【今日头条】SAU KHI MANG THAI, CÁC CƠ QUAN NỘI TẠNG BÊN TRONG THAI PHỤ SẼ BỊ CHÈN ÉP NHƯ THẾ NÀO?
__________
Bắt đầu từ tháng thứ 4 và tháng thứ 5 của thai kỳ, bụng của thai phụ không thể che giấu được nữa. Nó sẽ từ từ phình ra như một quả bóng căng phồng, nhiều thai phụ sẽ cảm thấy tò mò, tử cung không ngừng được mở rộng, vậy các cơ quan khi bình thường nằm trong khoang bụng sẽ ra sao? Vẫn ở tại chỗ, hay “bỏ của chạy lấy người” rồi?
Thực tế, các cơ quan trong khoang chậu và khoang bụng không muốn bị dịch chuyển vị trí đâu, nhưng chúng sẽ dần dần bị tử cung đang phát triển chèn ép, và từ từ bị ép vào rìa của khoang bụng. Với sự lớn lên của thai nhi, tử cung cũng vì vậy mà càng lớn hơn. Sự phình to của tử cung sẽ chèn ép bàng quang, trực tràng, ruột non, ruột thừa, dạ dày, phổi và các cơ quan khác, gây ra nhiều loại khó chịu khác nhau.
【Nói cách khác, tất cả các loại khó chịu khi mang thai, ngoài tác động thay đổi của hormone cơ thể phụ nữ mang thai, chủ yếu là do tử cung đang chiếm chỗ của các cơ quan nội tạng khác.】
1. 【Bàng quang】
Cơ quan đầu tiên bị chèn ép, đây cũng là nguyên nhân gây ra việc đi tiểu thường xuyên của thai phụ. Tất nhiên, việc tăng kích thước thai nhi trong ba tháng cuối của thai kì sẽ chèn ép bàng quang, gây nên việc đi tiểu thường xuyên. Trước khi mang thai, tử cung nằm giữa bàng quang và trực tràng. Trong hai tháng đầu của thai kỳ, tử cung mở rộng không ảnh hưởng đến bàng quang, nhưng đến tháng thứ 3, tử cung dần phát triển kích thước như một quả trứng và bắt đầu chèn ép vào bàng quang, nén không gian lưu trữ nước tiểu của bàng quang và kích thích cảm giác mắc tiểu của bàng quang. Trong ba tháng thứ 2 của thai kì ( tháng 4, 5, 6) thai nhi đi xuống khung chậu và tiếp tục chèn ép bàng quang một lần nữa, lần này trọng lượng tử cung tương đối lớn, do đó, mức độ chèn ép sẽ lớn hơn, bàng quang không lưu trữ nhiều nước tiểu nữa, mặc dù trong bàng quang lúc này không có nước tiểu nhưng vẫn bị kích thích đi tiểu.
Cho nên thai phụ sẽ liên tục đi vệ sinh.
2. 【Phần trực tràng】
Trực tràng trở thành cơ quan thứ 2 bị tử cung chèn ép. Giống như bàng quang, ruột phân bố 2 bên tử cung. Do sự phình to của tử cung và ảnh hưởng của hormone trong thai kỳ, nhu động của đường tiêu hoá sẽ bị suy yếu, dẫn đến nhu động ruột kém và gây ra táo bón. Chính điều này đã gây nên bệnh trĩ, cũng là nguồn gốc gây nên bệnh trĩ ở thai phụ. Do đó, khi mang thai, nên ăn nhiều chất xơ, tập thể dục nhiều hơn và đi đại tiện đúng giờ để đảm bảo độ ẩm và độ mịn của phân.
3. 【Ruột non và ruột thừa】
Là các cơ quan bị chèn ép thứ ba. Tử cung to ra trong khoang bụng bắt đầu chèn ép vào ruột non. Cấu tạo ruột non dài và quanh co, khi bị chèn ép, sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, dẫn đến chức năng tiêu hoá ở phụ nữ mang thai trở nên yếu ớt, bụng đầy hơi và cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên táo bón. Bên cạnh đó, cùng với việc cung cấp nhiều dưỡng cần thiết trong thai kỳ, ruột non sẽ bị quá tải. Nếu bị đầy hơi nghiêm trọng, tránh ăn các thực phẩm như đậu và khoai tây. Mặc dù manh tràng và ruột thừa không có tác dụng gì nhiều, nhưng dưới sự chèn ép của tử cung. Đôi khi, sẽ gây ra tình trạng viêm ruột thừa cho thai phụ.
Do đó, nếu thai phụ bị đau bụng bất thường, phải đến bệnh viện để kiểm tra.
4. 【Dạ dày】
Cơ quan thứ tư bị chèn ép. Lúc này, sàn tử cung không ngừng trồi lên và ép vào phía dưới đáy dạ dày, làm tăng khe hở giữa dạ dày và thực quản, khiến axit dạ dày và thức ăn trào ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân giải thích tại sao thai phụ bị chứng ợ nóng trong ba tháng cuối của thai kì. Do đó, trong ba tháng thứ hai và ba tháng cuối của thai kỳ, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh tạp áo lực cho dạ dày.
Tránh ăn thực phẩm kích thích tiết dịch axit dạ dày, đồng thời ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, có thể giúp giảm chứng ợ nóng. Ngoài ra, trước khi đi ngủ 3 tiếng, không nên ăn, sau bữa ăn không nên nằm ngay, điều này sẽ giúp giảm áp lực và tránh đau dạ dày.
5. 【Tim và phổi】
Trong 3 tháng cuối của thai kì, sự phình to của tử cung cũng khiến tim và phổi trong ngực bị chèn ép, tác động đến lưu thông máu và sự giãn nở cũng như co bóp của phổi, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy. Do đó, thai phụ thường cảm thấy khó thở, hơi thở nặng nhọc do lượng oxy cung cấp không đủ. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, lượng máu của thai phụ tăng 40-50%, nhịp tim tăng thêm 10 - 15 nhịp, cung lượng tim (lượng máu được tim bơm đi trong 1 đơn vị thời gian) tăng 20% -30% và khối lượng làm làm việc của tim tăng đáng kể. Khi trái tim bị chèn ép, áp lực cho tim cũng tăng lên. Ngoài ra còn có phổi. Để có được nhiều oxy cung cấp cho cơ thể, các thai phụ thường sẽ phải thở gấp và hơi thở rất nặng nề.
Trên đây là những thay đổi của các cơ quan nội tạng khi bị tử cung chèn ép trong thai kỳ. Khi mang thai, các thai phụ không chỉ phải chịu đủ loại khó chịu mà còn phải chịu trọng lượng của tử cung và thai nhi. Như đã nói, cầm một cốc nước trong một thời gian ngắn đã đủ mỏi tay, đằng này phải gánh một “quả dưa hấu” trên bụng trong hơn 280 ngày thì khó khăn cỡ nào Phụ nữ là phái yếu, vì vậy chồng và gia đình nên hiểu vợ mình nhiều hơn, để cô ấy cảm nhận được tình yêu của gia đình, cảm nhận ý nghĩa và giá trị của việc sinh con thiêng liêng đến mức nào, và hãy dành thời gian bên cạnh người bạn “đầu gối tay ấp” để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
_______________
Group Weibo Việt Nam:
www.facebook.com/groups/weibovn
Fanpage:
www.facebook.com/weibovietnam/
Dịch bởi: Tú Diệc - 厘米