Tư vấn     Ăn dặm
Co Ca VIP
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NUÔI DƯỠNG 1 EM BÉ CÓ SỞ THÍCH ĂN UỐNG

Có lẽ, biếng ăn chính là “hội chứng” đáng sợ và ám ảnh của mọi ông bố bà mẹ khi có con nhỏ. Việc này sẽ khiến bố mẹ phải đau đầu khi chọn lọc đồ ăn và mất rất nhiều thời gian cho việc ăn uống của con. Nhưng bạn đừng quá lo lắng và cảm thấy đơn độc, vì ngay cả các chuyên gia cũng phải đối phó với việc có những đứa con kén chọn đồ ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Jaclyn Reutens, một bà mẹ có hai con mới biết đi tâm sự rằng, trong quá trình rèn luyện cho con những thói quen tốt trong ăn uống, cô vẫn phải đối mặt với nhiều rắc rối và thách thức từ những đứa con của mình. Khi cô ấy nghĩ con thích những đồ ăn này nhưng bé lại phản ứng ngược lại. Chúng ngậm chặt miệng, khóc lóc, nhổ thức ăn ra khắp nơi, và nhà cửa thì như một bãi chiến trường.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng biếng ăn, kén chọn đồ ăn xảy ra, ngay từ lúc bắt đầu quá trình ăn dặm bố mẹ có thể tập cho con nhiều thói quen ăn uống lành mạnh. Ăn uống lành mạnh không chỉ là ăn đúng loại thực phẩm, chọn được nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, đảm bảo vệ sinh mà thái độ thưởng thức đồ ăn phải tích cực và vui vẻ.

Dưới đây là 8 lời khuyên để giúp trẻ có hứng thú với ăn uống hơn và tận hưởng 1 chế độ ăn uống lành mạnh.

1️⃣ Ăn uống tốt và đa dạng ngay từ khi mang thai.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen ăn uống tốt ở trẻ thực sự bắt đầu ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Nghiên cứu của tạp chí Paediatrics vào năm 2001 cho biết, những đứa trẻ nếm thử cà rốt nồng độ cao trong tử cung và trong sữa mẹ thì sau này sẽ ăn cà rốt một cách ngon miệng. Nếu bạn không thích thú với một số thực phẩm lành mạnh khi mang bầu thì cũng đừng lo, vì bạn có thể duy trì các thực phẩm theo sở thích khác hoặc tích cực ăn vặt nhiều hơn.
Vì sở thích ăn uống của trẻ không phụ thuộc duy nhất vào quá trình mang thai của mẹ mà được hình thành bởi các yếu tố khác khi chúng lớn lên nữa.

2️⃣ Làm gương cho trẻ
Dạy trẻ tầm quan trọng của việc có thái độ thoải mái, tích cực khi ăn uống. Trẻ học bằng cách quan sát và làm theo nên bố mẹ hãy tự làm gương cho con nhé.
Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Jaclyn Reutens chỉ ra rằng: "Bố mẹ nên làm mẫu cho con. Nếu bố mẹ thể hiện sự vui vẻ khi ăn rau thì có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ thấy như vậy."

3️⃣ Để trẻ tham gia vào bữa ăn gia đình
Việc để trẻ tham gia vào bữa ăn gia đình đông đủ các thành viên sẽ khiến trẻ cảm thấy vui vẻ và phấn khích hơn là tách bữa ăn của trẻ ra riêng biệt. Ngoài ra, bữa ăn gia đình là một hình thức giáo dục để trẻ biết nhường nhịn, quý trọng đồ ăn và trân trọng người đã chuẩn bữa ăn cho mình.
Dành thời gian cho bữa ăn gia đình sẽ giúp cả nhà thêm yêu thương và gắn kết hơn nữa đấy.

4️⃣ Thảo luận về thực phẩm
Trẻ luôn tò mò về mọi thứ xung quanh mình, ngay cả những thứ chúng được ăn hàng ngày. Vì vậy, mỗi bữa ăn bắt đầu từ câu chuyện về thực phẩm có lẽ là một điều vô cùng thú vị. Bạn có thể giải thích cho trẻ đây là loại thịt gì, con vật ấy được nuôi như thế nào, hoặc rau này có những dưỡng chất ra sao, tốt cho bộ phận nào của cơ thể…
Điều này không chỉ cung cấp thêm kiến thức cho trẻ mà còn khơi gợi trí tưởng tượng và hứng thú hơn với việc ăn uống.

5️⃣ Dành thời gian vào bếp cùng nhau
Việc bố mẹ hướng dẫn các bé làm những món ăn đơn giản như rau củ, cơm nắm, tráng trứng...có thể giúp con hình thành kỹ năng nấu nướng ở trẻ.
Các bạn bé thường rất thích vào bếp cùng bố mẹ. Vì một điều vô cùng đơn giản là các bạn ấy thích được gần gũi, trò chuyện với bố mẹ. Khoảng thời gian ấm áp này sẽ giúp các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết và yêu thương nhau hơn. Phụ mẹ làm bếp không chỉ khiến các bé bận rộn quên đi màn hình điện thoại mà còn là cách giúp các bạn nhỏ học tập được vô vàn thứ bổ ích và hay ho. Nhưng hơn hết, được tự tay chuẩn bị bữa ăn sẽ giúp các bé thích thú với đồ ăn hơn rất rất nhiều đó ạ.

6️⃣ Mở rộng khẩu vị cho trẻ
Thế giới ẩm thực luôn vô cùng phong phú và đa dạng, việc cho con ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn mở rộng khẩu vị cho trẻ.
Việc không phải ăn đi ăn lại một món ăn và đa dạng các bữa ăn, hình dạng, màu sắc của đồ ăn sẽ giúp trẻ tò mò, thích thú muốn được nếm thử và cũng giúp mẹ biết được sở thích ăn uống của con mình là gì.
Tuy nhiên, với các đồ ăn vặt ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: đồ ăn ngọt, nước ngọt, đồ chiên rán,...bố mẹ nên hạn chế và nói chuyện với con về những tác hại nếu như ăn quá nhiều và thường xuyên.

7️⃣ Dạy trẻ về dinh dưỡng
Mặc dù chúng ta có thể nghĩ rằng trẻ em còn quá nhỏ để hiểu về dinh dưỡng, nhưng có thể chúng sẽ làm bạn ngạc nhiên đấy.
Có nhiều đứa trẻ sẵn sàng thử một loại thức ăn mới khi được biết món ăn ấy giúp chúng phát triển những gì, đặc biệt trẻ sẽ thích hơn nếu đúng vào vấn đề mà chúng quan tâm.
Ví dụ, các bé gái có thể sẽ thích ăn cà chua vì biết rằng cà chua tốt cho da, các bé trai có thể sẽ thích ăn trứng vì trứng tốt cho cơ bắp....
Một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ về dinh dưỡng là hãy cùng trẻ đi chợ hoặc siêu thị để chọn thực phẩm. Hãy để cho con chọn thức ăn, cho con tham gia vào quá trình nấu để con biết được 1 món ăn hoàn chỉnh sẽ như thế nào và có mùi vị ra sao.

8️⃣ Không ép trẻ ăn hoặc dùng những thứ hấp dẫn để dụ dỗ
Vì lo con đói, con còi, không tăng cân nên nhiều người lớn sẽ ép hoặc làm mọi cách để dụ dỗ cho trẻ ăn. Ví dụ như: “Con không ăn là mẹ không yêu nữa đâu đấy”, “Con ăn hết bát cơm đi, mẹ sẽ mua kẹo cho con/cho con xem tivi…”

Việc ép trẻ ăn có thể sẽ gây áp lực cho con, làm cho con chán ghét việc ăn uống hoặc có thể nôn mửa hết tất cả thức ăn nếu bị ép quá mức.
Thực phẩm nên được coi là một nguồn dinh dưỡng và nguồn gốc để giúp trẻ em lớn lên khỏe mạnh, chứ không phải là một hình phạt hay giải thưởng dành cho trẻ.

Trẻ em cũng giống như người lớn, phải thật hào hứng với đồ ăn thì mới có thể ăn ngon miệng được. Vì vậy, bố mẹ nên rèn cho trẻ những thói quen ăn uống lành mạnh để trẻ có đam mê với ăn uống hơn và đối với bố mẹ bữa ăn không phải là “cuộc chiến” nữa nhé!

-Bài viết có tham khảo nhiều nguồn-

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Ăn dặm
Ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm Bé chỉ huy (BLW)
TÌM KIẾM