Thảo Nguyên VIP
THỨ TỰ ƯU TIÊN CỦA SỮA THEO ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ KHỎE MẠNH VÀ TRẺ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ

SỮA MẸ:
Đây là dòng sữa duy nhất, quý giá mà mẹ có thể dành tặng cho bé khi chào đời, khuyến khích cho các bé bú ngay mới sinh và kéo dài ít nhất đến 6 tháng tuổi, hoặc 1 tuổi, 2 tuổi hoặc xa hơn. Nếu bé đã bú sữa mẹ hoàn toàn thì không cần phải dặm thêm sữa ngoài, trừ khi có yêu cầu đặc biệt của chuyên gia sức khỏe.

SỮA CÔNG THỨC:
Đây là sữa được làm gần giống với sữa mẹ về các mặt dinh dưỡng. Nhưng thiếu các yếu tố miễn dịch so với sữa mẹ. Trong trường hợp bé không thể bú sữa mẹ 0-6 tháng, sữa công thức có thể dùng cho các bé ở độ tuổi trên.
Từ 6 - 12 tháng tuổi: sữa công thức chỉ được khuyên dùng khi bé không thể bú mẹ.
Một điều cha mẹ cũng nên biết, Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) cũng nhấn mạnh: nhiều cha mẹ nghĩ sữa công thức dành cho bé 6 tháng tuổi trở lên (follow-up formula) sẽ nhiều chất dinh dưỡng hơn và phù hợp hơn sữa mẹ vì bé lớn hơn. Suy nghĩ này là không đúng, không chứng minh khoa học nào đến hiện tại nói sữa follow-up có thể thay thế sữa mẹ. Điều này có nghĩa không có sai biệt nào về dinh dưỡng khi bé vẫn bú mẹ hoàn toàn qua 6 tháng tuổi.
Điều lưu ý: Khi bé bú mẹ hoàn toàn khi bước qua 6 tháng tuổi, bé nên có chế độ ăn cân bằng 1 số chất đạm, đặc biệt từ thịt bò, heo để gia tăng nguyên tố sắt cho bé. Bé cũng nên bổ sung thêm vitamin D 400iu/ngày

SỮA TƯƠI THANH TRÙNG NGUYÊN KEM:
Sữa tươi thanh trùng chỉ khuyên thay thế sữa công thức khi qua 1 tuổi, không thay thế sữa mẹ. So với sữa công thức, sữa tươi thanh trùng sẽ có thời gian bảo quản ngắn hơn (< 1 tháng) và phải bảo quản lạnh. Do đó, dinh dưỡng sữa tươi thanh trùng sẽ tập trung những chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn 1-2 tuổi là canxi, kali và chất béo nhiều hơn so với sữa công thức. Sữa tươi thanh trùng nguyên kem tức là chứa 3.5-4g chất béo/100ml sữa cần cho cung cấp chất béo để phát triển giai đoạn này. Bé thừa cân béo phì thì cần tư vấn chuyên gia dinh dưỡng.
Sữa tươi thanh trùng ít béo/sữa gầy không khuyên dùng trong độ tuổi này vì lượng chất béo thấp.
Lời khuyên: nên thay thế từ từ sữa công thức để bé có thời gian thích nghi. Bạn cũng không cần phải lo lắng, nếu bé không thích uống sữa tươi. Nếu vậy, thì không cần chuyển, nhưng chế độ ăn bé chú ý thêm canxi từ cá tôm, kali từ chuối, cà chua và 1 số quả mọng nước, và chất béo từ dầu và cá có dầu như cá thu, cá hồi, cá chép, và lươn.

SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG :
Sữa này giống sữa tươi thanh trùng nhưng được xử lý nhiệt cao hơn nên thời gian bảo quản lâu hơn (có thể lên 6 tháng) và không cần bảo quản lạnh vì chứa 1 số chất điều vị và bảo quản. Sữa này khuyên dùng như 1 phần trong chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng cho bé sau 2 tuổi vì sau độ tuổi này sữa không còn là dinh dưỡng chính, mà là một nguồn bổ sung canxi. Nhưng, canxi bé có thể lấy cân bằng từ nhiều nguồn khác như cá tôm, trứng, phô mai. Do đó,nếu bé không uống sữa nữa, thì mẹ vẫn có thể đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé bằng cách cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn của bé và lựa chọn một số thực phẩm giàu canxi 2-3 bữa trong tuần.

SỮA HẠT:
Thực chất không phải sữa, mà nói đúng hơn là nước ép hạt. Chất béo và một số thành phần ít hơn sữa tươi và sữa công thức. Không khuyên dùng thay thế sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa tươi cho bé dưới 2 tuổi. Dùng 1 vài dịp trong tuần cho bé từ 1 tuổi thì được.

TRẺ NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO KHI BỊ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ?
Điều này xảy ra khi cơ thể của trẻ nhận dạng và cho rằng protein sữa bò là "vật gây hại". Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thế bắt đầu chống lại nó và gây ra 1 số triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ trên da hoặc sưng mặt, mắt hoặc môi trong vòng 2 giờ sau khi uống hoặc ăn thực phẩm có chứa protein sữa bò. Triệu chứng cũng có thể là tiêu chảy, phân lỏng nhờn hoặc táo bón trong 48 giờ.
Nguyên tắc là tránh sữa bò và các sản phẩm chứa đạm sữa bò, thậm chí cả các loại sữa của động vật khác như dê.
Trẻ vẫn được khuyên bú mẹ vì sữa mẹ không gây phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị triệu chứng dị ứng khi có thành phần đạm sữa bò trong chế độ ăn của mẹ có thể vào sữa mẹ. Khi đó, bạn được khuyên theo chế độ tránh sữa bò và các thành phần chứa đạm sữa bò từ 2-6 tuần: cứ 2 tuần tránh và 2 tuần kế ăn lại và xem sự cải thiện triệu chứng của trẻ sau mỗi 2 tuần. Nếu triệu chứng không lập lại, bạn có thể quay lại chế độ ăn bình thường. Nếu triệu chứng vẫn lập lại trong những tuần giới thiệu lại thì có thể bạn cần theo chế độ tránh sữa bò và các thành phần chứa đạm sữa bò khi cho trẻ bú.
Nếu cho bé bú sữa ngoài dù có kèm sữa mẹ hay không, thì sữa ngoài phải là loại sữa thủy phân hoàn toàn hoặc không hoàn toàn (trên nhãn thường ghi là "hydrolysed"). Loại sữa này có cả loại < 6 tháng và trên 6 tháng. Với trẻ bị dị ứng sữa bò cần sử dụng sữa theo đúng độ tuổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng độ tuổi của trẻ.
Những trẻ > 6 tháng tuổi có thể phản kháng với vị của sữa này do hệ thống vị giác của trẻ phát triển và nhận ra vị của loại sữa này (thực ra nó sẽ có vị khó uống hơn các loại sữa thông thường). Lúc này, bạn có thể giới thiệu 1 lượng ít 100-200mL/ngày và tăng dần đến 600mL/ngày cho trẻ < 1 tuổi là ổn. Song song với đó, bạn bắt đầu giới thiệu ăn dặm cho trẻ.

LƯỢNG SỮA ĐƯỢC KHUYÊN THEO ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ:
* Trẻ < 1 tuổi: bú mẹ theo nhu cầu hoặc duy trì khoảng 600mL/ngày sữa thủy phân hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
* Trẻ 1-3 tuổi: bú mẹ theo nhu cầu hoặc duy trì 300-400mL/ngày sữa thủy phân hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
Trẻ duy trì đúng lượng trên thì có thể nhận đủ canxi theo độ tuổi từ sữa. Cứ mỗi 6 tháng, trẻ cần được đánh giá lại liệu trẻ có tiếp tục bị dị ứng với đạm sữa nữa không để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sữa phù hợp.
Thông thường, sau 2 tuổi, có thể điều chỉnh sang sữa hạt (loại làm từ hạt như hạnh nhân, yến mạch...). Sữa có công thức đạm đậu nành có thể giới thiệu từ 1 tuổi nếu chế độ ăn của trẻ đa dạng.

ĂN DẶM VÀ LƯU Ý VỀ THỰC PHẨM VỚI TRẺ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ
Trẻ dị ứng đạm sữa bò chỉ nên bắt đầu ăn dặm khi 6 tháng tuổi để hạn chế các dị ứng khác.
Khi bắt đầu ăn dặm, rau củ cần nấu chín và có thể thử với 1 số loại trung tính như cà rốt, khoai tây, khoai lang, chuối, trái bơ. Sau đó từ tháng thứ 7 có thể giới thiệu lòng đỏ trứng và thịt heo, đến thịt bò và thịt gà. Từ tháng thứ 10 có thể giới thiệu cá sông, lươn rồi đến cá biển và hải sản (tôm/cua) là cuối cùng trong chuỗi thức ăn.
Các loại cần tránh trong bữa ăn của trẻ dị ứng đạm sữa bò:
Sữa bò và các chế phẩm của nó đều cần được tránh như bơ, phô mai, bánh kẹo. Xem danh sách dưới comment bài viết này để chú ý các loại từ khóa có trong thực đơn hay nhãn hiệu cần lưu ý mua cho trẻ.
Khi trẻ đến trường, cũng cần lưu ý với nhà trường về các loại cần tránh. Từ 3 tuổi, bạn có thể giáo dục trẻ là không nên ăn bánh kẹo từ các bạn cho thông qua các câu chuyện được lồng ghép. Đơn giản chỉ nói cho trẻ hiểu rằng: "chế độ ăn của con hơi khác các bạn, nó có thể làm con bị ốm. Khi bạn cho con, con cám ơn bạn, có thể mời bạn lại bánh kẹo của con và ăn cùng bạn. Bánh kẹo của bạn, con đem về cho mẹ nhé!".

Tác giả: Anh Nguyen

0 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Dinh dưỡng - Món ăn
Ăn gì để vào con không vào mẹ?
TÌM KIẾM