Anh Nguyen VIP
LÀM MẸ KHÔNG ÁP LỰC:
Nhiều cha mẹ băn khoăn: Liệu trẻ đòi ăn thô sớm quá có ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé không? Hay khi nào mới cho bé ăn thô hơn? Các bé ăn theo phương pháp ăn dặm BLW ăn thô sớm có đúng không? Liệu có vấn đề tiêu hóa gì không?

HIỂU VỀ SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA HỆ TIÊU HÓA:

Thực tế, trước 5.5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa bé chưa hoàn chỉnh để chấp nhận thức ăn dặm. Do đó, việc cho bé ăn dặm trước 5.5 tháng tuổi là không được khuyến khích.

Từ 5.5 tháng tuổi và đến sau 6 tháng tuổi: hệ tiêu hóa bé có thể chấp nhận tiêu hóa những thức ăn dặm. Đó là lí do tại sao chúng tôi khuyên độ tuổi nên bắt đầu ăn dặm là từ 5.5 tháng tuổi trở lên, tốt nhất là 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, hệ nước bọt, và hệ tiết men tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh dù bé đã được 5.5 tháng tuổi. Do đó, thứ tự giới thiệu thức ăn là điều quan trọng để giúp bé ăn tốt. Bé đi phân sống một vài dịp trong tuần cũng là bình thường do hệ men tiêu hóa chưa hoàn thiện.

HIỂU VỀ CẤU TRÚC THỨC ĂN DẶM
Cấu trúc thức ăn dặm thường được hiểu lầm với sự xuất hiện nhiều răng hay ít răng của bé, do đó nhiều cha mẹ trì hoãn độ loãng đặc của thức ăn quá lâu.

Thực tế, cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào có răng hay không có răng của bé. Cấu trúc thức ăn phụ thuộc vào phát triển của não bộ. Ở độ tuổi khác nhau, não bộ chi phối khác nhau về độ đặc lỏng của thức ăn. Do đó, các bạn đừng quá ngac nhiên có nhiều bé chỉ đòi ăn cơm, không ăn cháo nữa.

TẠI SAO CÓ SỰ CHI PHỐI NÀY?
Não bộ chi phối vì để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa vận động cơ hàm, tuyến nước bọt và sự tiết các men tiêu hóa. Sự phối hợp nhịp nhàng này giúp bé tránh bị hóc thức ăn, tăng phát triển mùi vị và tăng hiệu suất tiêu hóa thông qua hoạt động của men. Tất cả 3 nhánh này (cơ hàm, tuyến nước bọt và hệ men) đều cần não bộ quy định chính xác thời gian để hoàn thiện. Ví dụ, những bé không may bị bệnh Down, khiếm khuyết về não bộ sẽ có sự trễ của phát triển cơ hàm, hay chảy nhiều nước miếng.

HƯỚNG DẪN VỀ CẤU TRÚC THỨC ĂN DẶM
Theo Hướng dẫn thực hành ăn dặm của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâu sàng Anh Quốc, Cấu trúc thức ăn dặm đúng theo độ tuổi phát triển não bộ gồm:

TỪ BẮT ĐẦU ĂN DẶM - HẾT 6 THÁNG TUỔI: Cấu trúc thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo thì tỷ lệ 1:10 [ 1 muỗng gão: 10 muỗng nước]. Thịt cá rau củ cũng xay nhuyển, mịn va rây. Nấu cháo đúng tỷ lệ trước, sau đó trộn chung với thức ăn. Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Puréed. [Xem hình]

TỪ 7 THÁNG TUỔI - HẾT 9 THÁNG TUỔI: cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Thịt cá rau củ xay nát (không cần rây). Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Lumpy. [Xem hình]

TỪ 10 THÁNG TUỔI - HẾT 12 THÁNG TUỔI: Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo (không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay). Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng. Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Diced.

CÁC BÉ ĂN TỰ CHỈ HUY BLW CÓ NẰM TRONG SỰ CHI PHỐI NÀY?
Tôi trả lời là có. Tôi đã có một bài viết chuyên về BLW và đưa ra những điều kiện tối ưu mà cha mẹ xem xét cho bé ăn theo phương pháp BLW. Một trong các điều kiện này là:
"Bé có sự phát triển rõ của hệ vận động như khả năng ngồi chống đỡ khá vững, kĩ năng phát triển vận động cầm nắm, hay có sự hứng thú khi cầm thức ăn bỏ vào miệng, vận động lên xuống cơ hàm của bé có sự phát triển."

Các bé ăn theo BLW chỉ khuyên bắt đầu khi bé được 6 tháng tuổi và có những biểu hiện trên. Khi đó, não bộ bé và hệ tiêu hóa bé đã có thể đồng bộ phát triển. Một lưu ý, bé ăn theo BLW là dễ có nguy cơ hóc do một phần liên kết của não bộ chưa đồng bộ với động tác nuốt do đó cha mẹ làm thức ăn mềm,cắt thức ăn không quá nhỏ và luôn bên cạnh bé khi cho bé tự bóc ăn.

Các bé đến 6 tháng tuổi mà chưa phát triển các kĩ năng trên thì không thích hợp cho BLW, nếu vẫn muốn cho bé ăn theo BLW thì ban đầu bạn cho bé ăn đút muỗng bình thường, khi bé được 8.5 - 9 tháng tuổi có thể kết hợp BLW thêm vào.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG ANH:
*Đừng trì hoãn cấu trúc thức ăn quá lâu. Ví dụ, trì hoãn cháo loãng quá lâu. Nhiều cha mẹ thấy bé nhợn ới khi thay đổi cấu trúc thì nghĩ là chưa đến lúc. Điều này là bình thường vì bé chỉ đang học cách phát triển mới. Một vài lần bé sẽ quen với cấu trúc mới.
*Đừng cho bé ăn thô sớm, mà chỉ nên chuyển độ thô đúng theo độ tuổi là được. Cha mẹ thường cho bé ăn món này món kia lúc rảnh rỗi nên bé quen với cấu trúc mới, trong khi đó độ tuổi bé chưa phát triển tới, bé sẽ đòi ăn thô là điều tất yếu. Đừng cho bé ăn lặt vặt, bánh kẹo.
*Đừng lo lắng về cấu trúc khi cho bé ăn BLW khi bé bạn đủ sự đồng bộ giữa não và hệ tiêu hóa nêu trên. Cha mẹ chỉ nên chú ý đến liệu thức ăn đó có gây hóc cho bé không, cách chế biến ra sao cho bé dễ cầm nắm và gặm.

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM