Đau Đẻ Và Những Điều Mẹ Nào Cũng Cần Biết Mới Nhất 2024

4.6/5 (314 đánh giá)

Mặc dù có thời điểm dự sinh nhưng thật khó để xác định được thời điểm diễn ra dấu hiệu sắp sinh từ lúc chuyển dạ xuất hiện, mẹ phải chờ bao lâu thì mới được gặp con. Các cơn đau đẻ diễn ra thế nào? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về đau đẻ và những điều mẹ nào cũng cần biết mới nhất 2024. 

Đau Đẻ Và Những Điều Mẹ Nào Cũng Cần Biết Mới Nhất 2024

Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường quay cuồng với những câu hỏi như: Các dấu hiệu sinh diễn ra khi nào? Dấu hiệu chuyển dạ ra sao? Diễn ra ra sao?

1. Những Dấu Hiệu Của Việc Mẹ Sắp Sinh

1.1. Bụng Bầu Tụt Xuống Là Dấu Hiệu Của Việc Sắp Sinh

Vài tuần trước khi con chào đời, bé sẽ bắt đầu dịch chuyển xuống phía dưới khung chậu. Ở thời điểm này, cảm giác khung xương chậy sẽ cảm thấy nặng nề hơn và mẹ sẽ đi lại khó khăn hơn.

Lúc này, mẹ cũng sẽ cảm thấy dễ thở hơn bởi lúc này thai nhi không còn chiếm không gian phổi. Đồng thời giảm áp lực lên thai lên lồng ngực.

1.2. Khi Cổ Tử Cung Bắt Đầu Mở

Khi cổ tử cung mở, mẹ bầu nên chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được thấy cổ tử cung mở rộng hơn trong vài ngày. Mẹ cũng nên đến bác sỹ để kiểm tra độ mở tử cung.

1.3. Ngừng Tăng Cân

Vào cuối của thai kỳ, cân nặng của mẹ thường có xu hướng chậm lại, tụt kg. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Sự sụt cân này có thể là do lượng nước ối giảm xuống, chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn.

1.4. Cảm Thấy Uể Oải Và Muốn Nằm Nghỉ

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ thường sẽ có cảm giác mệt mỏi bởi lúc này bụng to, cồng kềnh. Điều này khiến mẹ khó có thể ngủ ngon giấc vào ban đêm hay những tuần cuối của thai kỳ. Bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ, mẹ hãy tranh thủ ngủ một chút để lấy sức mẹ nhé!

1.5. Bị Chuột Rút Và Đau Lưng Nhiều Hơn

Khi mẹ cảm thấy bị chuột rút nhiều hơn, đau hai bên háng và phần lưng nhiều. Thì đây chính là biểu hiện của việc sắp sinh. Lúc này, các khớp cơ ở vùng xương chậu và tử cung bắt đầu được kéo căng ra để chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi.

1.6. Các Khớp Bắt Đầu Được Dãn Ra

Trong thai kỳ, các hoocmon relaxin giúp các dây chằng trở nên mềm và dãn ra hơn. Đừng lo lắng quá nhiều mẹ nhé, bởi đây chỉ là dấu hiệu hay một phản ứng tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng và dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất.

1.7. Tiêu Chảy

Khi các cơ ở cổ tử cung bắt đầu dãn ra, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này vô tình làm cho toàn bộ các cơ được nghỉ ngơi, bao gồm cả trực tràng. Chính điều này sẽ khiến cho mẹ đi tiêu lỏng hơn. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng mẹ nhé!

1.8. Dịch Nhầy m Đạo Thay Đổi Màu Sắc Và Độ Kết Dính

Những ngày trước khi sinh, có thể mẹ sẽ cảm thấy dịch tiết ở phần âm đạo ra nhiều hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm.

Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu.

1.9. Các Cơn Co Thắt Ngày Càng Mạnh Và Liên Tục

Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. Các dấu hiệu rõ rệt như:

  • Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế
  • Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
  • Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

1.10. Vỡ Nước Ối

Nhiều mẹ bầu thường hay lầm tưởng rằng nếu vỡ nước ối thì con sẽ chào đời ngay sau đó. Tuy nhiên điều này không phải đâu mẹ nhé, chỉ có 1 số ít thôi. Còn lại phần đông mẹ bầu khác thường mất vài giờ mới bắt đầu quá trình sinh nở.

2. Các Giai Đoạn Của Việc Chuyển Dạ

Chuyển dạ là quá trình khó khăn mà mẹ bầu nào cũng sẽ phải vượt qua để chào đón đứa con của mình sau chín tháng mười ngày mang nặng. Để giúp mẹ bầu hiểu thêm về quá trình chuyển dạ. Dưới đây là các giai đoạn của quá trình chuyển dạ như sau:

Chuyển dạ sinh là một quá trình hoàn toàn sinh lý, làm cho thai nhi và phần phụ của thai (bánh nhau, màng ối và dây rốn) được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Đây là sự phối hợp giữa các chu kỳ cơn gò tử cung và sự xóa mở cổ tử cung, kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài.Thời gian của chuyển dạ sinh thay đổi tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như lực co bóp của cơn gò, ống sinh dục, tiểu khung chậu của mẹ hay cả ngôi thai, kích thước đầu thai. Ở sản phụ sinh con so, thời gian chuyển dạ thường kéo dài hơn sản phụ sinh con rạ do cổ tử cung mở chậm hơn và tầng sinh môn còn rắn chắc hơn với thời gian trung bình là 16 đến 24 giờ trong khi con rạ chỉ 8 đến 16 giờ.

Một cuộc chuyển dạ gồm 3 giai đoạn:

2.1. Giai đoạn 1: Xoá mở cổ tử cung

Giai đoạn này thường được tính từ lúc xuất hiện cơn gò đầu tiên cho đến khi tử cung được mở trọn.

2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn sổ thai

Giai đoạn này bắt đầu tính từ lúc cổ tử cung mở trọn cho đến khi thai nhi được sổ ra hoàn toàn.

2.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ nhau

Đây là giai đoạn được tính từ lúc thai nhi được sổ cho đến khi phần phụ cũng được sổ hoàn toàn ra ngoài. Trong giai đoạn này, gồm phần tróc nhau và phần tống suất nhau.

3. Cần Chuẩn Bị Trong Thời Điểm Chuyển Dạ

Trước thời điểm chuyển dạ, mẹ bầu nào cũng cảm thấy mong ngóng, hân hoan khi quá trình chuyển dạ chuẩn bị đến.

Tuy vậy, để đảm bảo quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ, mẹ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho bản thân. Mẹ nên quyết định sẽ sinh ở bệnh viện nào? Nên sinh thường hay sinh mổ?

Để quá trình đến bệnh viện thuận tiện hơn, mẹ cũng cần phải chuẩn bị hành trang trước vài tuần là sẽ mang theo những gì? Di chuyển đến bệnh viện bằng gì?

Đa số sản phụ không chắc chắn về quá trình chuyển dạ của mình. Mỗi người sẽ có một thời điểm chuyển dạ khác nhau, tuy nhiên mẹ nào cũng sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ khác nhau.

Cơn chuyển dạ có thể kéo dài, mới đầu mẹ chưa cần phải nhập viện vội. Khi các cơn đau cổ tử cung bắt đầu diễn ra, mẹ chưa cần phải nhập viện vội. Cho đến khi các đơn đau thắt diễn ra thường xuyên, mẹ bị vỡ ối, ra máu thì mẹ nên vào viện ngay lập tức.

4. Dấu Hiệu Của Việc Chuyển Dạ Thật Và Chuyển Dạ Giả

4.1. Dấu Hiệu Của Việc Chuyển Dạ Thật

Khi mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được các cơn đau bụng, đau lưng. Mẹ lấy tay sờ vào bụng và thấy bụng gò cứng dưới bàn tay. Cơn đau kéo dài 20-30 giây, nghỉ 3-4 phút rồi lại xuất hiện (trong 10 phút có thể có 2-3 cơn đau bụng). Các cơn đau bụng ngày một tăng dần lên, không có dấu hiệu ngừng đau. Khi đã vào cơn đau bụng chuyển dạ sinh thật sự, thì cơn đau bụng liên tục ngày một tăng dần, đều đặn. Khi có cơn đau bụng thì thành bụng của mẹ sẽ xuất hiện cơn gò cứng, mẹ cảm nhận được khi sờ tay vào thành bụng. Cơn gò tử cung ngày càng tăng về tần số và cường độ.

Bên cạnh đó, lúc này mẹ sẽ thấy ra nhớt hồng ở âm đạo. Bởi dưới tác dụng của cơn co tử cung, nút nhầy được thoát ra hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng.

Khi mẹ đến bệnh viện, được các bác sĩ chuyên khoa sản khám vào đánh giá: kết quả trên monitoring sản khoa, xuất hiện cơn gò tử cung, mỗi 10 phút có 2 – 3 cơn gò, có cường độ 40 – 80 mmHg.

Khám âm đạo cổ tử cung có hiện tượng xoá mở, biểu hiện cổ trong và cổ ngoài tử cung nhập lại với nhau tạo thành một cái phên mỏng gọi là xóa và từ từ cổ tử cung mở ra. Trung bình mở 2 – 3 cm, xóa 60 -70%. Phần trình diện ngôi thai tại cổ tử cung mà bác sĩ khám xác định được đó là đầu thai nhi, thông qua túi ối, có thể xác định túi ối dẹt (túi ối dẹt, đầu thai nhi dính sát với màng ối) hoặc túi ối phồng (đầu thai nhi với màng ối có một lượng nước ối ở giữa).

4.2. Dấu Hiệu Chuyển Dạ Giả

Dấu hiệu chuyển dạ giả thường xuất hiện vào cuối thai kỳ và xảy ra trước khi sinh 4 – 6 tuần. Biểu hiện cơn gò Braxton Hicks, mẹ sẽ có cảm giác tử cung gò cứng dưới da bụng khi tay sờ vào thành bụng.

Với cơn gò Braxton Hicks, ban đầu mẹ sẽ không có cảm giác đau, nhưng càng về sau, tuổi thai lớn mẹ sẽ có cảm giác đau nhẹ, đặc tính của cơn gò Braxton Hicks là gò từng cơn không đều đặn, đôi khi co thắt có thể gây cho mẹ đau bụng, nhưng khi nằm nghỉ thì hết đau. Trong một ngày có thể có 3 – 4 cơn gò, nhưng cũng có khi ít hơn. Cơn gò Braxton Hicks giúp cho thai nhi bình chỉnh ngôi thai trong tử cung của mẹ được tốt. Ngôi thai trở nên ngôi thuận. Trong cơn gò Braxton Hicks không cần phải dùng thuốc.

Dấu hiệu chuyển dạ giả có thể nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa, biểu hiện cơn đau bụng nhiều, đau co thắt, thường xảy ra sau khi mẹ ăn hay uống một loại thực phẩm có nhiễm khuẩn.

4.3. Những Lưu Ý Dành Cho Mẹ Bầu Vào Những Tháng Cuối Mang Thai

Gần đến thời điểm ngày sinh, mẹ sẽ cần chuẩn bị đồ dùng cho cả mẹ và bé. Bởi thời gian nằm viện có thể kéo dài trong khoảng từ 3-7 ngày (Điều này còn phụ thuộc vào việc mẹ bầu sinh thường hay sinh mổ).

Mẹ cũng cần chuẩn bị thêm một số đồ dùng thiết yếu như hồ sơ giấy tờ, thông tin mà bệnh viện yêu cầu, hồ sơ khám phải (mẹ nên sắp xếp lần lượt kết quả của từng lần khám thai). Mẹ cũng nên photo chứng minh thư, sổ hộ khẩu, tiền mặt hay sổ bảo hiểm.

Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ và bố nên cùng nhau đến bệnh viện và mang theo đầy đủ các loại hồ sơ và đồ dùng cần thiết.

ĐÁNH GIÁ
4.6 / 5

Bài hay? Đánh giá ngay!
Chọn số sao
           
Gửi thành công! Cảm ơn bạn đã đánh giá!
Tư vấn 1:1 qua chat và video Zalo
Chat ngay!
- Chuyên gia hàng đầu về THAI GIÁO và GIÁO DỤC SỚM (không phải bác sĩ)
- Trực tiếp nghiên cứu và ứng dụng thai giáo, giáo dục sớm cho con trai nên các bài học có tính ứng dụng RẤT CAO, không lý thuyết hàn lâm
- CEO App Mamibabi
- Tác giả TOP sách thai giáo bán chạy tại TIKI: Rủ chồng thai giáo
- Chuyên gia Phát triển Ứng dụng cho Mẹ và bé được sử dụng bởi hàng triệu người
CÂU HỎI CÙNG QUAN TÂM
Nhận ngay 5,000+ hoạt động Thai giáo, Giáo dục sớm, Tập nói sớm, Ăn dặm VIP
Thai giáo
Giáo dục sớm
EASY, Luyện ngủ
Tập nói sớm
Ăn dặm VIP
Tư vấn 1:1
Sinh con
BÀI MỚI ĐĂNG