Quỳnh Phương VIP
Nguồn gốc của Tết

Mọi người thường đón Tết hân hoan và coi đó là một thời khắc vô cùng thiêng liêng, ý nghĩa, là khởi đầu của một năm mới. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều không thực sự hiểu rõ về nguồn gốc và lịch sử ra đời của Tết.

Hôm nay mình viết một bài về Tết dựa trên dữ kiện lịch sử nhưng theo phong cách vui vui để các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về Tết nhé!

Tết trong sách sử

Theo lịch sử Trung Quốc, Tết Nguyên đán đã có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế.
Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Dần tức tháng Giêng làm Tết Nguyên đán (theo Âm dương ngũ hành, mỗi tháng được gắn với một màu nhất định).
Sang đến nhà Thương các quan trong triều lại thích màu trắng tinh khôi nên lấy tháng Chạp (tháng Sửu) làm tháng đầu năm.
Sau đến vua nhà Chu không rõ có bị bê đê không mà lại ưa sắc đỏ, ngài chọn tháng Tý (tháng Mười Một) làm tháng Tết.

Đến thời nhà Đông Chu, Khổng Tử tuy chỉ là một học sĩ nhưng đã có thể tuyên truyền và thay đổi ngày Tết vào một tháng cố định là tháng Dần (tháng Giêng), đây là một quyết định trí tuệ và đúng đắn, chúng ta sẽ phân tích ở phần sau của bài.

Tuy nhiên dân đen vẫn chưa hết khổ, đến thời nhà Tần thì Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (tháng 10) làm tháng Tết, rất nhiều khả năng việc điều chỉnh này có liên quan đến việc tính lương - thưởng trong triều đại của vị bạo chúa này.
200 năm sau đó vua Hán Vũ Đế nhà Hán lại đặt ngày Tết vào tháng Dần tức là tháng Giêng. Rất may là từ đó Tết không còn bị dịch chuyển sang tháng nào khác nữa.

Tại Việt Nam chúng ta không tìm thấy dấu ấn lịch sử hay khảo cổ khá sớm nào về Tết, mãi đến khi chúng ta "mượn" được chữ Hán để viết sử thì mới có những văn bản đầu tiên nói về Tết như trong "An Nam chí lược" của Lê Tắc mãi đầu thế kỷ 13.

"Tết Nguyên đán" là gì?

Tết là tiết, chữ "tiết" trong 24 tiết khí của một năm, Nguyên là đầu tiên, Đán là ngày. Tiết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của một năm nông lịch (ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch).

Văn hóa Đông Á thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước. Để phục vụ cho hoạt động canh tác nông nghiệp, các học giả giỏi Toán và Thiên văn (có thể là cả lập trình máy tính như mình) thời bấy giờ đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thừa"). Trong số đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán.

Như vậy Tết Nguyên Đán là thời khắc người dân trồng lúa kết thúc một năm lao động và chuẩn bị cho một mùa vụ mới, do vậy rất "xứng đáng" để nghỉ ngơi, vui chơi, diễn ra các hoạt động văn hoá, tâm linh khác như tế lễ, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu... Đây chính là điểm hợp lý mà Khổng Tử và Hán Vũ Đế đã phát hiện và quyết định lựa chọn thời điểm Tết trong lịch sử.

Như vậy, trong khoảng 2000 năm gần đây, Tết Nguyên đán luôn bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch.

Năm mới có khác gì năm cũ không?

Câu trả lời đáng tiếc là không. Bởi lẽ tuy đã thống nhất Tết bắt đầu từ mùng 1 tháng Giêng nhưng mỗi nơi lại làm lịch một cách khác nhau.

Âm lịch là hệ thống lịch dựa trên chu kỳ của mặt trăng xung quanh trái đất. Mặt trăng mất khoảng 29,53 ngày để hoàn tất một tháng giao hội - hiểu nôm na là từ khi mặt trăng tối thui tới khi sáng nhất vào ngày rằm và tối dần trở lại. Chính vì chu kỳ này bị lẻ như vậy nên các ngài làm lịch đã phải sắp xếp có tháng 29 ngày, tháng 30 ngày nhiều ít khác nhau, lại bổ sung thêm một số ngày nhuận, tháng nhuận... trong một số tháng, năm để đảm bảo âm lịch theo kịp dương lịch khi kết thúc một năm.

Không có chuyện tháng dài, tháng ngắn vì chu kỳ của mặt trăng là không thay đổi. Sự thực thì ngày mùng 1 không hẳn là ngày "tối thui" nhất hoặc ngày 15 chưa chắc phải ngày trăng sáng nhất. Do ở đây có sự điều chỉnh ngày để làm gần đúng của chu kỳ mặt trăng.

Nói cách khác, ngày tháng phụ thuộc khá nhiều vào các ông sắp lịch. Các ông này có thể chọn tháng Giêng có 29 ngày, tháng 2 có 30 ngày hoặc ngược lại là tháng Giêng có 30 ngày, tháng 2 có 29 ngày mà không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Thực tế cũng có một số nguyên tắc sắp ngày âm lịch được quy định để đảm bảo tiết khí và một số yếu tố khác (hồi học cấp 3 lúc làm phần mềm lịch vạn niên mình đã nghiên cứu khá kỹ). Loại âm lịch này đúng ra được gọi là "âm dương lịch" - là sự nỗ lực của các "thầy âm học" trong việc sửa đổi âm lịch cho theo kịp dương lịch và các mùa trong năm (vốn chịu sự ảnh hưởng của chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời). Các thầy đã làm việc rất tốt và duy trì được cái lịch gần như chẳng có tác dụng gì với con người ngày nay nữa - ngoại trừ để xem ngày tốt xấu và đón Tết! Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng ngày 7 và ngày 3 âm lịch là ngày xấu thì hãy nhớ rằng ngày đó là do mấy tay sắp lịch làm nhé!

Trở lại chuyện ngày 1 tháng Giêng mỗi vùng một khác nhau, có chuyện này là do các ông làm lịch chọn ngày nhuận, tháng nhuận để bù lịch theo các cách khác nhau. Sai khác nhất phải kể đến là giữa Việt Nam và Trung Quốc, trước đây 2 nước đón Tết lệch nhau vài ngày là bình thường. Năm 1985 Việt Nam đón Tết sớm hơn Trung Quốc hẳn 1 tháng, thật là hoành tráng phải không các bạn?
Những năm gần đây thì các thầy Việt Nam khôn ngoan hơn, dùng luôn âm lịch Trung Quốc mà Việt hoá, do vậy 2 nước luôn đón Tết cùng lúc, chỉ bị lệch múi giờ.

Các thủ tục chọn tuổi xông nhà, ngày giờ xuất hành có đúng không?

Câu trả lời chắc chắn là không. Vẫn theo phân tích phía trên, chúng ta thấy thời khắc bắt đầu một năm âm lịch mới chỉ là một hình thức làm tròn, điều chỉnh gần đúng và hoàn toàn do con người thực hiện. Khi một năm, một tháng bắt đầu còn không có thời điểm chính xác thì việc "bạn tuổi Thân có hợp với ngày Thìn hay không" là một câu hỏi vô nghĩa, bởi lẽ chưa chắc bạn đã phải tuổi Thân và hôm nay chưa chắc đã phải là ngày Thìn.

Tết là do con người nghĩ ra, nó cũng không phải là thời khắc gì trọng đại có thể thay đổi vận may hay số phận một con người. Nếu bạn muốn cuộc sống tốt hơn, hãy thay đổi mình từ hôm nay!

Jason D.
8 Trả Lời
Lưu lại

Tải app để tham gia
Hoặc quét mã trên điện thoại để tải
Lưu ý: Thông tin tư vấn tại Mamibabi chỉ mang tính chất định hướng, không có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ. Mamibabi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
BÀI CÙNG QUAN TÂM
XEM THÊM CHỦ ĐỀ
Dinh dưỡng - Món ăn
Ăn gì để vào con không vào mẹ?
TÌM KIẾM