Tư vấn     Sức khỏe
Bùi Thị Huế VIP
KINH NGHIỆM CHĂM BÉ BỊ HO, MŨI

Dạo này hay thấy các mẹ đăng đàn hỏi kinh nghiệm khi bé bị các bệnh hô hấp. Bé mình vừa trải qua hơn 1 tháng ròng rã các loại thuốc. Và giờ chỉ nghe tiếng con ho hoặc hắt hơi hoặc thấy ít mũi thôi là lo lắm rồi. Đây là những kinh nghiệm mình đúc rút và sưu tầm lại sau hơn 1 tháng chiến đấu với thời tiết cùng con, đăng lên biết đâu có mẹ nào đó cần. Cũng đa phần là những việc mà ai cũng biết cả rồi, nhưng ko liệt kê ra cụ thể thì lại hay quên làm. Mẹ nào có thêm kinh nghiệm thì bổ sung nhé

1. Chăm sóc bé khi bé bị ho, mũi
- Quan trọng nhất là giữ ấm
- Ngâm chân nước gừng trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy
- Uống nước tỏi mật ong 1 lần/ngày. Ko uống nhiều vì gây nóng trong
- Xông gừng, sả, tía tô, bưởi, hương nhu (đun nước lá để chỗ an toàn trong phòng kín, tránh bé giẫm phải, tuyệt đối ko trùm chăn xông như người lớn. Gừng là quan trọng nhất, các loại lá khác có thì tốt.
- Tắm nc gừng và các loại lá trên, thêm chút muối. Muối còn có tác dụng làm dịu da chữa mụn nhọt (pha muối vào nc tắm sao cho độ mặn bằng nc canh nhạt)
- Xoa dầu tràm hoặc khuynh diệp vào lòng bàn chân, cổ tay, ngực, lưng vào 3 thời điểm là sau khi tắm, trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy
- Nếu bé nào chịu cho dùng máy sấy thì sấy vào lưng và lòng bàn chân bé. Lưu ý ko quá nóng con lại bị bỏng.
- Nếu bé bị mũi nhiều thì rửa mũi (nếu bé quen, và mẹ nắm chắc kỹ thuật rửa. Nếu ko chắc thì ko nên rửa vì dễ lên tai gây vtg)
- Nếu ít mũi thì nhỏ nmsl ấm hoặc xịt cá heo. Khi nhỏ nmsl thì mát xa mũi bằng cách vuốt sống mũi, day ấn vào 2 điểm bên cạnh 2 lỗ mũi
- Nếu mũi đặc thì nhỏ mũi cho loãng rồi hút.
- Hút mũi nhẹ, nhỏ nmsl, vừa nhỏ vừa hút. Nhỏ mũi xong day ấn cánh mũi vài giây
- Khí dung (theo chỉ định của bác sĩ)
- Tự vỗ long đờm tại nhà, khi vỗ mông cao hơn đầu để khi mà đờm long ra thì nó xuôi ra cổ họng, sau đấy bé có thể nôn ra hoặc nuốt xuống, vỗ nhẹ và nhanh ngày 3 lần mỗi lần 3-4 phút
- Nướng tỏi hoặc gừng hoặc hành tăm để hơi ấm rồi sát vào chân, sau đó đi tất, 1 đêm làm 2 lần. Hoặc cách khác: đi 1 lớp tất cho bé, sau đó đặt 1 miếng gừng vào lòng bàn chân rồi dán Ugo cố định
Mới chớm thì làm ngay nhanh khỏi
- Mới chớm ho mũi, cho uống các loại siro dân gian
- Mát xa chân tay:
. Nếu bé bị ho và các vấn đề về hô hấp trên, hãy mát xa giữa lòng bàn tay bé theo chuyển động hình tròn bằng ngón tay cái của bạn và xoa bóp ngón tay áp út.
. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị viêm phổi hoặc ho nếu bạn mát xa phần đệm trên của bàn chân (phần gần ngón chân) - nơi có các dây thần kinh nối với phổi. Bạn có thể mát xa hai chân cùng một lúc. Cách mát xa: Hãy xoa bóp chúng bằng cách vẽ các hình xoắn ốc từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ. Hoặc sử dụng ngón tay tạo ra một lực nhẹ nhàng giống như bước đi trên chân bé từ dưới lên trên cùng trong khu vực này.
. Mát xa mặt dưới các ngón chân trị sổ mũi, nghẹt mũi: Trung tâm của mỗi ngón chân được kết nối với các xoang cạnh mũi. Bạn có thể sử dụng những điểm này để giúp bé giảm nghẹt mũi hoặc hạn chế chảy nước mũi. Cách mát xa: Cách làm rất đơn giản, một tay bạn giữ bàn chân của bé, sử dụng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay còn lại nắm lấy từng ngón chân để xoa bóp nhẹ nhàng ở điểm trung tâm mỗi ngón theo chuyển động tròn bằng ngón tay cái.
- Uống nc cam tăng đề kháng. Dưới 1 tuổi thì pha nc, đường rồi hấp lên, trên 1 tuổi uống trực tiếp hoặc pha thêm nước.
- Uống thuốc tăng đề kháng đầy đủ liệu trình
- Làm theo 14 - NGUYÊN TẮC VÀNG NUÔI CON KHỎE của bác Hùng y như sau:
a. HẮT HƠI SỔ MŨI, CẢM, HO, SỐT VIÊM HỌNG: Làm càng sớm càng tốt, dùng dầu nóng và 2 ngón tay cái day bấm 2 gan bàn chân từ dưới lên, làm đi làm lại mỗi chân 15 giây rồi đổi qua chân bên kia. Mỗi chân lần lượt 3 lần, bấm mạnh vào huyệt dũng tuyền rồi đi tất dày vào trước khi đi ngủ. ngày ngủ 2 lần thì làm cả 2 lần, Làm sớm thì khỏi ngay, không khỏi là do xoa quá nhẹ không ngấm dầu nóng vào sâu được do da chân rất dày (nhớ xoa day bấm vào lòng bàn chân phải nặng tay). Bị cảm ngấm sâu rồi vẫn nên làm, kết hợp uống thuốc.
Hoặc xoa kỹ dầu nóng hoặc gừng tươi vào lòng bàn chân đi tất dày vào rồi dùng máy sấy tóc sấy nóng 2 gan bàn chân lên nhiều lần. Làm cho bé khi đi ngủ trưa và tối cực kỳ hiệu nghiệm.
Đeo khẩu trang vào cho bé rồi mới được gọi bé dậy, tiếp tục đeo khẩu trang thêm 15 – 20 phút sau khi dậy mới được tháo ra và mới có tác dụng.
Nếu trẻ quá nhỏ trùm chăn lên đầu cả mẹ và con, âu yếm, đùa nghịch, nói chuyện một lúc rồi mới bỏ chăn ra. Nhớ nhấc cao chăn lên cho khỏi ngạt nhưng vẫn phải kín gió. Mục đích quen dần với không khí bên ngoài thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết, rất khó bị cảm cúm, nếu làm tốt công việc này. Việc đeo khẩu trang sẽ bị bé rứt ra vì vướng víu, vì vậy phải bàn bạc với bé, nguyên nhân, lý do phải làm để trở thành siêu nhân, người nhện, anh hùng, rô bốt để bé hợp tác tốt. Vài ngày là bé quen không đeo vào bố cho ăn đòn làm cách nào do các bạn suy nghĩ và tìm ra cách.
b. HO DAI DẲNG CÓ ĐỜM: Làm mục 3 hoặc các cách sau: Bài thuốc với gừng chú ý trọng lượng 100ml cho người 60kg bé 10kg thì giảm tương ứng chỉ uống bằng 1/5 – 20kg uống bằng 1/3 người lớn.
Tỏi mật ong. Lấy 1 củ tỏi bóc vỏ giã nát cho vào cái chén cho 2 thìa mật ong vào, hấp cách thủy để sôi nhỏ lửa 20 phút. chia 6 lần nếu trẻ dưới 20kg chia 4 lần nếu 30kg. Lớn thì chia 2 lần. Người lớn mỗi lần 1 củ. Ngày uống 4 lần, trước khi uống lại làm nóng ấm lên hoặc pha với nước ấm. Dưới 1 tuổi tính giọt (Không tính trọng lượng) 0 - 3 tháng 10 giọt (nhớ pha loảng ra với nước ấm). 4- 6 tháng 15 – 20 giọt. 7 – 9 tháng 20 – 30 giọt. 12 tháng 30 – 40 giọt. Đếm giọt vào cái cốc pha thêm nước ấm rồi cho bé uống. Bé càng nhỏ càng phải pha loãng ra bé mới hấp thụ được.
Lá bàng: 3 - 4 lá bàng + 250ml nước lọc + 1/2 thìa ăn cơm muối, xay nát lọc lấy nước, đun sôi lên 3 đến 5 phút, để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Ngày súc miệng 4 - 6 lần, súc miệng thật kỹ. Trẻ nhỏ quá chưa biết súc miệng thì thấm vào khăn xô lau mồm cho bé, lau đi lau lại 2, 3 lần. Ngày lau 4 – 6 lần như vậy. Khi mang ra dùng nên làm cho ấm lên.
Có thể làm một trong các cách trên, đừng làm tất cả các bài. không được mới làm bài khác.
c. VIÊM MŨI – VIÊM TAI GIỮA – VIÊM HỌNG – VIÊM AMIDAN: Dùng nước lá bàng nhỏ mũi ngày 4 – 6 lần. Mua lọ nước muối sinh lý về đổ đi, cho nước lá bàng vào đó làm ấm lên trước khi sử dụng. Nhỏ vào 2 bên mũi mỗi bên 10 – 15 giọt, 5 phút sau làm lại lần 2 – và 10 phút sau làm lại lần 3. ngày làm 4 – 6 lần. Nhỏ vào mũi nó tự khắc vào mồm vào họng. Bé lớn hơn nên để súc miệng, ngậm kỹ một lúc càng lâu càng tốt, rồi nhổ ra. nếu có uống liều lượng nhỏ như thế cũng không ảnh hưởng gì. Viêm tai giữa: thấm vào miếng bông nhỏ đặt vào tai. Ngày thay 4 lần và nhỏ vào mũi cũng 4 lần, gọi là trong đánh ra, ngoài đánh vào. Không quá 3 ngày là khỏi. Chú ý: quan trọng nhất là những lúc sau ăn, và trước khi đi ngủ.
- Lưu ý quan trọng: luôn theo dõi tình trạng con. Đưa con đi khám kịp thời và làm theo chỉ định bác sĩ

2. Lưu ý khi cho bé uống hoặc nhỏ thuốc
. Nếu bé hay bị nôn khi uống thuốc thì khi cho uống xong, nếu thấy hiện tượng muốn nôn, mẹ chặn tay vào ngực bé với lực đủ mạnh, thuốc trào lên họng sẽ quay xuống. Chặn 1-2 giây rồi bỏ tay ra tránh làm bé khó thở, ko chặn quá mạnh nhưng ko quá nhẹ.
. Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ khi uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh: liều lượng uống, uống 2 liều cách nhau bao lâu, uống bù sau khi bé nôn như nào. Hỏi rõ bác sĩ uống đến ngày nào thì dừng. Ko tự ý dừng thuốc khi uống chưa đủ ngày vì sẽ bị nhờn thuốc rất nguy hiểm.
. Đặc biệt chú ý cách bảo quản thuốc. Vd mở nắp thì dùng dc trong bao lâu? Có cần bảo quản trong tủ lạnh hay không? Một số loại như siro ho, men tiêu hóa, hay 1 số loại nhỏ mũi chỉ dùng trong tầm 7-10 ngày một đợt điều trị.
. Không nhỏ mũi hay cho uống thuốc khi ngủ vì thuốc kích thích vào giác quan và thần kinh khiến trẻ bị động, gây co thắt thanh quản
. Ko dùng vitamin C (đặc biệt là bưởi) cùng lúc với kháng sinh vì sẽ làm mất tác dụng của kháng sinh hoặc tương tác thuốc. Nếu dùng vitamin C thì nên cách xa giờ uống thuốc
. Tuyệt đối không tự dùng lại đơn thuốc cũ vì mỗi lần bệnh mỗi khác
0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Sức khỏe
Giải đáp sức khỏe cho mẹ và bé
TÌM KIẾM