Bảo Bùm VIP
NỖI LÒNG TIÊM CHỦNG CHO BÉ VÀO MÙA DỊCH !!!

1. Em đã tiêm cho bé mũi 5 in 1 đầu tiên vào tháng thứ 2, nhưng do dịch thế này, em muốn lùi lịch tiêm mũi tiếp theo sang tháng thứ 4 có bị giảm tác dụng không?

Lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 cho trẻ em được khuyến cáo là nên tiêm khi trẻ vào 2, 3 và 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, vì tình hình dịch bệnh nên các bạn có thể lùi lịch lại 1 thời gian với nguyên tắc là mũi sau cách mũi trước du di từ 1 - 2 tháng. Thế nên, khi dịch đã hạ nhiệt thì ngay lập tức phải đi tiêm phòng ngay lập tức. Vì nếu tiêm muộn ngày nào, nguy cơ bị mắc bệnh trước khi tiêm càng tăng. Nên nhớ rằng, thời điểm tháng 3,4 này cũng là lúc phát triển của dịch cúm mùa. Cẩn thận chưa mắc covid-19 đã dính ngay ho gà rồi 😃

2. Con em chưa tiêm mũi đầu 5 in 1 vào tháng thứ 2 thì giờ bé 3 tháng tiêm được không ạ?

Tuy không an toàn như mũi 2, 3, 4 nhưng vẫn tiêm được bạn ạ. Chỉ cần đảm bao nguyên tắc tiêm 3 mũi đầu tiên trước 1 tuổi.

3. Bé bị sốt đang uống kháng sinh viêm phế quản có tiêm phòng được không?

Nhìn chung, việc dùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với các loại vắc xin, trừ vắc xin thương hàn uống. Do đó, có thể sử dụng đồng thời vắc xin và thuốc kháng sinh khi tổng trạng sức khỏe của trẻ bình thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp bé đang bị sốt, cảm cúm, đặc biệt là mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính, các bác sĩ khám sàng lọc sẽ chỉ định hoãn tiêm, chờ đến khi trẻ hồi phục sức khỏe mới tiến hành tiêm cho bé.

4. Vắc xin 5 trong 1 nên tiêm dịch vụ hay nên tiêm miễn phí?

Hiện vắc xin 5 trong 1 có 2 loại là Pentaxim (Pháp) và Quinvaxem (Hàn Quốc). Trong đó, mũi vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 được tiêm phòng ở các trạm y tế phường, xã nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được Nhà nước tài trợ (miễn phí).

Còn nếu chọn tiêm chủng dịch vụ, trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin Pentaxim 5 trong 1, với lịch tiêm tương tự như vắc xin Quinvaxem.
Điểm khác biệt giữa 2 loại vắc xin này mà các bậc phụ huynh quan tâm đó là thành phần ho gà: nếu như thành phần Ho gà trong Quinvaxem là ho gà toàn tế bào thì Pentaxim là ho gà vô bào.

Chính vì Pentaxim có chứa thành phần ho gà vô bào – ít gây phản ứng phụ sau tiêm (như sốt, đau tại chỗ, quấy khóc) hơn, nên nhiều phụ huynh chọn vắc xin dịch vụ này để tiêm cho con. Mặt khác, khi bạn chọn tiêm chủng dịch vụ, gia đình có thể chủ động thời gian hơn.

Việc chọn tiêm phòng mũi vắc xin 5 trong 1 loại nào là tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và điều kiện của gia đình. Điều quan trọng nhất là cần tiêm đủ mũi và bám sát lịch tiêm để nâng cao hiệu quả phòng bệnh của vắc xin.

5. Khoảng cách giữa các mũi vắc xin là bao lâu?

Khoảng cách các mũi còn tùy thuộc vào từng loại vắc xin. Về nguyên tắc 2 vắc xin sống giảm độc lực (vắc xin sởi-quai bị-rubella, vắc xin thủy đậu,…) có thể tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm chủng. Trong trường hợp không tiêm đồng thời thì nên cách một khoảng cách tối thiểu là 4 tuần.

Đối với các vắc xin bất hoạt (viêm gan B, viêm não mô cầu…) có thể tiêm cùng một thời điểm hoặc cách nhau 2 tuần.

Nhìn chung, vắc xin chỉ có khoảng cách tối thiểu và không có khoảng cách tối đa.

6. Làm sao để bé ít quấy khóc trong khi tiêm chủng và sau tiêm chủng?
Bạn hãy giữ bé trong lòng giúp bé bình tĩnh bằng cách vỗ về và trò chuyện với bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm bé mất tập trung bằng cách cho bé bú ti hoặc ngậm núm vú giả để bé không cảm thấy đau và ít khóc.

Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé tiêm vắc-xin kết hợp chứa thành phần vô bào, sẽ ít gây phản ứng phụ như sưng, tấy... và bé của bạn cũng sẽ ít bị quấy khóc hơn sau khi tiêm.

7. Sau dịch, em đưa bé tiêm nhiều mũi cùng 1 lúc có sao không?
Hiện nay, nhiều trẻ vẫn bị trung tâm từ chối không cho chích ngừa nhiều mũi cùng một lúc. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ có thể tiếp nhận đến 10.000 kháng nguyên (hiểu nôm na là dị vật lạ) cùng một lúc, thế nhưng tổng số vaccine trong thực tế hiện nay chưa bao giờ chiếm được một phần nhỏ khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch của trẻ.

Thực tế là ở Mỹ, bác sĩ cho tiêm một lúc 5-7 mũi chích ngừa khác nhau. Tất cả các mũi Vaccine được xếp lên khay để y tế tiêm lần lượt cho trẻ và các bà mẹ không bao giờ thắc mắc vì họ đã quen với chuyện đó.

Vậy tóm lại, tiêm nhiều bé có chịu được không. =>> Chịu được TỐT, MẠNH là đằng khác. Tuy nhiên, nếu mẹ xót con, sợ con tiêm nhiều dẫn đến đau và ám ảnh, có thể dãn lịch như câu trả lời cho câu hỏi số 6.

Còn câu hỏi nào khác trong mùa dịch này không nhỉ?... 😃

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI HỌC LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI CÙNG QUAN TÂM
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Nuôi dạy con
Chia sẻ, học hỏi cách nuôi dạy con khoa học nhất
TÌM KIẾM