
Đặt con trên một tấm chăn, nửa người bên trái nằm trên cạnh chăn bên trái. Để con thoải mái với tư thế này và đảm bảo con giữ cổ cao trong một vài giây. Nếu con chưa làm được thì đó là dấu hiệu con chưa sẵn sàng.
➖Bước 3:
Giữ một món đồ chơi hơi xa khỏi tầm với của con một chút. Thử lắc và chơi với nó trước khi đặt đồ chơi xuống sàn nhà. Và giờ hãy xem liệu con có cố gắng với lấy hay không. Con có thể sẽ xoải tay ra với và tư thế mới sẽ khiến con thấy khó chịu.
➖Bước 4:
Khi con cố với lấy đồ chơi, nhấc viền chăn lên một chút (không quá 3 phân) để nửa bên phải của cơ thể con sẽ bị nhấc lên. Nếu con khó chịu với tư thế này, thử hạ con xuống và dỗ dành con. Bố mẹ cần đảm bảo đây là trải nghiệm vui vẻ của con nhé.
➖Bước 5:
Giữ một tay trên bụng con và thử nhấc viền chăn một lần nữa. Để con nằm vững vàng trên tay và nhấc con lên. Nhấc chăn cho tới khi con có thể lật người ra tư thế ngửa lưng. Đảm bảo con có thể với được đồ chơi trong tư thế mà con bắt buộc phải lật mới di chuyển được. Lặp lại trò chơi với chăn hàng ngày cho tới khi con đủ thoải mái để tự lật.

Một số em bé thật sự không thích tummy time chút nào. Nếu con quấy khóc, hãy chờ cho tới khi con bình tĩnh lại rồi mới thử giúp con lật.

📌 Những mẹo giúp con học lật lẫy

Bố mẹ nên hiểu rõ những thay đổi sẽ diễn ra ở mỗi giai đoạn trước khi khiến con thực hành những hoạt động đó.
• Để em bé sơ sinh tập nằm úp ngay từ những ngày đầu tiên
bởi nó giúp phát triển các cơ bắp quan trọng để có thể lật lẫy. Nó cũng cho phép con cử động tay và chân cũng như tăng cường sức mạnh cổ gáy.
• Ban đầu con có thể không thích nằm úp bởi đây là một tư thế lạ lẫm. Khi con qua tháng thứ hai, bố mẹ có thể thử đặt con nằm úp trong khoảng một phút. Bạn cũng được phép cho con nằm sấp trên ngực như một cách thay thế cho tới khi con quen dần.
• Bố mẹ cũng có thể cùng nằm trên sàn nhà cùng con và chơi đùa vài món đồ chơi. Ở mốc 3 tháng, khi bạn đặt con nằm sấp, con sẽ nhấc đầu và vai bằng cánh tay mình. Hành động chống đẩy nho nhỏ này sẽ cho con đủ sức mạnh để lật lẫy, và bố mẹ sẽ kinh ngạc khi con tự lẫy từ lưng ra bụng và ngược lại.
• Bạn nên khuyến khích bé con tự chống đẩy bằng cách giữ một món đồ chơi cách phía trên đầu con một chút. Điều này tự động giúp con cố gắng vươn người để với tay nhận đồ chơi.
• Loanh quanh 5 tới 7 tháng tuổi, con đã có thể nhấc đầu cao, chống tay và ngửa người để nhấc ngực lên khỏi sàn nhà.
• Bố mẹ nên khuyến khích con cố gắng làm mọi hoạt động trên để tăng cường sức mạnh cơ bắp và học cách lật lẫy từ mọi phương hướng.
• Khi bạn đặt con nằm sấp, thử lật con từ một bên và khích lệ tự con lẫy lại.
• Đưa con một món đồ chơi, một cái gương hay bất kỳ vật gì an toàn khi con nằm nghiêng. Nếu con không thể giữ được tư tế đó, bố mẹ có thể hỗ trợ con.
• Khiến con xoay người với cả thân trên và thân dưới.
• Giữ bé con trong địu ở tư thế cong chân như con ếch thay vì cứ xoãi chân ra.
• Bế con ở tư thế ôm chặt vào lòng khi cùng con ra ngoài. Bố mẹ cũng có thể vừa đu đưa vừa bế con.
• Không để con tự chơi quá lâu với bất kỳ món dụng cụ dành cho trẻ sơ sinh nào: ghế rung, xe tròn... Những đồ vật này sẽ hạn chế con không thể thực hành kỹ năng vận động. Cứ để con chơi ở không gian mở với các hoạt động khác nhau.
• Dành một khoảng thời gian trong ngày đủ để thực hành nằm sấp bởi hầu hết mọi kỹ năng vận động đều phát triển từ đây. Con cần tăng cường sức mạnh của cổ và cơ bắp vai để chống lại trọng lực.
• Cho con một khoảng thời gian nghỉ ngơi ở tư thế nằm ngửa, chân gập lại để cân bằng. Con cũng có thể nằm ngửa trên đùi mẹ để gập cơ đầu gối, cơ dọc thân và cơ hông.
• Không để con duy trì một tư thế quá lâu. Hãy thử thay đổi tư thế cho con sau mỗi 15 phút, để con được tiếp xúc với mọi tư thế khác nhau tham gia vào việc lật lẫy.
• Khuyến khích con chơi ở tư thế giữa đường kẻ đối với những hoạt động xung quanh “đường kẻ vô hình” ở trung tâm cơ thể. Khả năng lật lẫy sẽ dựa trên khả năng di chuyển vượt qua đường thẳng đó.
Làm thế nào để khuyến khích con tự lật lẫy?
Bố mẹ có thể chơi cùng con để khuyến khích con bắt đầu lật lẫy.
• Vung vẩy đồ chơi của con để con cố gắng tiến lại gần nó.
• Dùng món đồ chơi mà con thích nhất.
• Nằm bên cạnh con để con cố tiến lại gần bố mẹ.
• Nếu con cố với lấy đồ chơi hay bố mẹ, hãy cổ vũ con bằng cách làm con cười. Con có thể sẽ thấy phấn khởi hơn và cố gắng lật người thêm.
• Cổ vũ con lật lẫy cả hai bên để giúp phát triển cơ bắp cân bằng.

Cha mẹ có kỉ niệm gì khi con lẫy lần đầu tiên không? Hãy cùng chia sẻ với NCKPLCC nhé 😘

Nguồn: NCKPLCC dịch.

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Giáo dục sớm - Thông minh sớm - Vận động sớm
Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về Giáo dục sớm, giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội và khả năng vận động
TÌM KIẾM